khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

GIÀ KHÓ TÁNH !



Hỏi: Tánh tình thường hay thay đổi theo tuổi tác cao?

Trả lời: Thật sự ra chính mối giao tiếp với người già trở nên khó khăn hơn là tánh tình của họ có vấn đề. Đúng vậy, có một lúc nào đó, hoàn cảnh họ có thể bị thay đổi vì sự ra đi của người phối ngẫu, vì bệnh tật, vì khuyết tật handicap, và vì phải nhờ cậy, lệ thuộc vào người khác . Khung cảnh gia đình thường hay bị xáo trộn lúc về già, lúc tuổi cao thêm cho dù có hay không có sự lệ thuộc vào người khác..

Hỏi: Không phải chỉ riêng có hoàn cảnh bị thay đổi mà thôi, nhưng người ta còn nhận thấy tánh tình của người già cũng có phần trở nên khó khăn hơn, vậy mình phải làm sao đây?

Trả lời: Người ta lầm tưởng rằng tánh tình thay đổi theo tuổi tác, nhưng thật ra có một sự vững bền trong đường nét chính của tánh tình trong suốt cuộc đời. Khi đề cập đến vấn đề tánh tình trở nên khó khăn, đó là ám chỉ trường hợp hung tính. Chúng ta nên cố tìm hiểu xem coi chuyện gì đã xảy ra cho cụ. Có thể có nhiều giả thuyết:

- Thứ nhứt: đó là cụ nầy từ trước giờ có tánh hay đòi hỏi, độc đoán, yêu sách, và các tánh nết nầy càng trở nên đâm nét, vững chắc thêm hơn theo thời gian, nhưng đó vẫn là tánh tình cố hữu của cụ từ trước tới giờ.

- Thứ nhì: Có thể cụ đang có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó, chẳng hạn như bệnh lú lẫn Alzheimer hay một căn bệnh đồng loại nào đó.

- Chúng ta cũng có thề đối mặt với một người đang phải chịu đựng một sự đớn đau vô ngần nào đó cho nên tánh hiền như cục bột của cụ ngày xưa đã bị thay đổi. Sự đớn đau có thể liên quan đến bệnh tật, đến sự lệ thuộc, do sự mất khả năng tự lập hay do tuổi tác quá cao.

Trong hoàn cảnh nầy chúng ta cũng cần nên nghĩ tới vấn đề trầm cảm nếu tánh khó của cụ có kèm theo các dấu hiệu như việc khép mình , buồn bã, không màng đến bất cứ một việc gì cả, giảm hoạt động không phải vì khó khăn thể xác hay vì mất năng lực. Trường hợp nầy cụ cần nên đi khám bác sĩ chuyên môn.

Hỏi: Nhưng tại sao người ta trở nên khó tánh hơn khi về già? Nói tóm lại, người ta có thể bị trầm cãm hồi còn trẻ, trải qua nhiều giai đoạn khổ đau, bệnh nặng…

Trả lời: Vâng, nhưng điểm quan trọng của tuổi tác cao là việc tất cả mọi người đều biết là không còn bao nhiêu thời gian nữa… Tâm trạng nầy làm khơi dậy những ân oán cũ, những chuyện xưa đồng thời cũng làm sống lại chuyện gia đình.

*Về phía cha mẹ, tuổi già làm sống lại nỗi lo sợ mình bị con cháu cũng như thân nhân bỏ rơi. Phản ứng của các cụ là hay thường xuyên bắt chẹt tình cảm nhằm mục đích làm cho bọn trẻ phải mang mặc cảm tội lỗi qua những lời nhận xét chua chát và mỉa mai chẳng hạn như : “ mình lúc nào cũng chỉ có một mình” “ Ah, cái điện thoại là không phải món sở trường của tụi bây (ý trách móc bọn nhỏ không còn màng đến việc gọi phone thăm hỏi ông bà cha mẹ già).

*Về phía con cái, khi còn thời gian, người ta cố gắng để đòi cho được những gì họ chưa từng bao giờ nhận được từ cha mẹ. Thí dụ, tôi nghĩ đến một bà mẹ chưa từng bao giờ nói ra lời yêu thương đối với người con gái của bà ta. Bởi lẽ nấy, cô con gái cảm thấy cô ta cần săn sóc bà mẹ nhiều hơn để mong được nghe lời nói yêu thuơng trước khi đã quá trễ.

Ngoài ra cũng cần phải nói đến những xung đột, tranh chấp ngầm trong nội bộ anh chị em với nhau. Nếu tôi có cảm tưởng đã bị hất hũi, thiệt thòi lúc xưa về mặt tình cảm yêu thương từ cha mẹ thì lúc này mình cần phải cố gắng để có được nhiều tình yêu hơn các anh chị. Yêu sách về tiền bạc thường được xem như một sự tìm kiếm tình thương và sự biết ơn.

Lúc nầy là lúc căng thẳng thường hay xảy ra, vì tất cả con cháu trong gia đình có thể nghĩ rằng họ là nạn nhân đã bị thương tổn và thiệt thòi nhiều về về mặt tình thần, cho dù dưới những hình thức khác nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét