khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Tà Quyền Khiếp Nhược- Tác giả Lê Duy San



Giáo sư Nguyễn Gia Tường sinh năm 1896 tại Hà Nội, Việt Nam trong một gia đình nho giáo và đông con. Cụ có hai người em trai là Họa sĩ sơn mài Nguyễn Gia Trí và Kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức, người đã thiết kế, tái tạo tại Thủ Đức ngôi Chùa Một Cột.

Cụ tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội, thời Pháp gọi là Ecole Normale Supérieure và làm giáo sư  trường Bưởi, Hà Nội, lúc đó gọi là Lycée du Protectorat. Cụ dạy môn Vạn Vật (Sciences naturelles). Niên khoá 1945-1946, Trường Bưởi được đổi tên thành trường Trung Học Chu Văn An và cụ được cử làm Hiệu Trưởng. Trong thời gian làm Hiệu Trưởng, cụ được học trò rất qúy mến và kính trọng.

Cụ có tinh thần yêu nước rất cao. Thời kỳ sôi động chính trị tại Hà Nội những năm 1945-1946, cụ là một trong những trí thức đã sớm nhìn thấy bộ mặt Cộng Sản độc tài của nhóm Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu ... Cụ tham gia Phong Trào Ngũ Xã, có trụ sở tại « Khu Tự trị Ngũ Xã », bên Hồ Trúc Bạch Hà Nội, qui tụ những người quốc gia không chấp nhận Tổ chức Việt Minh do Hồ Chí Minh và nhóm CSVN thao túng. Vì thế cụ bị Việt Minh chú ý. Bọn chúng sợ để cụ làm Hiệu Trưởng lâu, nhóm Ngũ Xã của cụ có cơ hội bành trướng lớn, nên có ý đồ thay thế cụ. Chúng gửi giấy cho gọi cụ tới sở Công An Hà Nội, gần ga Hàng Cỏ, để điều tra. Thời đó bị Công an Việt Minh mời tới để điều tra là có thể bị giam giữ và thủ tiêu.

 Cụ Tường biết Việt Minh muốn kiếm cớ bắt mình nên khi cụ đi, thầy giơ cao tấm giấy mời của Công An cho mọi người biết là cụ phải tới trình diện Công An. Các học sinh Chu Văn An biết tin liền bảo nhau đi theo cụ. Lúc đầu chỉ có một vài chục học sinh, sau số học sinh theo cụ càng lúc càng đông lên đến mấy trăm người, giống như một cuộc biểu tình phản đối Công An. Công An Việt Minh sợ qúa đóng chặt cửa, chiã súng ra ngoài dọa nạt. Cụ Tường giơ cao tấm giấy mời nói:

 - Các ông cho mời tôi tới, sao không mở cửa cho chúng tôi vào ?

Bọn Công An trả lời:

 - Chúng tôi chỉ mời mình cụ, thì chỉ mình cụ vào được thôi. Các học sinh phải ở ngoài. Thầy Tường trả lời:

 - Các em học sinh đây theo tôi chỉ muốn biết rõ chuyện gì sẽ xẩy ra cho tôi mà thôi. Nếu các ông không dám cho vào thì các ông muốn hỏi gì tôi thì ra đây mà hỏi.

Bọn Công An Việt Minh bàn tán hồi lâu rồi được lệnh cấp trên ra trả lời :

 - Cụ không vào thì thôi, mời cụ về.

Các học sinh Chu Văn An reo hò thắng lợi. Cụ Tường lại dẫn đầu đám học sinh trở về trường. Nhưng ít lâu sau chúng đã cử giáo sư Dương Quảng Hàm lên thay thế.

Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ vào đêm 19/12/1946, Giáo sư và gia đình bị kẹt lại tại Hà Nội và không tản cư được ra hậu phương. Nhưng đây có lẽ cũng là điều may mắn cho cụ và gia đình vì nhờ vậy mà cụ đã không bị Việt Minh hãm hại. Thời gian khoảng 1948-1954, cụ là giáo sư tại trường Trung Học tư thục Dũng Lạc Hà Nội. Sau 1954 di cư vào Nam, cụ dạy tại trường Sư phạm Sài Gòn, môn Luân lý Chức nghiệp, cho đến khi hồi hưu.

Đầu thập niên 1980, Giáo sư Nguyễn Gia Tường được người con trai trưởng định cư tại Hayward (California, Hoa Kỳ) đón sang đoàn tụ gia đình. Năm 1986, cụ qua đời tại đây, hưởng thọ 90 tuổi.
                                     
Tưởng Niệm Thầy Bùi Đình Tuyên        
        
 Kính dâng hương hồn thày Bùi Đình Tuyên và cũng để thân tặng hai anh Nguyễn Hoàng Hải, Ngô Hữu Liễn, người đã kể cho tôi nghe những câu chuyện về thầy.
         
Năm 1954 tôi theo gia đình anh tôi di cư vào Nam. Lúc bấy gìơ trường Chu Văn An cũng di cư vào, nhưng vì chưa có trường sở riêng nên phải học nhờ trường Pétrus Ký. Vì học nhờ nên không đủ lớp; do đó các lớp từ đệ Ngũ trở xuống được chuyển sang các trường khác như Nguyễn Traĩ, Trần Lục hay Hồ Ngọc Cẩn. Tôi vì mới lên đệ Ngũ nên bị chuyển sang trường Trần Lục. Học được hai tuần lễ, tôi và Trần Kim Cát tức Họa Sĩ Đằng Giao sau này, chê tên trường, rủ nhau xin đổi sang trường Nguyễn Trãi, lấy cớ là gần nhà. Học được một năm, tới năm sau (1955) lên đệ Tứ, tôi lại xin đổi về Chu Văn An.

Lúc này trường Chu Văn An được cấp một cao ốc hai tầng lầu ở đằng sau trường Pétrus Ký. Cao ốc này trước kia là ký túc xá của học sinh nay được sửa lại cấp kỳ làm lớp học. Lớp nọ chỉ được ngăn cách với lớp kia bằng tấm carton dầy và cứng, giống như tấm ván ép mỏng, khiến lớp này có thể nhìn sang lớp khác một cách dễ dàng bằng những lỗ đục khoét nho nhỏ bởi những anh học sinh tinh nghịch.

 Mặc dầu trường đã được cất thêm dẫy nhà ngang để làm thêm lớp học nhưng vẫn không đủ chỗ cho các lớp vì các trường Nguyễn Trãi, Trần Lục, Hồ Ngọc Cẩn lúc bấy giờ chưa có các lớp đệ nhị cấp, nên các học sinh của các trường này khi lên đệ Tam đều phải chuyển sang Chu Văn An. Thế là trường Chu Văn An trở thành trường trung học đệ nhị cấp. Nhưng vì có khoảng hơn hai chục anh thuộc các lớp đệ Tứ năm trước thi trượt Trung Học Phổ Thông, lại không đủ điểm lên đệ Tam, nhà trường không biết tống khứ đi đâu nên đành phải mở thêm một lớp đệ Tứ và lớp này được thày Tổng Lãng ưu ái tống vào căn phòng ngay đầu cao ốc, cạnh cầu tiêu.

Trong cái xui cũng có cái hên. Chính vì phải học phòng này mà chúng tôi lại luôn luôn có dịp được chiêm ngưỡng dung nhan của các chị nữ sinh đệ Nhất đi qua đi lại mỗi khi phải vào nhà vệ sinh, trong đó có người đẹp tóc dài Hoàng thị Châu Quy, chị của Hoàng Cơ Định.

Tôi còn nhớ, trong lớp tôi hồi đó có Nguyễn Đức An, sau này là bác sĩ y khoa, hiện đang hành nghề ở Florida, Hoàng Cơ Định, sau du học ở Pháp đậu Tiến Sĩ Hóa học và có thời kỳ là Giám Đốc trường Cao Đẳng Hóa Học ở Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ, Saigon. Trần Lam Giang hiện ở Sacramento, Nguyễn Tân Văn hiện ở Nam Cali, Trần (?) Văn Khải, lúc đó cũng khá lớn tuổi, biết chơi đàn Guitar, Nguyễn Văn Quyên, các anh này sau hành nghề dạy học, Nguyễn Long, đã chết ví tai nạn ngay sau khi đậu Tú Tài I, Phạm Huấn, đang học dở dang thi vào Đà Lạt lên tới Thiếu Tá, Trần văn Khẩn v.v…

Tôi còn nhớ, các giáo sư dậy năm đó gồm có : thầy Trần Văn Maị, thân phụ của anh Trần Lam Giang, dậy Việt Văn, thầy Bùi Đình Tấn dậy Pháp Văn, thầy Trần Trọng San,  dậy Sử Điạ, thầy Hoàng Đình Thanh dậy Anh Văn, thầy Nguyễn Ngọc Quỳnh, dậy Vạn Vật, thầy Chung Quân dậy Nhạc và thầy Bùi Đình Tuyên dậy Lý Hóa; còn các môn khác như Tóan, Công Dân, Hán Văn thì tôi không nhớ thầy nào đã dậy.

Tôi không thuộc loại học trò nghịch ngợm, chẳng bao giờ dám cúp cua, nghỉ học, cũng chẳng bao giờ dám đánh lộn chứ đừng nói chuyện chọc thầy, trêu bạn, nên tôi cũng chẳng bao giờ bị thầy trách mắng hay quở phạt. Chỉ mỗi một lần thấy thầy Tuyên lấy kem (?) xoa xoa lên mặt, tôi thấy lạ, nhìn thầy chăm chú, nên bị thầy la :

- Anh kia, nhìn cái gì ?

Tôi thấy thầy mắng cũng hơi vô lý, nhưng tôi không dám có phản ứng gì, chỉ yên lặng nhìn đi chỗ khác. Sau năm đệ Tứ, tôi không còn được gặp thầy nữa . Mãi tới khi tôi trúng tuyển kỳ thi nhập ngạch Thẩm Phán và được bổ nhiệm làm Tùy Viên Công Tố, một chức vụ đầu tiên của ngạch Thẩm Phán, tại tòa Sơ Thẩm Saigon, phải đi chào tất cả các Thẩm Phán đàn anh, tôi mới biết thầy đã đổi nghề và đang làm Thẩm Phán xử án tại tòa Sơ Thẩm Saigon.

Tôi rất mừng vì trong cái danh sách Thẩm Phán mà tôi phải đi chào, chỉ có mỗi mình thầy là người tôi biết. Thầy ngồi trong một căn phòng nhỏ, chẳng có nhân viên nào và cũng chẳng có tùy phái. Trông thầy vẫn như xưa, mặc dầu đã gần cả chục năm tôi mới được gặp lại thầy. Vẫn quần áo giản dị, vẫn dáng điệu thong dong. Sau khi chào thầy, tôi tự giới thiệu và nói rõ lý do tôi tới thăm thầy. Thầy vui vẻ giơ tay bắt tay tôi và nói :

- Chết, anh đừng xưng hô như vậy nữa. (Ý thầy muốn nói tôi đừng gọi thầy là thầy và đừng xưng là con với thầy). Bây giờ anh cũng là Thẩm Phán rồi. Xin chúc mừng anh và chúc anh may mắn.

Nghe thầy nói vậy, tôi chẳng còn biết xưng hô với thầy ra sao nữa. Tôi chỉ biết vâng vâng, dạ dạ, rồi chào thầy, kiếu từ đi ra. Vừa đi tôi vừa suy nghĩ cách xưng hô với thầy. Gọi thầy bằng ông chăng ? Không được, vì gọi thầy bằng ông mà lại xưng tôi với thầy thì nghe vừa xa lạ lại vừa vô lễ. Gọi thầy bằng anh và xưng em với thầy chăng ? Nghe có vẻ thân mật hơn, nhưng thấy nó cũng vẫn có vẻ vô lễ, không được. Tôi thấy thật khó qúa. Vậy mà tôi không hiểu tại sao có những anh vừa mới rời khỏi trường Chu Văn An được vài năm, rồi trở lại dậy học, lại có thể gọi thầy cũ của mình, ngay cả những ông thầy có thể sinh ra họ, là anh và xưng tôi một cách ngon lành, không ngượng miệng.

Tôi làm việc ở toà Sơ Thẩm Saigon được khoảng ba năm rồi được cử đi làm Biện Lý toà Sơ Thẩm Kiên Giang.Trong thời gian làm việc tại tòa Saigon, lúc đầu tôi cũng ít khi tới thăm thày vì thấy thầy có vẻ khép kín. Tôi ít khi thấy thầy ra khỏi phòng tới phòng các đồng nghiệp khác để nói chuyện. Tới là thầy vào thẳng phòng làm việc. Hết giờ thầy ra lấy xe gắn máy đi thẳng về nhà, không bao giờ tôi thấy thầy đi chơi với anh em.

Ít lâu sau, tôi làm thân được với mấy đồng nghiệp lớn tuổi và đồng khóa với thầy, tôi mới dám thỉnh thoảng cùng họ tới thăm thày. Các ông này cũng rất qúy thầỵ Vào những dịp nghỉ lễ hay Tết Nguyên Đán, các ông này còn rủ tôi tới nhà thầy bên chợ Thị Nghè để chúc Tết thầy. Thầy sống trong một căn nhà trệt, bề ngang không quá bốn thước, bề sâu không qúa hai chục thước. Có  lần tôi được thầy tặng cho cuốn “Oan hay Ưng”, một cuốn sách thầy viết về những vụ án mà thầy đã thụ lý, khi thầy làm Biện Lý, mà thày đã truy tố, làm Dự Thẩm mà thày đã điều tra hay khi thầy làm Chánh Án mà thày đã xét xử. Các ông này có cho tôi biết là thầy bị “họ” trù. “Họ” đây có nghiã là mấy ông Thẩm Phán cấp trên. Tôi lấy làm ngạc nhiên nhưng không dám tò mò hỏi thêm.

Tôi nghĩ, làm Thẩm Phán mà bị trù thì chỉ một trong hai lý do : bị cho là thiếu tư cách hoặc làm bậy. Thầy Tuyên không thể nào thiếu tư cách được. Thầy mà còn thiếu tư cách thì trên cõi đời này ai là người đủ tư cách ? Mấy ông Thẩm Phán cao cấp, sau này được bầu lên làm Thẩm Phán Tối Cao, tư cách chắc đã được bằng thầy không ? Còn làm bậy thì qủa thật cho tới ngày tôi từ chức và xin ra khỏi ngành Thẩm Phán để hành nghề Luật Sư, tôi cũng không nghe thấy ai dị nghị gì về tính liêm khiết của thầy. Hơn nữa một người đã có tư cách thì thường cũng không bao gìơ làm bậy. Vậy thì tại sao thầy lại bị “Họ” trù ? Sau này tôi có nghe một số các đồng nghiệp khác cho biết thêm là mấy ông Thẩm Phán cấp trên có đầu óc kỳ thị. Điều này tôi nhận thấy cũng chỉ đúng một phần, nhưng có lẽ cái lý do chính mà thày bị cấp trên trù là vì “cái tính tàng tàng, không sợ trời mà cũng chẳng nể đất” của thầy như anh Ngô Hữu Liễn nhận xét.

Trong bài “Tôi đi thăm thầy Bùi Đình Tuyên tại Vạn Hồ Thành” đăng trong Đặc San Chu Văn An bắc Cali số 3 năm 1990. Hai mẩu chuyện dưới đây do chính hai anh Nguyễn Hoàng Hải và Ngô Hữu Liễn kể lại cũng nêu lên một phần nào cái tính “tàng tàng” đó của thầy.

Anh Nguyễn Hoàng Hải kể :

“Vào khoảng năm 1962, 63 gì đó, thời còn Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi đang học y khoa. Một hôm đang học thì thấy cô em hớt hoảng chạy tới cho biết là Dũng, em tôi bị cảnh sát bắt về tội ngăn cản nhân viên công lực. Tôi hỏi thì được biết ở nhà mẹ tôi rủ mấy bà bạn tới đánh tổ tôm. Lúc đó đang có chiến dịch bài trừ cờ bạc nên cảnh sát rình rập rất kỹ. Biết thế nên bà cụ đã dặn kỹ em tôi là ai tới phải nhìn kỹ, không phải là cảnh sát hãy mở cửa. Không ngờ anh cảnh sát gọi cửa lại lắu cá, không mặc sắc phục nên Dũng ta ung dung mở cửa hỏi có chuyện gì. Tức thì,  anh cảnh sát đẩy cửa xông vào. Tiếp theo là mấy cảnh sát sắc phục từ phía xa chạy lạị. Dũng ta hoảng hốt, vừa ôm tên cảnh sát vật y ngã xuống, vừa la lớn để trong nhà các cụ có đủ thì giờ cất dấu tiền bạc :
- Cảnh sát tới, cảnh sát tới.

 Khi cảnh sát có mặc sắc phục tới rút súng ra Dũng ta mới chịu buông tên cảnh sát kia ra. Sau khi vào phòng trong khám xét, chẳng thấy tiền bạc đâu cả; bọn cảnh sát tức mình, liền buộc Dũng về tội cản trở nhân viên công lực trong khi thi hành nhiệm vụ và bắt về bóp cảnh sát.

Tôi về đến nhà thì được biết cảnh sát đã dẫn trình Biện Lý Cuộc và ông Biện Lý thụ lý vụ này không phải là ai xa lạ, mà lại chính là thầy Bùi Đình Tuyên. Tôi vội vàng lên thẳng toà, nhưng cũng không quên mang theo tấm thẻ học sinh Chu Văn An cũ. Tôi xin vào yết kiến thầy. Sau khi tự giới thiệu và nói rõ lý do, tôi sợ thầy không nhớ nên trình tấm thẻ học sinh ra. Thầy chỉ liếc qua nhưng không coi. Thầy mời tôi ngồi chiếc ghế trước bàn của thầy rồi truyền lệnh cảnh sát dẫn Dũng vào. Thầy liếc qua biên bản của cảnh sát rồi hất hàm hỏi Dũng:

- Tại sao anh lại vật lộn với cảnh sát ?

- Thưa ông Biện Lý, con tưởng cướp vì anh ta không mặc sắc phục. Dũng trả lời.

- Thế tại sao anh lại hô “Cảnh sát tới, cảnh sát tới ? thầy hỏi tiếp.

Dũng ta cứng họng không sao trả lời được. Tôi ngồi nghe thầy hỏi muốn phì cười mà không dám cười. Thầy nói tiếp :

-    Thôi , đi về. Bận sau không được làm thế nữa, nghe chưa.

Thầy cầm biên bản, phê một chữ “Xếp” rồi đưa cho cảnh sát. Tôi hú hồn, mừng muốn chết, đứng dậy cám ơn thầy rồi xin phép đi về.”

Anh Ngô Hữu Liễn cũng kể một chuyện tương tự về thầy như sau :

“Tôi nhận biện hộ cho một em học sinh bị cảnh sát bắt về tội trộm. Hồ sơ được Biện Lý chuyển qua Dự Thẩm để điều tra. Cảnh sát dẫn em học sinh này vào phòng Dự Thẩm, tôi vào theo để dự thính. Ông Dự Thẩm này lại chính là thầy Bùi Đình Tuyên, thầy học cũ của tôi ở Chu Văn An. (lúc này thầy làm Dự Thẩm, không còn làm Phó Biện Lý nữa). Sau phép xã giao, tôi được thầy mời ngồi. Một ông Lục Sự ngồi ở phía đầu bàn đã sẵn sàng để ghi chép những lời thầy thẩm vấn. Nhìn em học sinh đứng co ro nơi góc phòng, mặt tái xanh như chàm đổ. Tôi nghĩ rằng em học sinh này thế nào cũng bị thầy tống giam vì đã nhận tội ở cảnh sát. Thầy hất hàm hỏi :

- Mày làm nghề gì
?
- Thưa ông Dự Thẩm, con đi học. Em học sinh trả lời.

- Mày học lớp mấy ?

- Con học lớp đệ Tứ.
Thầy cầm tờ giấy,cây viết đưa cho em học sinh và nói :

- Viết đi.

Nói rồi thầy đọc cho em một bài toán Điện Học lớp dệ Tứ. Bài toán thật đơn giản, chỉ cần biết một vài công thức về định luật Ohm là có thể làm được. Xong thầy bảo :

- Làm đi.

Rồi thầy nói chuyện chuyện trên trời dưới biển với tôi. Tôi cũng nói chuyện về trường Chu Văn An với thầy. Thấy em học sinh đã làm xong bài toán Điện, nhưng không dám nạp, tôi phải cầm lấy chuyển cho thầy. Thầy liếc qua rồi nói :

- Mày học giỏi thế này, tại sao lại đi ăn trộm ?

Em học sinh lúng túng chưa biết trả lời sao và tôi cũng chưa kịp đỡ lời nào cho em thì thầy đã nói :

- Lần này tao cho mày về đi học. Không được đi ăn trộm nữa, nghe không ? Lần sau mà tái phạm, tao nhốt vào Chí Hòa rục xương, nghe chưa ?

Em học sinh mừng qúa, chỉ còn biết “vâng vâng, dạ dạ”. Thầy quay sang nói với ông Lục Sự :

-Làm Án Lệnh miễn tố.”

Đối với một người không ở trong ngành tư pháp và chưa từng làm việc nơi chốn pháp đình, sau khi nghe hai câu chuyện trên, có lẽ họ cũng chỉ thấy ở thầy một thái độ tàng tàng và hơi tếu tếu, nhưng đầy lòng khoan dung và nhân ái. Nhưng đối với tôi, một người đã ở trong ngành tư pháp và đã từng làm việc tại pháp đình cả chục năm, tôi còn thấy ở thầy một đức liêm khiết, một tinh thần độc lập tuyệt đối, và một lòng can đảm vô biên.

Thực vậy, có ở trong ngành tư pháp mới biết, thẩm phán tuy nói là được độc lập và có toàn quyền xét xử theo lương tâm và luật pháp. Nhưng thực tế, không mấy người hành xử được đúng như vậy.

Người thẩm phán khi xét xử rất dễ bị lầm lẫn hay sai lạc nếu không có được những đức tính như thầy. Người thẩm phán nhiều khi biết là sai mà vẫn cứ làm vì thiếu đức liêm khiết nên bị đồng tiền mua chuộc hoặc thiếu lòng nhân nên cứ chiếu luật trừng phạt bị can một cách nghiêm khắc. Người thẩm phán cũng có  thể  vì thiếu sự can đảm, sợ trách nhiệm, không dám khoan hồng cho bị can. Chính anh Ngô Hữu Liễn, khi được thầy Tuyên miễn tố cho em học sinh bị truy tố về tội trộm, đã phải thốt lên rằng :

- Thú thật, lúc đó tôi như người từ trên mây rớt xuống.

Vào giữa năm 1998, tôi được anh Ngô Hữu Liên cho biết thầy Tuyên đã sang đoàn tụ với gia đinh ở Saint Paul, Minnesota, tôi có gọi điện thoại hỏi thăm thầy. Giọng nói của thày vẫn như xưa. Thầy hỏi thăm tôi, hỏi thăm một vài đồng nghiệp, nhưng tuyệt đối thày không hỏi thăm mấy ông thẩm phán cấp trên. Tôi không nghĩ rằng thầy giận họ. Nhưng có lẽ họ cũng chẳng có gì đáng để thày quan tâm. Tôi ngỏ lời chào từ giã thầy và mong rằng sẽ có dịp được gặp lại thầy. Không ngờ chỉ mấy tháng sau tôi được tin thầy qua đời.

Nghe tin thầy mất, tôi bàng hoàng xúc động và cảm thấy thương thầy vô vàn. Mấy ai đã học bằng thầy? Mấy ai đã có lòng nhân bằng thầy? Mấy ai đã trong sạch bằng thầy ? Vậy mà sao số thầy lại vất vả như vậy? Thày làm ở bộ Canh Nông rồi sang bộ Giáo Dục. Hết bộ Giáo Dục sang bộ Tư Pháp, rồi Tối Cao Pháp Viện. Nơi nào thầy cũng không được vừa ý. Cuối cùng thầy còn phải vào nhà tù Cộng Sản mang danh là “trại Học Tập Cải Tạo” để nghe những tên Cộng Sản ngu dốt, mà trong số đó có thể có cả những tên đã được thầy khoan hồng, tha thứ, nói nhăng nói cuội suốt sáu năm trời. Bây giờ là lúc thầy được nghỉ ngơi, xa lánh bọn người ti tiện, hèn hạ và dốt nát kia thì thầy lại vội ra đi? Phải chăng thầy đã chán cái cảnh sống tạm bợ nhưng đầy bon chen, lừa lọc và giả dối trên cõi đời này? Chúc thầy tìm được những gì tốt đẹp hơn ở nơi Suối Vàng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét