khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

TRONG VEO CẶP MẮT - Tác giả Hoàng Hải Thủy



Đêm. Mò trên NET, tôi thấy tấm ảnh của Mai Thảo. Ảnh quá đẹp. Tôi chắc tấm ảnh này được ghi ở Sài Gòn những năm 1955-1960. Năm ấy Mai Thảo trẻ tuổi. Nhìn ảnh Mai Thảo trẻ, tôi nhớ Thơ Thanh Nam:

Trong veo cặp mắt chưa vương bụi
Chăn chiếu còn thơm ngát mộng trai.

 
 maithao
.

Ảnh Mai Thảo gợi hứng cho tôi viết bài này.

Cùng trong đêm qua, tôi tìm thấy bài Mai Thảo viết về: “Những ngày tháng cuối cùng của Vũ Hoàng Chương.”

Bài viết dài, tôi trích vài đoạn đăng ở đây.

Tháng 12 năm 1994 khi những bước chân lưu vong thứ nhất của tôi – như mơ, như thực – đặt trên những thảm lá vàng Virginia. Nôm na là những ngày đầu tôi đến Mỹ. Kiều Chinh, Mai Thảo đang ở Virginia. Kiều Chinh đến đọc diễn văn ở Bức Tường Đen, Mai Thảo từ Cali sang chơi. Anh chị Lê Văn mời tôi đến nhà. Tôi gặp lại Kiều Chinh, Mai Thảo ở nhà anh chị Lê Văn.

Kiều Chinh bảo tôi ngồi bên. Đưa máy ảnh cho Lê Văn, Kiều Chinh nói:

“Chụp cho anh em mình cái ảnh.”

Mai Thảo đưa bàn tay anh ra:

“Bàn tay này của tao đã đẩy ba thằng bạn tao vào lò thiêu. Tao còn thiết gì nữa.”  Ba người bạn Mai Thảo nói đó là Thanh Nam, Vũ Khắc Khoan, Hoài Bắc Phạm Đình Chương.

Mai Thảo (1927-1998), tên thật: Nguyễn Đăng Quý, bút hiệu khác: Nguyễn Đăng; là một nhà văn hiện đại Việt Nam.


thanggieng

Mai Thảo sinh ngày 8 tháng 6 năm 1927 tại chợ Cồn, thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong gia đình giàu có nhờ buôn bán và làm ruộng. Tuy nhiên, nguyên quán của ông là làng Thổ Khối, huyện Gia Lâm (xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh), nay là phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Mai Thảo học tiểu học ở trường làng, học trung học ở Nam Định rồi lên Hà Nội học ở trường Đỗ Hữu Vị; trường này sau đổi tên là trường Chu Văn An.

Năm 1945, ông theo nhà trường sơ tán sang Hưng Yên. Khi chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ năm 1946, ông theo gia đình từ Hà Nội tản cư về quê là chợ Cồn (Nam Định). Sau đó, ông rời nhà vào Thanh Hóa tham gia kháng chiến. Ông viết báo, rồi theo các đoàn văn nghệ đi khắp nơi từ Liên khu III, Liên khu IV đến chiến khu Việt Bắc. Thời kỳ này đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn chương ông.

Năm 1951, Mai Thảo bỏ kháng chiến về thành. Năm 1954, ông di cư vào Nam, gia nhập làng báo. Ông viết truyện ngắn trên các báo Dân Chủ, Lửa Việt, Người Việt… Trước kia, Mai Thảo làm nhiều bài thơ (có cả kịch thơ) từ năm 16, 17 tuổi, khi vào đây ông chuyên viết văn, không còn làm thơ nữa.
Năm 1956, ông chủ trương tạp chí Sáng Tạo, gây được tiếng vang. Năm 1966, ông chủ trương báo Nghệ Thuật, và từ 1974, ông trông nom tạp chí Văn. Ngoài ra, ông còn tham gia chương trình văn học nghệ thuật của Đài Phát Thanh Sài Gòn từ 1960 đến 1975.

Ngày 4 tháng 12 năm 1977, Mai Thảo vượt biển. Sau nhiều ngày đêm trên biển, thuyền đưa nhà văn tới Pulau Besar, Mã Lai.

Đầu năm 1978, ông được người em bảo lãnh sang Hoa Kỳ. Ít lâu sau, ông cộng tác ở tờ báo Đất Mới với Thanh Nam, ở Seatle, và một số báo khác tại hải ngoại.

Tháng 7 năm 1982, ông tái bản tạp chí Văn, làm Chủ biên Văn đến 1996, vì tình trạng sức khỏe ông trao Văn cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng.

Mai Thảo mất tại Santa Ana, California (Hoa Kỳ) ngày 10 tháng 1 năm 1998.


hình tượng
 
Từ trong cửa tối nhìn ra
Thấy gần: bóng lá, thấy xa: biển trời
Lá lay, bóng cách ngăn đời
Biển im, hình tượng cõi người không ta.
 
thủy tinh
 
Trở mình chăn chiếu mênh mông
Giấc mơ chật hẹp vẫn trong cuộc đời
Mộng ta không xóa nổi người
Ðáy đêm còn đọng tiếng cười thủy tinh.
 
kim
 
Miếng da bịt mắt thành đêm
Cây kim khâu miệng thành im lặng mồ
Tay chân, dây trói bao giờ
Da, kim, dây ấy bây giờ là ta.

MAI THẢO. Những ngày cuối cùng với Vũ Hoàng Chương.

Trích:
 
"Địa chỉ mới của Vũ Hoàng Chương nguyên là chỗ ở của gia đình thi sĩ Đinh Hùng, em vợ ông. Chỗ ở này sinh thời, Đinh Hùng, tự xưng là Đinh Công Tử, nghịch ngợm đặt tên là động Hoa Lư, trong cái ý nhà vua xưa Đinh Bộ Lĩnh dấy nghiệp ở động Hoa Lư thì Đinh Hùng đời sau cũng có một động Hoa Lư ở phường Cây Bàng, Khánh Hội, Sài Gòn. Đinh Hùng mất, vợ con ông vẫn ở, đây tên Hoa Lư vẫn còn. Nhưng từ khi Vũ Hoàng Chương dọn về ở chung, Hoa Lư còn có thêm một tên mới.
 
Đó là Gác Bút.
 
Hỏi tại sao không dùng lại tên Gác Mây của căn lầu trên vùng Phú Nhuận vừa rời bỏ, thi sĩ cười, hóm hỉnh:
 
“Đổi đời, giờ là Gác Bút mới đúng. Vì Hà Nội nó bắt ta gác hết bút lên rồi, đâu còn cho viết nữa.”
 
Thời gian này, sức khỏe của Vũ Hoàng Chương đã hết sức suy nhược và gia cảnh thì đã rớt xuống tới đáy cùng của túng thiếu cùng quẫn. Những tháng sau cùng ở Gác Mây, Phú Nhuận, ông đã đau yếu rất nhiều. Trong lồng ngực mỏng, con tim đã yếu. Trên cái vóc hạc, xế chiều đã tới. Vũ Hoàng Chương gần như không ra khỏi nhà nữa. Lên xuống mấy bậc thang lầu, cũng phải đứng lại nhiều lần để thở. Có việc phải đi đâu, bao giờ cũng phải có chị Đinh Kiều Oanh cùng đi. Ở Gác Mây anh em văn nghệ bảo nhau tới thăm ông đau yếu, đem thuốc thang tới nữa.
 
Về Gác Bút, tình trạng sức khỏe của thi sĩ càng mong manh. Những thiếu thốn vật chất, mặc dầu thi sĩ chẳng còn nhu cầu gì – ông đã bỏ thuốc phiện- càng làm trầm trọng mau chóng sự mong manh ấy. Ở Gác Bút, ông gầy teo, gần như không đi xuống tầng dưới nữa. Nhiều buổi chiều tôi tới, ông đắp một tấm chăn mỏng, nằm mỏi mệt thiêm thiếp trên mặt sàn trống trải, hình ảnh thi sĩ cuối đời hợp nhập với hình ảnh hoàng hôn thẫm mầu đang hắt hiu buông xuống ở chung quanh.
 
Điều này cũng là một lý do nữa để hàng ngày tôi lặn lội đạp xe sang thăm người Gác Bút. Thần trí ông vẫn minh mẫn, lấp lánh. Thần thái ông vẫn nhẹ nhàng ung dung. Nhưng thịt xương không phải là thần trí và thần thái. Thi sĩ đã hơn sáu mươi tuổi. Và không phải là linh cảm nữa mà là tôi đã nhìn thấy tài thơ cự phách, chẳng còn chịu ở hơn nhiều lắm nữa với đời. Những ngày tháng còn lại của Vũ Hoàng Chương ở Gác Bút là số ngày tháng cuối cùng.
 
Vậy mà, ngược nghịch, lạ lùng những ngày tháng cuối cùng này lại là thời kỳ sung sướng nhất của thi sĩ.
 
Một đêm tôi ở lại với ông thật khuya, tới sát giờ giới nghiêm cộng sản. Xã hội thê lương nằm phục bốn chung quanh vách Gác Bút. Ông đưa tôi xem một lá thư của  Trần Dần.
 
Bị trừng phạt nặng nề, bị treo bút vĩnh viễn, nhà thơ Trần Dần, tài thơ trác tuyệt nhất của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, không được vào Sài Gòn, đã gửi cho ông một lá thư đầy những lời lẽ kính trọng, như ông vẫn nguyên vẹn là thi bá của cả một thế hệ thi sĩ đã hai miền chia cách suốt 30 năm chiến tranh.
 
 Lá thư, tôi chỉ còn nhớ được câu này:
 
 “Thơ anh, thơ anh Hùng, sng muôn đi vi thi ca Vit Nam.”
 
Đêm đó, cầm nỗi kính phục của Trần Dần đối với ngôi sao Bắc Đẩu miền Nam trên tay, tôi nhìn bạn ngồi thư thái êm đềm trước mặt, đã chia xẻ được với thi ca một niềm sung sướng thống khoái vô tả. Kính phục của Trần Dần chắc còn lớn lao gấp bội. Nếu nhà thơ miền Bắc nhìn thấy được cõi thơ cuối đời và cái hiện tượng thăng hoa của tâm thức phóng thoát, ở thi sĩ!
 
Ông đưa tôi coi tiếp những thư từ bạn ông ngày trước viết vào từ Hà Nội. Thư Lưu Trọng Lư. Thư Hoàng Lập Ngôn. Thư Hoàng Cầm. Lá thư ngắn nhất của Nguyễn Tuân.
 
Vỏn vẹn:
 
 “My li hi thăm c nhân. Thư bt tn ngôn.”
 
Ông cười:
 
– Thằng Tuân ngày xưa với tao thân lắm. Khâm Thiên, bàn đèn, tao đâu nó đó, mà nó sợ. Chỉ dám dùng bốn chữ “thư bất tận ngôn.”
 
– Mày trả lời bọn họ không?
 
– Có. Thằng nào viết thư thăm, tao cũng viết lại cho phải lễ. Bằng một vài đoạn thơ.
 
Ông cười thành tiếng, ánh mắt tinh nghịch vui thú:
 
– Thằng Địch vào, nói bọn chúng nhận được thơ tao thích lắm, vác đi khoe cùng nhưng chỉ dám khoe với bạn thân. Tao trêu chúng mà. Với thằng Hoàng Lập Ngôn, tao hỏi mấy chục năm cộng sản, cái xe mê ly đãng tử có còn lăn bánh? Và bánh thực hay bánh vẽ. Thằng Tuân, tao gửi cho nó một bài thơ chữ Hán, lấy điển người xưa mừng nó vẫn là nó không bao giờ thay đổi. Nó đọc, nó hiểu, chắc  no buồn lắm. Đã đi theo Đảng, Nguyễn Tuân bây giờ còn là Nguyễn Tuân ngày trước thế nào được nữa
 
Có thêm rượu, tôi ở lại, hưởng thêm một lần nữa, cái thú ngất ngưởng ngồi xếp chân vòng tròn, đối diện với bạn, lây được cái phong cách coi đời như không của bạn, an nhiên trước mọi chuyện và thây kệ ngày mai. Kéo dài câu chuyện những lời thơ tiên tri như “Xiết bao ng vc kiếp người đó ư?”
 
Tôi kể cho ông nghe về một Hoàng Hải Thủy mới. Từ sau ngày 30 tháng 4, Thủy đóng cửa nằm nhà và tìm được một nguồn vui mới: làm thơ. Thủy dịch thơ Mỹ thành thơ Việt, dịch thơ Thủy sang Anh ngữ, chép thành một tập nắn nót, mỗi lần tôi đến mang ra đọc, cười cười như có ý nói: với thơ, tao là một thằng ngoại đạo nhưng tao thích và thơ tao đây này, hay dở bất cần. Mỗi bài thơ, Thủy đề tặng một người bạn. Thơ Thủy, tinh thần và khí thơ Nguyễn Bính, rất minh bạch. Làm thơ về nhạc Hoài Bắc, tặng Hoài Bắc, về tiếng hát Thái Thanh, tặng Thái Thanh, về những ngày nắng chiều giữa trưa của Lê Trọng Nguyễn, tặng Lê Trọng Nguyễn. Vui lắm. Coi như mỗi bài thơ là một bức chân dung, vẽ xong tặng ngay cho người mẫu."
 

Thơ HHT.

TIẾNG HÁT THANH
 
Tiếng Mẹ ru từ thưở nằm nôi
Mẹ thôi, Mẹ không hát nữa.
Tiếng Hát Mẹ nằm trong ký ức
Tung cánh bay khi Em hát cho đời.
Ngày xưa xa lắm ở bên trời
Có người xưa hát lúc đi rồi
Ba hôm tiếng hát còng vương vấn
Trên mái nhà xưa, âm chửa rơi.
Tiếng Em hát tim Anh nức nở
Hai chục năm trời Thanh chửa thôi.
Em hát khi Anh hồng tuổi ngọc.
Em hát khi Anh giấc ngủ vùi.
Em hát khi Anh chưa biết khóc.
Em hát khi Anh biết mỉm cười.
Em hát tan vàng, ca nát đá.
Em hát cho Anh thấy ngậm ngùi…
 
NẮNG CHIỀU
 
Xót mày dạ trúc, lòng tơ.
Họa cung đàn mọi, bây giờ hẳn đau.
Tóc chia hai thứ trên đầu.T
hương thì đã muộn, mà sầu lại dư.
Này Lê, này Nguyễn đều hư.
Nắng Chiếu mà gặp trời mưa thì phèo.
 
Khi được tin anh Vũ Hoàng Chương tạ thế, tôi làm bài Thơ về Anh:

Một mảnh hồng tiên trĩu ngón tay.
Hương mùa thu mất ngậm ngùi bay.
Anh vẫn Hoàng Chương, Vàng với Ngọc.
Trần ai nào lấm được trời Mây.
Người về ngôi cũ, Thơ trầm Nhạc.
Tàn lửa hồng hoang, khói Mái Tây.
Chín ngục A Tỳ, ma sửa áo.
Chín tầng Địa ngục, quỉ cung tay.
Cười vang một tiếng tan tinh đẩu.
Sáu cửa luân hồi nhẹ cánh bay.
 
Mai Thảo là người bọn Công An Thành Hồ muốn bắt mà không bắt được.


Đứng giữa: Đầu Xỏ Công An VC Mai Chí Thọ, Huỳnh Bá Thành đứng bên trái Mai Chí Thọ.

Tên Công An Huỳnh Bá Thành rất cay cú vì bọn nó bắt hụt Mai Thảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét