khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Những bài ca của Trịnh Đá Bát (trịnh công sơn) có tính cách phản chiến không? - Tác giả Hoàng Hải Thủy



Lời nhạc Trịnh công Sơn phản chiến, nhưng là thứ phản chiến không nguy hiểm. Tôi nghĩ như thế. Chúng ta đã đề cao Nhạc Trịnh công Sơn quá đáng, và đề cao như thế là chúng ta ngu muội. “Chửi TC Sơn” cũng là một hình thức đề cao giá trị của TC Sơn. Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà không mất vì cái gọi là nhạc phản chiến TC Sơn. Gọi Đá Bát là “cộng sản nằm vùng” là không đúng. Không bao giờ, không lúc nào Trịnh Đá Bát là cộng sản nằm vùng. Bọn Bắc Cộng, bọn Giải Phóng Miền Nam không bao giờ coi Trịnh Đá Bát là “người trong phe chúng.”

Chuyện này tôi đã kể rồi: năm 1980, sau 24 tháng, kéo dài trong 3 năm, bị bọn Công An VC Thành Hồ bắt, giam ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, tôi xách cái sắc dzu hành, sắc plastic xanh, mang hàng chữ trắng Pan American nhưng Made in Cho Lon, sắc đã rách, 2 hàng phẹc-mơ-tuya chê không chịu ôm nhau, trở về mái nhà xưa dzột nát và vòng tay gầy của người vợ hiền. Năm 1980 Sài Gòn ở dưới đáy của Vực Đói Rách, Hang Sầu Thảm — Đầu Âm Phủ, Cuối Thiên Đường — người Sài Gòn, từ Em Nhỏ lên Ba đến Cụ Già Chín Bó đói te tua, gần như nhà nào cũng có người đi tù, ai cũng sầu não, xanh mét.

Phan Nghị, anh bạn tôi, bảo tôi;

– Mày mới tù về, bị bọn công an Phường nó quản lý, nó gọi ra nó hỏi. Hay nó bắt đi họp ở phường, khó chịu lắm. Mày nên đến sinh hoạt ở Hội Văn Nghệ. Chẳng có gì đâu, lâu lâu có cuộc họp, mày đến họp. Bọn công an Phường có hỏi mày làm cái gì bây giờ, mày nói mày sinh hoạt ở Hội Văn Nghệ, nó khỏi bắt mày đi dự những cuộc họp cải tạo tư tưởng ở Phường hay bắt mày viết bản kiểm điểm. Nếu cần thì nhờ Vũ Hạnh nó chứng nhận cho là mày có đến sinh hoạt ở Hội.

Tôi đến Hội Văn Nghệ, lúc ấy cái Hội Thổ Tả này ở trong vi-la hai tầng, có vườn rộng, ở góc đường Tú Xương-Trương Minh Giảng. Vi-la Tây này trước Ngày Mõm Chó 30 Tháng Tư 1975 là văn phòng của một cơ quan Tình Báo nào đó của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Tôi biết đó là văn phòng cơ quan Tình Báo vì vào một buổi sáng năm 1972, hay 1973, lúc 11 giờ, tôi trên xe Vespa vừa đến cổng vi-la đó thì gặp ông Nguyễn Ngọc Linh trên xe Peugeot 505 cũng vừa đến. Tôi đến mấy toà báo đưa tiểu thuyết phơi-ơ-tông, ông Linh đánh tennis ở Hội Quán Thể Thao Sài Gòn đường Hồng Thập Tự về. Ông bảo tôi:

– Vào đây chơi.

Tôi theo ông vào vi-la. Tôi thấy ông Đặng Đức Khôi đang tiếp khách trong một văn phòng. Ông Linh cho tôi thấy trong một phòng không có đồ đạc có hai con chó bông — chó Bông là chó Lông Trắng nhưng vì cặp chó này đặc biệt nên tôi phải viết kỹ: Chó Bông Lông Trắng như Tuyết. Ông Linh vào phòng vuốt ve cặp chó, tội nghiệp cặp chó bị nhốt trong phòng kín, chúng cuồng cẳng, có người vào, chúng mừng đón rối rít. Ông Linh bảo tôi:

– Chó Alaska. Nó quen xứ lạnh, về đây nóng nó chịu không nổi, cứ phải cho nó ở trong phòng mở máy lạnh suốt ngày đêm.

Đó là thời gian Phó Tổng Thống Nguyễn Cao kỳ đi dự Hội Nghị Paris, nhân viên phái đoàn VNCH mua chó từ Pháp mang về nước hơi nhiều, nên — tôi đọc — trong mục phiếm “Nghe qua rồi bỏ” do Ký giả Tư Trời Biển viết trên Nhật báo Đại Dân Tộc, có bài phiếm trong có câu:

– Phi cơ Boeing chở nhân viên Phái Đoàn VNCH dự Hội Nghị Paris về nước trên toàn chó là chó.

Nếu không biết chuyện nhân viên phái đoàn ta mua chó Tây, chó Mỹ từ Pháp mang về nước, người đọc bài phiếm của Tư Trời Biển chắc chắn không thể hiểu tại sao ký giả Tư Trời Biển báo Đại Dân Tộc lại gọi nhân viên phái đoàn ta là Chó.

Năm 1980 — sáu hay bẩy năm sau — tôi đi trở vào vi-la ấy, bây giờ làm chủ vi-la là bọn Văn Nghệ Giải Phóng Miền Nam. Năm ấy Tổng Thư Ký Hội Văn Nghệ Thành phố Hồ chí Minh là Viễn Phương. Anh là người Nam hiền lành. Anh lên Uỷ Ban Nhân Dzân Thành Phố họp, nghe bọn Thành ủy — Thành Quỷ — Võ văn Kiệt, Phan văn Khải, phổ biến chính sách cù đinh-thiên pháo. Anh về mở cuộc họp ở Hội, làm cái trò khỉ gọi là phổ biến chính sách lại cho văn nghệ sĩ. Nghe mười, anh nhắc lại được hai, ba. Bọn gọi là văn nghệ sĩ đến dzự cũng chẳng thằng ma nào nghe anh nói.

Toàn bọn văn nghệ sĩ Sài Gòn hàng thần lơ láo, mặt trơ, trán chai lì đến đó ngồi nghe. Bọn Lơ Láo ngồi một phe, bọn Giải Phóng kê bàn đối diện. Trong một phiên họp như thế tôi thấy hai anh Trịnh công Sơn (TCS), Phạm trọng Cầu (PTC) líu ríu sau chỗ bọn Viễn Phương ngồi.

Hai anh không muốn ngồi trong hàng ghế bọn văn nghệ sĩ Quốc Gia, gọn và đúng là bọn Sài Gòn chúng tôi, hai anh không thể ngồi chung chỗ với bọn Viễn Phương. Bọn Giải Phóng cố ý không cho hai anh ngồi cùng hàng với chúng. Có mấy tên chủ toạ thì chúng kê đúng từng ấy ghế, chúng ngồi với nhau. Tôi thấy anh Trịnh công Sơn, anh Phạm trọng Cầu loay hoay một lúc rồi lấy hai cái ghế kê ngồi ở cạnh tường. Hai anh không ngồi với bọn văn nghệ sĩ Sài Gòn bại trận, đầu hàng, hai anh không được ngồi cùng hàng với bọn văn nghệ sĩ Giải Phóng.

PTC & TCS

Tôi gọi hai anh là giống “phi cầm, phi thú.” Hai anh không phải là người Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, hai anh không phải là người Giải Phóng Miền Nam.

Người phe nào cũng khinh hai anh.

Lời Nhạc Phản Chiến Nguy Hiểm Nhất là lời Nhạc Phạm Duy. Chỉ kể vài câu trong 2 bài thôi:

– Anh trở về trên chiếc băng-ca, hay trực thăng sơn mầu tang trắng. Anh trở về bại tướng cụt chân,

– Em ngại ngần dạo phố mùa xuân, bên người yêu lạnh lùng chai đá.

– Anh sẽ ra đi vào miền cát trắng. Anh sẽ ra đi, chẳng mong ngày về!



                                                             


Người lính nào nghe những lời ấy mà trái tim không đau nhói.

Đó là là loại nhạc phản chiến nguy hiểm.

Trịnh Đá Bát không bị chính quyền VNCH bắt là vì những người có thẩm quyền trong chính quyền VNCH không thèm bắt những tên con dzân hèn, cắc ké như Trịnh Đá Bát. Họ nghĩ, có thể sai:

– Bắt nó làm gì. Đáng gì mà bắt nó. Nó làm nhạc than thở chứ có gì nguy hại đâu. Lính đánh nhau, bắn giết, chết, tinh thần căng thẳng, cần có nhạc uỷ mị, rên rỉ cho thần kinh mềm lại. Không thì phát điên. Nghe rồi lại đánh nhau. Than vãn là một cách xả sú-bắp. Cũng tốt. Có lính nào đào ngũ vì nghe mấy cái bài nhạc lem nhem đó đâu.

Năm 1980, ở Sài Gòn, Lê Trọng Nguyễn nói:

– Thằng Trịnh công Sơn có phải là cộng sản đâu. Chửi nó là cộng sản, oan nó.

Tôi nói:

– Vì nó không phải là cộng sản mà nó nịnh bợ bọn cộng sản nên mới chửi nó. Nếu nó là cộng sản thì ai nói gì.

Năm 2000, Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích, có 4 câu Thơ về Trịnh Đá Bát:

Vạc bay rã cánh cuối trời,
Diễm Xưa chẳng trọn một đời thủy chung
Đá Buồn, Biển Nhớ mịt mùng.
Âm cung tiếng phản, tiếng thùng. Thế thôi.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét