khktmd 2015
Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015
Trich :” Kề Vai Mỹ Né Việt Kiều, tac gia Phạm Trần”
Ông Osius đã không cho biết nội dung thảo luận về vai trò của người Mỹ gốc Việt giữa Tổng thống Obama và ông Trọng trong quan hệ ngọai giao giữa hai nước.
Ông chi nói: “Tôi muốn chia sẻ thêm một câu chuyện, khi tôi đến California (cuộc tiếp xúc của Đại sứ Osius với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Nam và Bắc California trong 3 ngày 12, 13 và 14/07/2015), tôi đã nhận được câu hỏi Mỹ sẽ có chương trình gì để thay đổi hệ thống chính trị, chính quyền Việt Nam, tôi trả lời đó không phải là chính sách của Mỹ. Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Đây là một điều rất thực tế.
Nếu chúng tôi muốn xây dựng quan hệ với một quốc gia khác, chúng tôi không thể không tôn trọng hệ thống chính trị của nước đó. Câu trả lời của tôi là điều mà những người hỏi họ không muốn nghe, nhưng tôi phải nói rất rõ điều đó. Lợi ích của Mỹ là chúng tôi muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Việt Nam thành công thì điều đó cũng nằm trong lợi ích của Mỹ.”
Tất nhiên, khi người Mỹ gốc Việt muốn Hoa Kỳ có kế họach hữu hiệu và thực tế trong nỗ lực bảo đảm các quyền con người và quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp của nhà nước CSVN phải được chính phủ Việt Nam tôn trọng thì không có nghĩa là nhằm lật đổ chế độ.
Từ xưa tới nay, chưa bao giờ có cộng đồng người Mỹ gốc Việt nào đã chính thức yêu cầu Chính phủ Mỹ đưa ra kế họach “thay đổi hệ thống chính trị, chính quyền Việt Nam” mà có thể chỉ có những cá nhân đã hỏi ông Ted Osius như thế.
Do đó, không thể hiểu câu hỏi của ai đó với ông Osius là lập trường chung của tập thể người Mỹ gốc Việt. Ông Đại sứ Mỹ đã trả lời đúng, nhưng người Mỹ gốc Việt cũng có quyền đòi hỏi chính phủ Mỹ phải kiên quyết bênh vực cho quyền làm người của bà con, dòng họ và đồng bào Việt Nam của họ không bị chà đạp ở Việt Nam như đã và đang xẩy ra.
Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngọai giao Mỹ và các Tổ chức Nhân quyền và Tôn giáo trên thế giới biết rất rõ người dân Việt Nam đang được hưởng bao nhiêu quyền tự do và đã mất dân chủ như thế nào cho nên dù ông Nguyễn Phú Trọng có thành công vuợt bực trong chuyến đi Mỹ mà nhân dân vẫn còn bị tước bỏ các quyền hiến định thì ông mới chỉ thành công với người Mỹ.
Đại sứ Osius phản ảnh tâm tư của người Mỹ gốc Việt: “Tôi nhớ khi đến quận Cam ở San Jose, California, có những người không thích chuyến thăm này. Không phải khía cạnh nào của chuyến thăm, mà chính thực tế rằng hai nước đang xích lại gần nhau khiến họ khó chấp nhận. Vì vậy, trong những bước tiến xa hơn để hòa giải, chúng ta cần kéo vào cả những người vẫn còn tổn thương vì cuộc chiến….”
“…Xét cho cùng, quan hệ giữa hai nước đâu phải chỉ là giữa hai lãnh đạo, hai chính phủ, mà là giữa nhân dân hai nước. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt có thể đóng góp rất lớn, nhưng lòng tin vẫn là điều còn thiếu. Tôi sẽ làm mọi điều có thể, và tôi cũng biết lãnh đạo cả hai bên đều muốn làm nhiều hơn để thúc đẩy hòa giải và tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước.” (ViệtnamNet, 28/07/015)
Lòng tin mà ông Osius nói ở đây nên hiểu từ phiá người Việt ở nước ngoài, từng là nạn nhân của cuộc chiến do đảng CSVN chủ động đem quân xâm lăng Việt Nam Cộng hòa và trong 40 năm qua từ sau khi chiến tranh chấm dứt tháng 4/1975.
Dưới mắt đa số người Việt ra đi từ miền Nam thì nhà nước CSVN chưa bao giờ thật lòng muốn hòa giải hay hòa hợp với họ.
Trong suốt 40 năm qua, chưa bao giờ lãnh đạo Cộng sản có một hành động tích cực và thật lòng muốn nói chuyện với người Việt Nam ở nước ngoài. Chính sách của nhà nước, phản ảnh qua Nghị quết 36 năm 2004 (VỀ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI) không thuyết phục được ai vì chỉ nhằm kêu gọi người Việt ở ngoài đem tài năng và tiền bạc quay về “phục vụ” đất nước !
Đó là lý do tại sao ông Nguyễn Thanh Sơn, khi còn là Thứ trưởng Ngọai giao, Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài đã thất bại trong nhiều chuyến sang Hoa Kỳ không được ai muốn gặp, ngọai trừ một nhúm người thân Hà Nội hay tình nguyện phục vụ chế độ.
Nguyên do vì trong nhiều năm, đảng CSVN chì dùng chữ “hòa hợp”, muốn người Việt ở nước ngoài phải nhập vào dòng người được cai trị bởi đảng mà không có quyền họat động chính trị với đảng cầm quyền. Bằng chứng thất bại của ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hoà là trường hợp điển hình.
Chỉ mới vài năm gần đây mới thấy có tờ báo hay viên chức đảng sử dụng từ “hòa giải” khi bàn về công tác kêu gọi trên 300,000 trí thức, chuyên viên và thương gia “Việt kiều” về đâu tư giúp nước.
Tuy vậy, người ở nước ngoài vẫn hàng năm gửi về Việt Nam từ 10 đến 12 tỷ dollars để giúp bà con, dòng họ hay đâu tư vào các dịch vụ du lịch và địa ốc.
Ông Trọng và các lãnh đạo khác của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2005, đánh dấu từ chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải, chưa hòa giải được với Cộng đồng người Việt ở Mỹ. Các lãnh đạo này vẫn bị tẩy chay và phản đối vì đảng Cộng sản Việt Nam, sau 40 năm cai trị cả nước sau 1975, chưa thật lòng với ngay đồng bào trong nước, vẫn thẳng tay chà đạp nhân quyền và hạn chế các quyền tự do khác và bỏ tù những người đòi dân chủ, tự do thì làm sao hòa hợp được với người Việt Nam ở nước ngoài ?
Nếu có người Việt Nam nào tham dự các buổi tiếp đón hay chiêu đãi các Lãnh đạo Việt Nam ra nước ngòai thì đó chỉ là nhóm người của nhà nước hay thân với đảng mà thôi. Họ không phải là những người mà báo chí Nhà nước gọi là “đại diện cho cộng đồng”, hay “thay mặt cho bà con kiều bào”.
Sự khác biệt này đã chứng minh tại cuộc tiếp xúc giữa ông Nguyễn Phú Trọng và khỏang 200 người Việt Nam tại New York chiều ngày 09/07/2015.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét