khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

''Người chết ở biển'' : Hồi ức mong manh về thuyền nhân Việt Nam - Tác giả Trọng Thành



Ám ảnh khó giãi bày về người thân qua đời trong những cảnh ngộ bất hạnh là tâm trạng thường trực của rất nhiều người gốc Việt thuộc thế hệ trước 1975. Tuần san Le Nouvel Observateur dịp 30/04 năm nay có một bài viết đặc biệt về chủ đề này, mang tựa đề « Người-chết-ở-biển ». Ký ức về một người chú từng chiến đấu trong quân đội miền Nam, cuộc đối thoại với một người thân khác từng là bộ đội miền Bắc, cho thấy nhiều người Việt trong cùng một gia đình vẫn  vô cùng xa cách, cho dù bốn thập niên đã trôi qua kể từ khi đất nước thống nhất.

Trong khi thực hiện một đề tài về những người tỵ nạn Phi Châu bị chìm tàu tại Lampedusa, người phóng viên gốc Việt Doan Bui (có thể là Doãn Bùi) bất ngờ nhận được những thông tin và hình ảnh một người chú họ mất tích trên đường vượt biển, trốn khỏi Việt Nam, cách nay hơn 30 năm. Hình ảnh người chú họ 12 tuổi « với gương mặt tròn trĩnh, cặp mắt mở to, như muốn nói “hãy nhớ đến tôi’’ ! » không ngừng ám ảnh người phóng viên.

Bác sĩ trẻ Bùi Thế Cầu, thuộc thế hệ gốc Bắc di cư 1954, từng phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chiến tranh kết thúc, như cả triệu người Việt có liên quan đến chế độ cũ, ông bị đưa vào trại cải tạo. Sau hai năm đày ải, viễn ảnh tương lai khép kín, với lý lịch bị ghi phục vụ trong quân đội miền Nam, người thanh niên Bùi Thế Cầu quyết định vượt biên. Lần thứ nhất không thành công, bị bắt và bị bỏ tù hai năm. Trong cuộc ra đi thứ hai năm 1982, ông đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển.
Không còn ai nhớ về ông, ngoại trừ một người em gái. Trở lại với số phận bi thảm của ông Bùi Thế Cầu cũng là dịp để bà nhớ đến thảm kịch trên đường vượt biển của rất nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi, vì bị chặn hết đường sống tại quê hương.

« Vận rủi với sông nước »

Trở lại Việt Nam tháng 12/2014, về Langset (Làng Sét), một làng có nhiều người họ Bùi, ven Hà Nội, phóng viên Doan Bui gặp lại một người chú từng ngồi trên một chiếc xe tăng tiến vào dinh Độc lập ngày 30/04/1975, một người chưa bao giờ rời Việt Nam. Người chú tên V. có lưu giữ một cây phả hệ, trong đó về ông Bùi Thế Cầu, chỉ có một dòng duy nhất : « 1975, chết ở biển ». Về cái chết của người anh em họ, ông V. tâm sự : các bậc già cả thường nói dòng họ ông có vận rủi với sông nước, và khuyên lớp trẻ « không nên liều lĩnh bơi lội ». Một thông tin về người chú, mà người cháu phóng viên nhận được, cho thấy bơi là môn thể thao ưa thích của ông.

Le Nouvel Observateur nhắc lại, 20 năm sau khi lực lượng cộng sản miền Bắc chiếm Sài Gòn, khoảng 1,4 triệu người Việt đã chạy khỏi Việt Nam, 200.000 người mất mạng trên biển, theo số liệu của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Bài viết kết thúc với nhận xét, hiện nay rất nhiều người vẫn tiếp tục rời khỏi Việt Nam đi tỵ nạn, nhưng các « thuyền nhân » (boatpeople) Việt Nam giờ đây không còn được chú ý, như trước năm 1990, khi vẫn còn tồn tại Liên Xô và khối cộng sản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét