Bệnh tiểu đường là một loại bệnh nội tiết thông thường nhất của mọi lứa tuổi, nhất là những người có tuổi. Ðã có rất nhiều tài liệu, kể cả bằng Việt Ngữ, nói về đề tài này, nhưng vì sự phổ biến và tầm quan trọng của bệnh, thiết tưởng có nói thêm về đề tài bệnh Tiểu Ðường cũng không phải là không có ích lợi.
Thế nào là bệnh tiểu đường?
Ðây là một tình trạng đường gia tăng trong máu do cơ thể không sử dụng đường được. Chúng ta phải hiểu "đường" là glucose, một trong 3 thành phần hữu cơ của cơ thể, hai chất kia là chất đạm (protein) và mỡ (lipid). Ðối với dân Mỹ da trắng, bệnh tiểu đường chiếm độ 5% dân số, vào khoảng 16 triệu người mắc bệnh, gồm 8 triệu đàn ông và 7 triệu đàn bà, và độ 100.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi so với độ 3,5% dân Châu Á bị bệnh này.
Mỗi năm độ 650.000 trường hợp mới chẩn đoán và hơn 170.000 người chết vì bệnh tiểu đường, phần lớn do biến chứng. Người Việt chúng ta có cảm tưởng là khi di cư qua Mỹ, số người Việt mắc bệnh gia tăng nhiều, điều này không chắc đã đúng, có thể ở Mỹ, nhiều người được khám phá mắc bệnh tiểu đường do kết quả khám bệnh định kỳ đã tìm ra những trường hợp khi chưa có triệu chứng hay biến chứng lộ ra ngoài, còn ở Việt Nam, phần lớn bệnh tiểu đường được chẩn đoán sau khi đã có biến chứng như nhiễm trùng lâu lành, đau thận, tê chân tay v.v...
Mỗi năm độ 650.000 trường hợp mới chẩn đoán và hơn 170.000 người chết vì bệnh tiểu đường, phần lớn do biến chứng. Người Việt chúng ta có cảm tưởng là khi di cư qua Mỹ, số người Việt mắc bệnh gia tăng nhiều, điều này không chắc đã đúng, có thể ở Mỹ, nhiều người được khám phá mắc bệnh tiểu đường do kết quả khám bệnh định kỳ đã tìm ra những trường hợp khi chưa có triệu chứng hay biến chứng lộ ra ngoài, còn ở Việt Nam, phần lớn bệnh tiểu đường được chẩn đoán sau khi đã có biến chứng như nhiễm trùng lâu lành, đau thận, tê chân tay v.v...
Tại sao có bệnh tiểu đường?
Bệnh này liên quan đến chất Insulin trong cơ thể. Ðây là một kích thích tố được phân tiết ra từ tụy tạng (pancreas) hay còn được gọi là lá mía (có người gọi lầm là lá lách (spleen) là một cơ quan của hệ bạch huyết). Tụy tạng là một cơ quan nằm sâu trong bụng, sau dạ dày và vắt ngang xương sống lưng. Tuỵ tạng vừa là tuyến ngoại tiết tiết ra điều tố vào ruột non để tiêu hoá chất mỡ, vừa là tuyến nội tiết tiết ra Insulin vào máu. Chất Insulin có nhiệm vụ chính trong sự vận chuyển đường vào trong tế bào nhưng không có vai trò gì trong sự biến dưỡng của đường để tạo năng lượng. Vì lý do nào đó, Insulin không được sản xuất hoặc sản xuất không đủ, hoặc dù có được sản xuất ra Insulin bị cơ thể đề kháng không dùng được, chất đường sẽ không vào tế bào được và ứ đọng trong máu và thoát ra nước tiểu để sinh bệnh tiểu đường. Tuy nhiên chỉ khi nào đường huyết cao trên 180mg/dl thì đường mới xuất hiện ở nước tiểu, cho nên nhiều khi có bệnh tiểu đường mà vẫn không có đường trong nước tiểu là thế.
Có mấy loại bệnh tiểu đường?
Một cách tổng quát, bệnh tiểu đường được chia làm hai loại chính: bệnh tiểu đường loại 1, do Insulin không được sản xuất ra, và bệnh tiểu đường loại 2, do Insulin sản xuất thiếu hay cơ thể đề kháng với Insulin. Loại 1 hay xảy ra ở tuổi trẻ hơn, có thể bắt đầu từ năm mười tuổi trở lên, chiếm khoảng 10% mỗâi trường hợp, loại 2 thường xảy ra ở tuổi lớn hơn thường trên 50 tuổi, chiếm khoảng gần 90% mọi trường hợp. Về mặt di truyền, bệnh tiểu đường có thể di truyền trong gia đình, nhưng cách di truyền thế nào chưa được xác định. Phần lớn bệnh tiểu đường di truyền thuộc loại 2.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tiểu đường?
Sự chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa vào triệu chứng và thử máu và thử nước tiểu. Thường thường bệnh tiểu đường không có triệu chứng trong khoảng thời gian rất lâu. Trong một ít trường hợp điển hình, người bệnh có thể hay khát nước, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều và ăn nhiều mà vẫn ốm đi. Những triệu chứng này thực sự không phải là triệu chứng riêng cho bệnh tiểu đường. Một số trường hợp khác thì bệnh nhân hay bị mệt mỏi, suy yếu và sụt cân, mắt mờ, tê tay chân, hoặc da khô và ngứa ngáy. Phần lớn bệnh được khám phá là do thử máu định kỳ hàng năm thấy mức đường cao. Bình thường mức đường huyết lúc đói từ 60 đến 110mg/dl, khi mức đường huyết trên 126mg/dl được xem là có bệnh tiểu đường.
Trong khoảng từ 110mg/dl đến 126mg/dl là nghi ngờ có bệnh tiểu đường, cần phải làm một thử nghiệm uống đường 75gm đường và đo đường huyết sau hai giờ. Nếu đường huyết trên 200mg/dl là có bệnh. Trong khoảng gần 10 năm qua, người ta hay đo lượng Huyết sắc tố AlC (hemoblobin AlC) để thẩm định mức đường huyết trong 3 tháng qua. Ðây là một thử nghiệm rất có giá trị để kiểm soát bệnh tiểu đường trong 3 tháng qua có ổn định hay không. Thử nước tiểu không giúp cho bệnh nhân nhiều vì chúng ta dùng máy đo đường từ đầu ngón tay chính xác và tiện dụng hơn. Tuy nhiên thử nước tiểu có thể cho biết thận có bị tổn thương hay không qua chất đạm (protein) trong nước tiểu. Ngoài khám bệnh hàng năm, người ta nên truy tầm bệnh tiểu đường trong những trường hợp sau này: mập phì, có nhiều người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường, sinh con trên 9lbs (trên 4kg), áp huyết cao, cao mỡ cholesterol, hay phụ nữ có thai ở tuổi lớn hơn 25 hoặc đường huyết cao khi mang thai và sau đó trở lại bình thường sau khi sanh.
Trong khoảng từ 110mg/dl đến 126mg/dl là nghi ngờ có bệnh tiểu đường, cần phải làm một thử nghiệm uống đường 75gm đường và đo đường huyết sau hai giờ. Nếu đường huyết trên 200mg/dl là có bệnh. Trong khoảng gần 10 năm qua, người ta hay đo lượng Huyết sắc tố AlC (hemoblobin AlC) để thẩm định mức đường huyết trong 3 tháng qua. Ðây là một thử nghiệm rất có giá trị để kiểm soát bệnh tiểu đường trong 3 tháng qua có ổn định hay không. Thử nước tiểu không giúp cho bệnh nhân nhiều vì chúng ta dùng máy đo đường từ đầu ngón tay chính xác và tiện dụng hơn. Tuy nhiên thử nước tiểu có thể cho biết thận có bị tổn thương hay không qua chất đạm (protein) trong nước tiểu. Ngoài khám bệnh hàng năm, người ta nên truy tầm bệnh tiểu đường trong những trường hợp sau này: mập phì, có nhiều người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường, sinh con trên 9lbs (trên 4kg), áp huyết cao, cao mỡ cholesterol, hay phụ nữ có thai ở tuổi lớn hơn 25 hoặc đường huyết cao khi mang thai và sau đó trở lại bình thường sau khi sanh.
Tại sao bệnh tiểu đường nguy hiểm?
Bệnh tiểu đường, nghe tên bệnh không thôi thì tưởng như không có gì quan trọng, nhưng thực tế nó đưa đến nhiều biến chứng rất phức tạp nguy hiểm và khó chữa.
Những trường hợp biến chứng cấp tính như đường huyết gia tăng quá cao thường trên 400-500mg/dl lên đến trên 1000mg/dl, có thể làm bệnh nhân hôn mê và suy hô hấp do cơ thể bị khô nước do tiểu quá nhiều, do nhiễm độc chất acetone và làm máu bị acid hoá. Phần lớn các trường hợp này xảy ra vì bệnh nhân lơ là trong vấn đề trị bệnh không dùng đủ thuốc chữa bệnh, hoặc đi kèm với những trường hợp nhiễm trùng, bị căng thẳng (stress) như đi mổ chẳng hạn.
Những trường hợp biến chứng kinh niên trong bệnh tiểu đường thì rất nhiều và trầm trọng. Những biến chứng đó có thể là: biến chứng mắt, quan trọng nhất là bệnh võng mạc đưa đến mù loà, và mù do tiểu đường là nguyên nhân chính của các bệnh mù không bẩm sinh. Những bệnh mắt khác có thể là bệnh mắt cườm, liệt có vận nhãn. Biến chứng thận có thể đưa đến suy thận mãn tính, cuối cùng phải chạy thận nhân tạo và biến chứng thận do tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của tất cả các bệnh thận phải lọc thận nhân tạo. Biến chứng thần kinh ngoại biên làm tê và đau bàn tay bàn chân, có khi làm chân mất cảm giác và nhiều khi chân bị thương tổn mà bệnh nhân không hề hay biết, đưa đến nhiễm trùng trầm trọng, và nhiễm trùng vốn cũng là một biến chứng quan trọng của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân hay bị nhiễm trùng và lâu lành do sức đề kháng bị suy giảm. Phối hợp với hai biến chứng trên, biến chứng bệnh mạch máu làm nghẽn tắc mạch máu ngoại biên ở tay chân rất dễ đưa đến chân tay bị hoại tử phải cắt bỏ chân tay. Những biến chứng khác như bất lực, bệnh trầm cảm, loét chân .... Nói chung biến chứng kinh niên của bệnh tiểu đường rất trầm trọng, và một khi đã xảy ra những biến chứng này cứ từ từ tiến tới không ngăn cản được dù bệnh nhân đang sống ở trên nước Mỹ này, làm bệnh nhân không chết thì cũng bị tàn phế. Cho nên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, người bệnh phải luôn luôn cố gắng giữ mức đường ở mức bình thường càng lâu càng tốt bằng cách dùng thuốc men đầy đủ và theo sự hướng dẫn của bác sĩ của mình và không những về thuốc men, còn cả sinh hoạt hàng ngày và ăn uống cẩn thận, vận động thể dục thể thao.
Ðể kiểm soát biến chứng của bệnh tiểu đường, nên có một chương trình khám định kỳ hàng năm, khám chân và móng tay để tránh nhiễm trùng - khám răng nướu một hai lần mỗi năm - khám mắt với bác sĩ nhãn khoa (ophthalmologist) mỗi năm một lần
Những trường hợp biến chứng cấp tính như đường huyết gia tăng quá cao thường trên 400-500mg/dl lên đến trên 1000mg/dl, có thể làm bệnh nhân hôn mê và suy hô hấp do cơ thể bị khô nước do tiểu quá nhiều, do nhiễm độc chất acetone và làm máu bị acid hoá. Phần lớn các trường hợp này xảy ra vì bệnh nhân lơ là trong vấn đề trị bệnh không dùng đủ thuốc chữa bệnh, hoặc đi kèm với những trường hợp nhiễm trùng, bị căng thẳng (stress) như đi mổ chẳng hạn.
Những trường hợp biến chứng kinh niên trong bệnh tiểu đường thì rất nhiều và trầm trọng. Những biến chứng đó có thể là: biến chứng mắt, quan trọng nhất là bệnh võng mạc đưa đến mù loà, và mù do tiểu đường là nguyên nhân chính của các bệnh mù không bẩm sinh. Những bệnh mắt khác có thể là bệnh mắt cườm, liệt có vận nhãn. Biến chứng thận có thể đưa đến suy thận mãn tính, cuối cùng phải chạy thận nhân tạo và biến chứng thận do tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của tất cả các bệnh thận phải lọc thận nhân tạo. Biến chứng thần kinh ngoại biên làm tê và đau bàn tay bàn chân, có khi làm chân mất cảm giác và nhiều khi chân bị thương tổn mà bệnh nhân không hề hay biết, đưa đến nhiễm trùng trầm trọng, và nhiễm trùng vốn cũng là một biến chứng quan trọng của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân hay bị nhiễm trùng và lâu lành do sức đề kháng bị suy giảm. Phối hợp với hai biến chứng trên, biến chứng bệnh mạch máu làm nghẽn tắc mạch máu ngoại biên ở tay chân rất dễ đưa đến chân tay bị hoại tử phải cắt bỏ chân tay. Những biến chứng khác như bất lực, bệnh trầm cảm, loét chân .... Nói chung biến chứng kinh niên của bệnh tiểu đường rất trầm trọng, và một khi đã xảy ra những biến chứng này cứ từ từ tiến tới không ngăn cản được dù bệnh nhân đang sống ở trên nước Mỹ này, làm bệnh nhân không chết thì cũng bị tàn phế. Cho nên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, người bệnh phải luôn luôn cố gắng giữ mức đường ở mức bình thường càng lâu càng tốt bằng cách dùng thuốc men đầy đủ và theo sự hướng dẫn của bác sĩ của mình và không những về thuốc men, còn cả sinh hoạt hàng ngày và ăn uống cẩn thận, vận động thể dục thể thao.
Ðể kiểm soát biến chứng của bệnh tiểu đường, nên có một chương trình khám định kỳ hàng năm, khám chân và móng tay để tránh nhiễm trùng - khám răng nướu một hai lần mỗi năm - khám mắt với bác sĩ nhãn khoa (ophthalmologist) mỗi năm một lần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét