Học gì từ chính sách kinh tế của VNCH?
Việt Nam ngày nay nên học chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong cách nhìn về kinh tế thị trường cũng như cách đào tạo, trọng dụng nhân tài.
Nhận định trên được chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, một Việt kiều Mỹ nay đang sống ở Việt Nam, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 23/4.
Ông Thành cũng cho rằng "dư âm của nền kinh tế tập trung" đang hạn chế sự phát triển của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, cũng như trong tương lai.
BBC: Ông có thể cho biết một số đặc trưng của nền kinh tế miền Nam trước năm 1975?
Ông Bùi Kiến Thành: Trước 1975 thì kinh tế miền Nam, dù có những khó khăn do chiến tranh, nhưng vẫn là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Vì trong bối cảnh chiến tranh nên chính sách thời đó là mở rộng tất cả những gì có thể. Nông nghiệp thì gặp khó khăn về chiến tranh, thương mại cũng chỉ trao đổi hàng hóa, chứ việc phát triển công nghiệp thì chưa được bao nhiêu.
Nhưng nó vẫn là nền kinh tế cho phép nhân dân tự do tham gia, để những người có ý chí muốn làm kinh tế được tạo điều kiện tốt.
Trong những năm dưới Đệ nhị Cộng hòa thì có khó khăn do cơ chế quản lý nhà nước vẫn chưa có những kinh nghiệm trong vận hành kinh tế thị trường, quản lý nhà nước vẫn chưa hoàn toàn trong sáng, vẫn có những nhũng nhiễu của các nhóm lợi ích.
Trước 75 thì kinh tế miền Nam sống nhờ viện trợ hoa kỳ. Mỹ cung cấp cho miền Nam một tài khoản lớn, mỗi năm mấy trăm triệu đôla, mỗi năm nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam rồi chi cho chính phủ, chi cho phát triển.
Với nền Đệ nhị Cộng hòa thì chiến tranh mở rộng và chi phí của bộ máy quân sự Mỹ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế. Nền kinh tế phát triển ảo, phát triển về hạ tầng chứ không phải phát triển doanh nghiêp để tạo ra công nghệ mới.
Nó có định hướng tốt là nền kinh tế thị trường nhưng không vững chắc, không dựa vào cơ sở kinh tế mà chỉ dựa vào chiến tranh là chính.
Cả Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa đều không có điều kiện để phát triển hết tiềm năng của một nền kinh tế thị trường, do chiến tranh và việc chuyển đổi qua nền kinh tế kế hoạch tập trung rất là khắc nghiệt.
Nếu so sánh với các nước khác thì Đại Hàn bắt đầu dưới thời Park Chung Hee mới bắt đầu phát triển tốt và đến 70 mới phát triển xa hơn Việt Nam Cộng Hòa.
Không thể so sánh với những nước như Nhật được. Nhật đến năm 70 đã phát triển thành nền kinh tế tiến bộ rồi.
Singapore thời đó cũng chỉ mới bắt đầu có tiến triển dưới thời Lý Quang Diệu và đến 70 thì phát triển xa hơn miền Nam nhiều, vì cả ba nước này không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Ở miền Nam trước 75 thì là một nền giáo dục rất mở, người sinh viên và các thầy giáo được quyền tiếp cận các nền giáo dục tư tưởng, dù là tư bản hay cộng sản, không hạn chế.
BBC: Xu hướng phát triển của Việt Nam Cộng Hòa sẽ như thế nào nếu được phát triển trong hòa bình, thưa ông?
Ông Bùi Kiến Thành: Nói chung nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa là một nền kinh tế thị trường có nhiều tiềm năng, nếu được phát triển trong hòa bình thì sẽ có nhiều khả năng phát triển tốt hơn là chính sách phát triển tập trung sau 30/4/1975.
Nếu Việt Nam có hòa bình thì những chính sách phát triển kinh tế bắt đầu từ nền Đệ nhất Cộng hòa vẫn được duy trì, như khu công nghiệp Biên Hòa, các trung tâm phát triển công nghiệp. Khi đó chúng ta học dần dần thì bắt đầu tích lũy kinh nghiệm và bắt đầu đi lên.
Tuy nhiên, sau 30/4 thì tất cả những kinh nghiệm đó bị chặn đứng, áp dụng kế hoạch tập trung của miền Bắc vào miền Nam, bao nhiêu doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, doanh nhân thì vào trại cải tạo hoặc bỏ xứ ra đi.
Nền kinh tế tan vỡ ra hết và nền kinh tế tập trung không phát triển được, việc ngăn sông cấm chợ khiến nền kinh tế đi vào ngõ cụt.
Đến khi đó nhà nước cộng sản mới áp dụng chinh sách Đổi Mới. Nhưng Đổi Mới không phải là kinh tế thị trường mà là nền kinh tế 'nhiều thành phần vận hành theo kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước".
Cho đến nay định nghĩa của nền kinh tế Việt Nam sau Đổi Mới vẫn chưa có gì mới hơn là định nghĩa năm 1986, là kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.
Vì vậy nên đến 2015, chúng ta vẫn bị sự chi phối nặng nề của các doanh nghiệp nhà nước, không thoát ra được tư duy kế hoạch tập trung của một số lãnh đạo, và không thoát ra khỏi sự vận hành của kinh tế nhà nước, trì trệ và không có hiệu quả.
Từ năm 1985 đến giờ ta không bắt kịp các nền kinh tế khác vì tư duy không rõ ràng, không ai biết kinh tế xã hội chủ nghĩa là cái gì.
Một mặt thì nói là kinh tế thị trường, một mặt thì nói là có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta đã mất hết 30 năm mà vẫn còn loay hoay trong những việc làm không rõ ràng.
BBC: Liệu chính phủ ngày nay có thể học được gì từ chính sách kinh tế miền nam trước 1975 thưa ông?
Ông Bùi Kiến Thành: Thứ nhất là kinh tế là việc của nhân dân chứ không phải của chính phủ, chính phủ không làm kinh tế. Đó là bài học lớn nhất.
Phải bỏ tập quán chính phủ đi làm kinh tế. Đã có định hướng như thế rồi nhưng chính phủ Việt Nam vẫn chưa ra khỏi vấn đề tư duy kinh tế nhà nước.
Thứ hai là các nhóm lợi ích của thành phần cầm quyền có ảnh hưởng rất lớn về vấn đề lợi ích trong nền kinh tế, khiến nền kinh tế bị khống chế bởi một nhóm lợi ích, khó mà phát triển được.
Kinh tế làm sao phải lan tỏa được để mọi người có thể tham gia, làm sao để tổ chức mà cả hệ thống chính trị, hệ thống hành chính tạo điều kiện cho người dân tham gia bình đẳng vào vấn đề kinh tế.
Ở miền Nam khi đó không có vấn đề là đảng viên thì hay ở trong hệ thống tổ chức nào mới được trọng dụng.
Đến bây giờ chúng ta thấy rằng về vấn đề quản lý nhà nước, toàn thể Việt Nam vẫn ở trong hệ thống Đảng Cộng sản, không phải đảng viên thì không được gì, mà chưa hẳn là 4 triệu đảng viên cộng sản đã là tinh túy nhất của toàn dân Việt Nam, nên nó hạn chế việc đào tạo lãnh đạo quản lý nhà nước.
Chúng ta chưa thực sự mở cửa đào tạo, có hệ thống giáo dục tân tiến.
Đi vào đại học thì học những chuyện đã cũ rích rồi, từ những sách tiếng Anh dịch ra cho học sinh học mà thầy giáo đọc còn chưa hiểu, trong khi ở những nước khác, sinh viên học trên internet các dữ liệu, kiến thức mới.
Hệ thống giáo dục của Việt Nam chưa thể đưa những kinh nghiệm hay kiến thức mới vào nền giáo dục kịp thời, nên chúng ta đào tạo ra các sinh viên không đủ năng lực đi vào thực tế, đi vào xã hội.
Các doanh nghiệp khi thuê từ đại học ra phải đào tạo lại cho phù hợp với doanh nghiệp mình, nên tốn gấp đôi thời gian và tiền.
Bên cạnh đó, Việt Nam bây giờ còn có cái đại nạn là phải đi mua việc. Điều đó tạo ra vấn đề là những cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước không phải do năng lực. Những chuyện đó hạn chế chất lượng quản lý nhà nước của Việt Nam.
Ở miền Nam trước 75 thì là một nền giáo dục rất mở, người sinh viên và các thầy giáo được quyền tiếp cận các nền giáo dục tư tưởng, dù là tư bản hay cộng sản, không hạn chế.
Giáo dục miền Bắc khi đó chỉ có Marxist thôi, không được đọc sách báo, không nghe về tư bản chủ nghĩa, không nghe BBC, radio thì bị khóa không được mở các tần số đấy.
Giờ thì trong trường đại học mở ra nhiều hướng để sinh viên tiếp cận, ví dụ như Internet. Nhưng giáo trình thì không bao nhiêu, vì các thầy cũng có được học đâu, các thầy cũng học trong cơ chế xã hội chủ nghĩa bao năm nay rồi, nên việc đào tạo các thầy trước rồi đào tạo sinh viên sau khiến nền giáo dục bị chậm trễ.
Dư âm của một nền văn hóa tập trung vẫn khiến Việt Nam bị hạn chế cho đến nay.
BBC: Xu hướng phát triển của Việt Nam Cộng Hòa sẽ như thế nào nếu được phát triển trong hòa bình, thưa ông?
Ông Bùi Kiến Thành: Nói chung nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa là một nền kinh tế thị trường có nhiều tiềm năng, nếu được phát triển trong hòa bình thì sẽ có nhiều khả năng phát triển tốt hơn là chính sách phát triển tập trung sau 30/4/1975.
Nếu Việt Nam có hòa bình thì những chính sách phát triển kinh tế bắt đầu từ nền Đệ nhất Cộng hòa vẫn được duy trì, như khu công nghiệp Biên Hòa, các trung tâm phát triển công nghiệp. Khi đó chúng ta học dần dần thì bắt đầu tích lũy kinh nghiệm và bắt đầu đi lên.
Tuy nhiên, sau 30/4 thì tất cả những kinh nghiệm đó bị chặn đứng, áp dụng kế hoạch tập trung của miền Bắc vào miền Nam, bao nhiêu doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, doanh nhân thì vào trại cải tạo hoặc bỏ xứ ra đi.
Nền kinh tế tan vỡ ra hết và nền kinh tế tập trung không phát triển được, việc ngăn sông cấm chợ khiến nền kinh tế đi vào ngõ cụt.
Đến khi đó nhà nước cộng sản mới áp dụng chinh sách Đổi Mới. Nhưng Đổi Mới không phải là kinh tế thị trường mà là nền kinh tế 'nhiều thành phần vận hành theo kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước".
Cho đến nay định nghĩa của nền kinh tế Việt Nam sau Đổi Mới vẫn chưa có gì mới hơn là định nghĩa năm 1986, là kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.
Vì vậy nên đến 2015, chúng ta vẫn bị sự chi phối nặng nề của các doanh nghiệp nhà nước, không thoát ra được tư duy kế hoạch tập trung của một số lãnh đạo, và không thoát ra khỏi sự vận hành của kinh tế nhà nước, trì trệ và không có hiệu quả.
Từ năm 1985 đến giờ ta không bắt kịp các nền kinh tế khác vì tư duy không rõ ràng, không ai biết kinh tế xã hội chủ nghĩa là cái gì.
Một mặt thì nói là kinh tế thị trường, một mặt thì nói là có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta đã mất hết 30 năm mà vẫn còn loay hoay trong những việc làm không rõ ràng.
BBC: Liệu chính phủ ngày nay có thể học được gì từ chính sách kinh tế miền nam trước 1975 thưa ông?
Ông Bùi Kiến Thành: Thứ nhất là kinh tế là việc của nhân dân chứ không phải của chính phủ, chính phủ không làm kinh tế. Đó là bài học lớn nhất.
Phải bỏ tập quán chính phủ đi làm kinh tế. Đã có định hướng như thế rồi nhưng chính phủ Việt Nam vẫn chưa ra khỏi vấn đề tư duy kinh tế nhà nước.
Thứ hai là các nhóm lợi ích của thành phần cầm quyền có ảnh hưởng rất lớn về vấn đề lợi ích trong nền kinh tế, khiến nền kinh tế bị khống chế bởi một nhóm lợi ích, khó mà phát triển được.
Kinh tế làm sao phải lan tỏa được để mọi người có thể tham gia, làm sao để tổ chức mà cả hệ thống chính trị, hệ thống hành chính tạo điều kiện cho người dân tham gia bình đẳng vào vấn đề kinh tế.
Ở miền Nam khi đó không có vấn đề là đảng viên thì hay ở trong hệ thống tổ chức nào mới được trọng dụng.
Đến bây giờ chúng ta thấy rằng về vấn đề quản lý nhà nước, toàn thể Việt Nam vẫn ở trong hệ thống Đảng Cộng sản, không phải đảng viên thì không được gì, mà chưa hẳn là 4 triệu đảng viên cộng sản đã là tinh túy nhất của toàn dân Việt Nam, nên nó hạn chế việc đào tạo lãnh đạo quản lý nhà nước.
Chúng ta chưa thực sự mở cửa đào tạo, có hệ thống giáo dục tân tiến.
Đi vào đại học thì học những chuyện đã cũ rích rồi, từ những sách tiếng Anh dịch ra cho học sinh học mà thầy giáo đọc còn chưa hiểu, trong khi ở những nước khác, sinh viên học trên internet các dữ liệu, kiến thức mới.
Hệ thống giáo dục của Việt Nam chưa thể đưa những kinh nghiệm hay kiến thức mới vào nền giáo dục kịp thời, nên chúng ta đào tạo ra các sinh viên không đủ năng lực đi vào thực tế, đi vào xã hội.
Các doanh nghiệp khi thuê từ đại học ra phải đào tạo lại cho phù hợp với doanh nghiệp mình, nên tốn gấp đôi thời gian và tiền.
Bên cạnh đó, Việt Nam bây giờ còn có cái đại nạn là phải đi mua việc. Điều đó tạo ra vấn đề là những cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước không phải do năng lực. Những chuyện đó hạn chế chất lượng quản lý nhà nước của Việt Nam.
Ở miền Nam trước 75 thì là một nền giáo dục rất mở, người sinh viên và các thầy giáo được quyền tiếp cận các nền giáo dục tư tưởng, dù là tư bản hay cộng sản, không hạn chế.
Giáo dục miền Bắc khi đó chỉ có Marxist thôi, không được đọc sách báo, không nghe về tư bản chủ nghĩa, không nghe BBC, radio thì bị khóa không được mở các tần số đấy.
Giờ thì trong trường đại học mở ra nhiều hướng để sinh viên tiếp cận, ví dụ như Internet. Nhưng giáo trình thì không bao nhiêu, vì các thầy cũng có được học đâu, các thầy cũng học trong cơ chế xã hội chủ nghĩa bao năm nay rồi, nên việc đào tạo các thầy trước rồi đào tạo sinh viên sau khiến nền giáo dục bị chậm trễ.
Dư âm của một nền văn hóa tập trung vẫn khiến Việt Nam bị hạn chế cho đến nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét