khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Happy New Year 2015 Fireworks





Sự Liên Tục Lịch Sử Trong Nền Giáo Dục Của Miền Nam Thời Trước Năm 1975 - Tác giả TS Phạm Cao Dương



Một trong những đặc tính căn bản của sinh hoạt ở Miền Nam thời trước năm 1975 nói chung và văn hóa miền Nam nói riêng là sự liên tục lịch sử. Nói như vậy không phải là trong thời gian này miền đất mà những người Quốc Gia còn giữ được không phải là không trải qua nhiều xáo trộn. Chiến tranh dưới hình thức này hay hình thức khác luôn luôn tồn tại và có những thời điểm người ta nói tới các chế độ độc tài hay quân phiệt và luôn cả cách mạng. Nhưng ngoại trừ  những gì liên hệ tới chế độ, quân sự hay an ninh quốc gia, sinh hoạt của người dân vẫn luôn luôn được tôn trọng. Sự liên tục lịch sử do đó đã có những nguyên do để tồn tại, tồn tại trong sinh hoạt hành chánh, tồn tại trong sinh hoạt tư pháp, trong văn chương và nghệ thuật và tồn tại đương nhiên trong sinh hoạt giáo dục. Trong bài này tôi chỉ nói tới tới giáo dục và giáo dục công lập. Đây không phải là một bài khảo cứu mà chỉ là một bài nhận định và những nhận định được nêu lên chỉ là căn bản, sơ khởi, đồng thời không đầy đủ. Một sự  nghiên cứu kỹ càng, có phương pháp hơn và đầy đủ hơn là một điều cần thiết.

Giáo dc là ca nhng người làm giáo dc

Giáo dục công lập ở Viẽt Nam đã có từ lâu đời và tùy theo nhận định của các sử gia, tới một mức độ nào đó định chế này đã tồn tại trên dưới mười thế kỷ.  Mục đích của nó là để đào tạo nhân tài cho các chế độ, nói riêng, và cho đất nước, nói chung. Các vua chúa Việt Nam thời nào cũng vậy, cũng coi trọng việc học. Có điều coi  trọng thì coi trọng, các vua Việt Nam, nói riêng và các triều đình Việt Nam, nói chung, chỉ vạch ra nhữn g đường nét chung và những mục tiêu chung, kèm theo là tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn ngưới tài mà không trực tiếp can dự vào sinh hoạt giảng dạy của các trường, hầu hết là các trường tư ở rải rác khắp trong nước. Sinh hoạt này hoàn toàn do các thày ở các trường tự do đảm trách. Giáo dục là của những người làm giáo dục, và cho đến khi người Pháp sang, nó là của giới trí thức đương thời, đúng hơn là của các nhà Nho với tất cả những học thuyết, nhửng nguyên tắc căn bản của giới này. Sang thời Pháp, do nhu cầu bảo vệ và phát triển văn minh và văn hóa của họ, người Pháp lập ra một nền giáo dục mới, nhưng việc điều hành, việc soạn thảo chương trình vẫn được giao cho các nhà giáo được huấn luyện chuyên môn hay ít ra là lựa chọn nghề dạy học với tinh thần quí trọng kiến thức và yêu mến nghề dạy học dù chỉ là tạm thời về phía người Pháp cũng như về phía người Việt.

Đặc tính kể trên đã liên tục được tôn trọng trong suốt thời gian miền Nam tồn tại và luôn cả trước đó, từ thời Chính Phủ Quốc Gia của CựuÏ Hoàng Bảo Đại. Chức vụ bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia hay những người thuộc các ngành khác đảm nhiệm, nhưng trong việc lựa chọn nhân sự điều hành trong bộ, ngoại trừ các chức vụ có tính cách chính trị như đổng lý văn phòng, bí thư tức thư ký riêng của bộ trưởng… tất cả các chức vụ chỉ huy khác trong bộ, từ thứ trưởng, tổng thư ký, tổng giám đốc, giám đốc cho tới các hiệu trưởng các trường và đương nhiên là các giáo sư, giáo viên đều là những nhà giáo chuyên nghiệp. Lý do rất đơn giản: họ là những người biết việc, rành công việc và có kinh nghiệm, chưa kể tới sự yêu nghề. Chính trị đối với họ chỉ là nhất thời, tương lai của cả một dân tộc hay ít ra là của những thế hệ tới mới là quan trọng. Trong phạm vi lập pháp, rõ hơn là ở quốc hội, các chức vụ đứng đầu các ban hay tiểu ban, dù là thượng viện hay hạ viện đều do các nghị sĩ hay dân biểu gốc nhà giáo phụ trách. Ngọại trừ ở những vùng mất an ninh, những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đã ngưng lại trước ngưỡng cửa của học đường.
 

Một lớp tiểu học ở miền Nam vào năm 1961
 
Tôn ch và mc đích nhm hướng ti quc gia, dân tc và con người, da trên nhng truyn thng cũ

Nói tới ba nguyên tắc căn bản, đồng thời cũng là tôn chỉ và mục đích tối hậu của nền giáo dục của miền Nam trước năm 1975, có người tỏ ý không thích. Lý do có lẽ, tôi chỉ đoán như vậy, là vì ba nguyên tắc này phần nào đã được người Cộng Sản nêu lên trong Đề Cương Văn Hóa 1943 của họ. Ba nguyên tắc đó là Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng, sau này là Nhân Bản, Dân Tộc và Khoa Học trong khi trong Đề Cương Văn Hóa của  Đảng Cộng Sản Việt Nam thì là Dân Tộc, Đại Chúng và Khoa Học.. Ở đây người viết không đi sâu vào khía cạnh này vì dù không thích hay không đồng ý, ba nguyên  tắc này vẫn đã trở thành căn bản của nền giáo dục của miền Nam. Chúng đã giúp cho nền giáo dục này giữ được những truyền thống cơ bản của dân tộc và phát triển một cách  vững vàng từng bước một để theo kịp với đà tiến triển của cả nhân loại mà không chạy theo những gì của thời thượng để trở thành lai căng, mất gốc, đồng thời cũng không bị gán cho là bảo thủ, lỗi thời.. Tính cách liên tục lịch sử của nền giáo dục của miền Nam sởdĩ có được phần nào là dựa trên những nguyên tắc này, đặc biệt là nguyên tắc Dân Tộc. Nó cho phép người ta đề cao và bảo tồn những truyền thống dân tộc trong học đường, dù đó là những truyền thống thuần túy Việt Nam hay những truyền thống của Khổng giáo, một học thuyết coi giáo dục là công tác cơ bản của con người. Đôi câu đối được khắc trên cổng chính của một trong những trường trung học lớn nhất của miền Nam là trường Petrus Trương Vĩnh Ký sau đây là một trường hợp điển hình:
 
Khổng Mạnh cương cường tu khắc cốtÂu Tây khoa học yếu minh tâmSự liên tục trong phạm vi nhân sự
 
Nhân sự ở đây không ai khác hơn là các nhà giáo, căn bản là các nhà giáo chuyên nghiệp. Tôi muốn nói tới các nhà giáo tốt nghiệp từ các trường sư phạm, những người ngay từ thuở thiếu thời đã chọn nghề dạy học làm lý tưởng cho mình và chỉ sống bằng nghề dạy học, vui với nghề dạy học hãnh diện với vai trò làm thày, làm cô của mình, dù đó là sư phạm tiểu học hay sư phạm trung học. Tất cả các vị này vẫn còn nguyên vẹn khi đất nước bị qua phân và đã ở các trường trong Nam khi các trường này được mởcửa trở lại sau một thời gian chiến tranh bị tạm đóng cửa. Sau khi đất nước bị chia cắt và qua cuộc di cư của non một triệu người từ miền Bắc vô Nam, họ lại được tăng cường thêm bởi một số đông các đồng nghiệp của họ từ miền Bắc vô cùng với các trường được gọi là Bắc Viêt di chuyển. Tất cả đã cùng nhau hướng dẫn và điều hành các học đường miền Nam trong thời kỳ chuyển tiếp từ Pháp thuộc sang độc lập, đồng thời cũng là những giảng viên cơ bản trong các trường huấn luyện giáo chức thuộc thế hệ mới.Từphong thái đến cách giảng dạy, từ cách vào lớp tới cách viết bảng và xóa bảng, các vị này đã để toát ra một sự chừng mực của những nhà sư phạm nhà nghề, khác hẳn với các đồng nghiệp của họ từ ngoại quốc về chỉ lo dạy các môn học chuyên môn. Học đường do đó đã tránh được nạn chánh trị hóa, tránh được nạn cán bộ chánh trị xâm nhập. Nhiều vị vào những lúc tình thế vô cùng tế nhị đã giữ được thế vô tư và độ lập của học đường. Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian này nhiều vị xuất thân là cử, tú, kép, mền, luôn cả tiến sĩ của thời trước, những người tinh thâm Nho học, vẫn còn có mặt ở các học đường, đặc biệt là các đại học văn khoa ở Saigon và Huế.
 

Mặt tiền tòa nhà hành chánh Viện Đại học Sài Gòn - viện đại học lớn nhất miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng hòa


H thng t chc, t chc thi c và chương trình hc vn gi được nhng nét chính của chương trình Pháp và chương trình Hòang Xuân Hãn

Đây là một trong những đặc tính căn bản của nền giáo dục của miền Nam trong suốt thời kỳ nền giáo dục này tồn tại. Những gì người Pháp thiết lập không những không bị hủy bỏ, coi như tàn tích của chế độ thực dân, đế quốc mà còn được thận trọng giữ gìn, song song với việc bảo tồn truyền thống văn hóa cổ truyền và đạo đức của dân tộc. Người Việt ở miền Nam trong tinh thần cởi mở và tự do đã biết phân định những gì là kìm kẹp và những gì là hay đẹp mà một chế độ chính trị đem lại thay vì cứ nhắm mắt đập bỏ để sau này hối tiếc. Các nhà làm giáo dục ở miền Nam đã tỏ ra vô cùng thận trọng trong mọi quyết định. Những gì gọi là cách mạng vội vã, nhất thời dường như không được chấp nhận. Họ chủ trương cải tổ để thích ứng với hoàn cảnh mới và cải tổ từ từ, kểcả khi thế lực và ảnh hưởng của người Mỹ, từ đó áp lực của họ, đã trở nên rất mạnh qua những chương trình viện trợ của họ. Hệ thống giáo dục do người Pháp từ tiểu học cho đến đại học đã tồn tại dưới hình thức Việt hóa bắt đầu từ thới chính phủ Trần Trọng Kim với chương trình Hoàng Xuân Hãn, vị bộ trưởng giáo dục đương thời. Nó cho phép người ta, từ thày đến trò dễ dàng chuyển sang một nền giáo dục mới của một quốc gia độc lập không hề có chuyện trục trặc. Ngay từ cuối niên học 1944-1945 người ta đã tổ chức đươc những kỳ thi ở bậc tiểu học bằng tiếng Việt mà không hề có chuyện than phiền, khiếu nại. Điều nên nhớ là chính phủ Trần Trong Kim chỉ tồn tại có vẻn vẹn bốn tháng trời hay hơn một trăm ngày với những phương tiện giao thông và liên lạc  hết sức nghèo nàn.  Sau này khi gửi sinh viên ra ngoại quốc du học, miền Nam đã không gặp phải những khó khăn trong việc đối chiếu bằng cấp và khả năng của các đương sự, không phải chỉ riêng cho những ai muốn sang du học bên Pháp mà luôn cả cho những ai muốn sang các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc, Nhật… vì đó là một hệ thống giống như các hệ thống khác thuộc thế giới tây phương, một hệ thống gần với hệ thống chung của quốc tế.

Duy trì mối liên tục lich sử cũng cho phép người ta sử dụng được các sách giáo khoa của người Pháp và những sách giáo khoa về lịch sử và văn chương Việt Nam do chính người Việt soạn thảo từ thời trước năm 1945 và sau đó là từ năm 1947 đến năm 1954 ở những vùng đất của người quốc gia. Điển hình là các sách toán và khoa học bằng tiếng Pháp, do các tác giả Pháp soạn và xuất bản ở bên Pháp nhưng đã được không những các thày mà luôn cả các trò sử dụng làm tài liệu hay để tự học.  Trong phạm vi Văn chương, những sách của Dương Quảng Hàm, đặc biệt là hai cuốn Vit Nam Văn Học S Yếu và Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển đã được dùng rất lâu dù cho nhiều sách giáo khoa khác đầy đủ hơn đã được soạn thảo. Cũng vậy, trong phạm vi sử học với cuốnVit Nam S Lược của Trần Trọng Kim. Về nội dung, đặc biệt là trong văn học, người ta cũng thấy nền giáo dục của miền Nam vẫn giữ được tinh thần tự do, cởi mở. Các tác giả được đem dạy hay trích dẫn đã được lựa chọn căn cứ vào giá trị của các công trình của họ thay vì gốc gác và sự lựa chọn chế độ của họ, thay vì họ ở miền Bắc hay ở miền Nam trong thời gian này. Tô Hoài, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân… là những trường hợp điển hình.

Trong phạm vi thi cử, các kỳ thi được thiết lập từ thời Pháp hay có ở bên Pháp vẫn được duy trì, đặc biệt là hai kỳ thi tú tài. Ở bậc đại học hệ thống tổ chức cũng tương tự. Ảnh hưởng của người Mỹ chỉ được chấp nhận một cách từ từ với nhiều thận trọng, mặc dầu người Mỹ đã bỏ ra nhiều tiền bạc và nhân sự qua các chương trình viện trợ. Hình thức thi trắc nghiệm áp dụng cho các kỳ thi tú tài chỉ được thực hiện rất trễ về sau này và dư luận đã đón nhận nó với những nhận định khác nhau. Tiếc rằng chỉ vài năm sau miền Nam đã không còn nữa.

Trong phạm vi tổ chức thi cử, người ta có thể thấy không riêng gì quan niệm, cách tổ chức, cách coi thi và chấm thi cũng như cách cho điểm, định kết quả và công bố kết quả hãy còn chịu ảnh hưởng nhiều của người Pháp mà còn luôn cả những thời quân chủ trước đó nữa. Quyền uy của các giám khảo, các chánh phó chủ khảo, các giám thị đã luôn luôn được tôn trọng và nhiều vị chủ khảo đã tỏ ra vô cùng can đảm giữ thế độc lập cho mình hay biết khôn ngoan né tránh cho mình và cho các đồng nghiệp của mình khi phải lãnh nhiện vụ ở những vùng xa thủ đô Saigon. Về phía chính quyền thì từ trung ương đến địa phương hầu như không hề có sự trực tiếp can thiệp . Báo chí, các cơ quan truyền thông vẫn luôn luôn hiện diện và sẵn sàng phanh phui mọi chuyện.
 
Mt Xã hi tôn trng s hc và nhng người có hc

Đây là một trong những đặc tính cơ bản  của văn hóa Việt Nam mà xã hội miền Nam nói chung và nền giáo miền Nam nói riêng thời trước năm 1975 được thừa hưởng. Đặc tính này đã được biểu lộ không riêng qua tinh thần tôn sư trọng đạo mà còn được coi như một giá trị và là một giá trị đứng đầu trong mọi giá trị. Sự học là một giá trị và giáo dục là một giá trị. Sự học hay giáo dục làm nên con người chứ không phải là những yếu tố khác, dù đó là quyền uy và tiền bạc. Người làm công tác giáo dục được tôn trọng và từ đó có được những điều kiện ít ra là về phương diện tinh thần để thực thi sứ mạng của mình mà những người làm chánh trị, những nhà chủ trương cách mạng, kể cả những người cấp tiến nhất cũng phải kiêng  nể. Giữa những người cùng làm công tác dạy học cũng vậy, tất cả đã tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng các bậc tôn trưởng, kể cả những người đã khuất. Sự thiết lập những bàn thờ tiên sư ở các trường trung học Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ phải được kể là tiêu biểu cho tinh thần giáo dục của miền Nam.

Tm thi kết lun

Bài này được viết vào lúc những tin tức về những tệ hại trong nền giáo dục hiện tại ở Việt Nam chiếm một phần không nhỏ trong sinh hoạt truyền thông quốc tế cũng như quốc nội. Ngoài những tin tức, những bài nhận định còn có những hình ảnh của các kỳ thi đi kèm. Tất cả đã xảy ra hàng ngày và đã chiếm những phần không nhỏ trong thời lượng phát thanh hay phát hình hay trên các trang báo, đặc biệt là vào những thời kỳ bãi trường hay khởi đầu của một niên học. Mọi chuyện đã liên tiếp xảy ra từ nhiều năm trước và người xem, người nghe có thể đoán trước và chời đợi mỗi khi mùa hè và sau đó là mùa thu đến. Nhiều người còn dùng hai chữ “phá sản” để hình dung tương lai của nền giáo dục này và nhiều người tỏ ý nuối tiếc quá khứ mà họ cho là rất đẹp của nền giáo dục ở miền Nam thời trước năm 1975. Ở đây, như đã nói trong phần mở đầu, người viết chỉ vắn tắt ghi nhận một số những dữ kiện căn bản . Một công trình nghiên cứu qui mô hơn và kỹ càng hơn còn cần phải được thực hiện trước khi người ta có thể khẳng định những nhận xét này. Tuy nhiên có một điều người ta phải để ý và thận trọng khi nói tới cách mạng và đặc biệt khi làm cách mạng. Người ta có thể xóa bỏ một chế độ chính trị bằng cách mạng, từ đó đoạn tuyệt với quá khứ nhưng người ta không thể theo đà đó mà làm cách mạng trong những phạm vi sinh hoạt khác trong đó có giáo dục. Nhận định này có thể bị coi là bảo thủ, nhưng đó là một sự thật và một sự thật bắt đầu bằng kinh nghiệm.  Có  điều vì bằng kinh nghiện nên khi biết được thì đã quá muộn.

Đời Sống Văn Hóa Mỹ và Chúc Thư của Một Nhà Khoa Học Anh




Viện bảo tàng Smithsonian

Du khách ghé thăm thủ đô nước Mỹ hầu như ai cũng được nghe nói tới hệ thống viện bảo tàng Smithsonian nổi tiếng ở Hoa Thịnh Ðốn, với những kho tàng nghệ thuật vô giá được trưng bày tại nhiều bảo tàngviện khác nhau, phần lớn tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố.

Khách thưởng lãm, dù là cư dân hay du khách, thường không phải trả vé vào cửa. Mục Đời Sống Văn hóa của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) do Hoài Hương phụ trách, kỳ này xin được dành để giới thiệu một vài nét về lịch sử của hệ thống viện bảo tàng và nghiên cứu Smithson, tiếng Anh gọi chung là The Smithsonian Institute.

Vào thế kỷ thứ 19, một khoa học gia người Anh tên James Smithson soạn tờ di chúc của ông, để lại tài sản cho một người cháu và con cái của người được thừa hưởng gia tài.

Ông Smithson cẩn thận ghi thêm vào chúc thư, rằng trong trường hợp người cháu qua đời mà không có con, dù là con hợp pháp hay con ngoại hôn, thì toàn thể tài sản của ông sẽ được hiến cho Hoa Kỳ để, theo nguyên văn chúc thư, “thiết lập một định chế mang tên Smithson, có mục đích tăng cường và quảng bá kiến thức của nhân loại.”

Một chi tiết đáng chú ý có thể giải thích những ngôn từ trong chúc thư, là ông Smithson là một đứa con ngoại hôn, và trong xã hội khắt khe ở Anh thời bấy giờ, ông bị cấm, không được mang tên họ của cha.
Nhà khoa học qua đời vào năm 1829, thọ khoảng 64 tuổi, trong khi đang cư ngụ tại thành phố Genoa, nước Ý. Chúc thư của ông được đăng trên tờ The Times of London- Luân Đôn Thời Báo, và khả năng Hoa Kỳ có thể được tặng một gia tài lớn lao như thế vào thời đó, đã thu hút sự chú ý của một chủ biên người Mỹ, ông này đã cho đăng lại bản tin trên tờ The New York American.

Ông Hungerford, người cháu của khoa học gia Smithson, lúc đó chỉ mới ngoài đôi mươi, và bởi vì thế mà không ai tin rằng điều khoản phụ được ghi thêm vào di chúc của ông Smithson, tặng tài sản cho Hoa Kỳ, có cơ may trở thành hiện thực.

Nhưng 6 năm sau khi thừa kế gia tài, chàng thanh niên trẻ tuổi tên Hungerford từ trần vào ngày 5 tháng 6 năm 1835, vì những nguyên nhân không rõ ở thành phố Pisa bên Ý, trong tình trạng không có con kế tự.

Chính phủ Hoa Kỳ tức khắc được thông báo, và Tổng Thống thời bấy giờ, ông Andrew Jackson, loan báo cho Quốc Hội biết chi tiết về ước nguyện cuối cùng lạ thường của nhà khoa học người Anh. Quốc Hội Mỹ chấp nhận khoản hiến tặng và cam kết sẽ thực hiện chúc thư của người quá cố. Gia tài được chính thức trao lại cho Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng Năm năm 1838.

Tài sản của nhà khoa học Smithson trị giá hơn 100.000 đồng tiền vàng Anh, được giao cho lò đúc tiền ở bang Philadelphia. Sau khi được đúc lại thành tiền Mỹ, gia tài mà nước Mỹ được thừa hưởng trị giá hơn 500.000 Mỹ kim.

Suốt 8 năm sau đó, Quốc Hội Mỹ tranh luận nên sử dụng tài sản này như thế nào cho vừa ý người quá cố. Cuối cùng vào ngày 10 tháng 8 năm 1846, Tổng Thống James K. Polk ký đạo luật thành lập Viện Smithsonian, đặt dưới sự điều hành của một Hội Đồng Quản Trị và một vị Tổng Thư Ký.

Hơn 168 năm sau, Viện Smithsonian nay đã trở thành hệ thống viện bảo tàng và viện nghiên cứu lớn nhất thế giới, với tất cả 19 viện bảo tàng và trung tâm triển lãm, một Vườn Thú Quốc gia và 9 cơ sở nghiên cứu.

Đa số các cơ sở của Viện Smithsonian mở cửa mỗi ngày trong năm, trừ ngày Lễ Giáng Sinh, 25 tháng 12, và trong hầu hết mọi trường hợp, khách được vào cửa miễn phí.

Năm 1865, một thập niên sau khi hoàn tất tòa kiến trúc đầu tiên của Viện Smithsonian được đặt tên là “The Castle- Tòa Lâu Đài”, tầng trên cùng của tòa nhà bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Trong những tài liệu bị thiêu rụi trong đám cháy này, có nhiều quyển nhật ký và giấy tờ của ông Smithson, bộ sưu tập các khoáng vật của ông, cùng những vật sở hữu cá nhân khác. Thật may mắn, thư viện của ông, được đặt tại một tòa nhà khác, vẫn tồn tại.

Mãi về sau, Viện Smithsonian mua lại bộ hài cốt của người sáng lập Viện cùng những kỷ vật cá nhân của ông để đưa sang Hoa Kỳ lưu trữ.

Năm 1903, nghĩa trang ở Genoa của nước Ý, nơi ông Smithson được chôn cất, bị di dời vì dự án phát triển một mỏ khai thác đá tại đây. Một thành viên của Hội đồng Quản trị thời đó, ông Alexander Graham Bell, đã đích thân tháp tùng bộ hài cốt của nhà hảo tâm từ Ý sang Mỹ. Bộ hài cốt đã được mai táng trở lại tại The Castle, ngay trung tâm thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, kế cận Quảng trường Quốc gia trước tiền đình tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ.

Gia tài của nhà khoa học người Anh mà nước Mỹ thừa hưởng đã có nhiều ảnh hưởng lớn lao làm phong phú hóa đời sống văn hóa và các lĩnh vực nghệ thuật – thủ công mỹ nghệ – nhân văn và khoa học của nước Mỹ. Tuy nhiên, động cơ khiến ông Smithson đề cập tới Hoa Kỳ trong chúc thư, và chọn nước Mỹ để hiến gia tài – trong trường hợp cháu ông qua đời mà không có người thừa kế, vẫn còn là một bí ẩn.

Ông Smithson chưa hề đặt chân tới Hoa Kỳ, và dường như cũng không thư từ qua lại với bất cứ người nào tại Mỹ.

Một số người cho rằng ông chọn Hoa Kỳ như một cách để phản đối sự khắt khe trong xã hội Anh thời bấy giờ. Là một đứa con ngoại hôn, ông đã bị cấm, không được sử dụng tên họ của cha.
Một số nhà nghiên cứu khác thì tin rằng ông đã chọn Hoa Kỳ bởi vì nước Mỹ tượng trưng cho những lý tưởng cá nhân của riêng ông, về dân chủ và một nền giáo dục đại chúng.

Nhưng dù cho động cơ thúc đẩy nhà khoa học Smithson làm chúc thư là gì đi chăng nữa, sự chọn lựa của ông đã tạo điều kiện cho cư dân tại Hoa Thịnh Ðốn nói riêng, và du khách quốc tế ghé thăm thành phố này, được thưởng lãm tận mắt những tranh ảnh nghệ thuật, những báu vật trong kho tàng vô giá được trưng bày tại các viện bảo tàng Smithsonian khi tới thăm thủ đô nước Mỹ.

"Khi ta đến chỉ là nơi đất ở. Bốn mươi năm đất đã hoá tâm hồn" - Nhại thơ Chế Lan Viên



"Đời ông nội và tía má thằng Cộc là đời mắm còn đời thằng Cộc là đời tràm, đến đời con cháu của Cộc sẽ đời lúa, mít, xoài, dừa, cauĐời mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu họ hưởng"
 
 Rừng Mắm, Bình Nguyên Lộc
 
 




Một đại học Công giáo (Thần Học) sẽ thành lập tại Saigon vào năm 2015 ?



                                                                 




Khoa K1 chúc tết Ất Mùi 2015





Chàng Du Sinh Bắc Kỳ 2 Nút - Tác giả Trần Du Sinh



Vào những năm đầu của thế kỷ này, tôi có một cuộc hội ngộ mà sau này nghĩ lại, tôi cho đó là cơ duyên. Ở Châu Âu tôi có một người đồng hương là du học sinh đến từ Hà Nội.

Khi còn ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ đi quá ranh giới Thừa Thiên về phía Bắc, nên không hiểu nhiều về người Bắc, mà cụ thể hơn là 'Bắc 75', chứ 'Bắc 54' thì tôi cũng biết được vài người khi học ở Sài Gòn. Dân miền Nam tị nạn hay nói Bắc Kỳ '2 nút' để phân biệt với Bắc Kỳ '9 nút'. Chắc dân mình thích đánh bài cào nên mới tính kỹ như vậy, 7 cộng 5 đúng là 2 nút thật, bên kia thì lại 5 cộng 4 là 9 nút, lại là số hên của người Việt.

Người trí thức miền Bắc trong tư tưởng tôi là hình ảnh mấy ông thầy bà cô từ trụ sở chính của Đại Học Ngọai Thương ngoài Hà Nội vào giảng dạy, luôn hùng hồn hô khẩu hiệu "công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chiến lược sản xuất thay thế hàng nhập khẩu"...nhiều đến nỗi tôi không còn đánh vần mấy chữ này nữa, mà toàn viết tắt. Trên bục giảng thầy cứ đọc, dưới này tôi cứ chép để có tài liệu thi cuối khóa, và tập vở toàn là chữ CNH (công nghiệp hóa), HĐH (hiện đại hóa), XHCN, TB (tư bản). Riêng chữ 'xã hội chủ nghĩa' (XHCN) thì đã không còn là chữ viết tắt nữa rồi, vì nó quá phổ biến.

Giờ đây tôi lại mong tìm được những cuốn tập đó để làm tài liệu lịch sử của một thời nước Việt sửa sai dưới danh nghĩa "đổi mới", và tiến lên chủ nghĩa tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói chung thì lịch sử của cái thời đi học của tôi, cái thời tranh tối tranh sáng cũng có khá nhiều điều để nói.

Trong trường đại học của tôi ở Đan Mạch có cả thảy ba du học sinh, hai người miền Trung và một miền Bắc, còn lại là việt kiều Đan Mạch. Gần như toàn bộ sinh viên việt kiều này là con cái của người dân tị nạn miền Nam, tổng cộng cũng khoảng hai chục người, gốc miền Nam và miền Trung là chủ yếu.

Sau nhiều dè dặt và nghi kị thì chúng tôi cũng chơi được với nhau, quên đi lằn ranh Quốc-Cộng. Mỗi lần nhóm tranh luận chuyện Việt Nam thì anh du sinh Bắc Kỳ nổi bật hơn hẳn vì kiểu nói chuyện hùng hồn tuyên bố những câu chính trị trật lế và đặc biệt là hay chê Đan Mạch củ chuối này củ chuối nọ, thành ra tụi sinh viên Việt tặng anh mỹ danh Củ Chuối. Anh hay nói câu "Tụi Đan này nó chuối thật", nhưng cái anh chê lại là những cái trung thực, tinh thần thượng tôn pháp luật và lòng tốt đến ngây thơ của dân xứ cổ tích An-đéc-xen (H.C. Andersen).

Trường tôi có một nét riêng là cứ chiều thứ Sáu là căn-tin cho bán bia với giá khá rẻ, gọi là Beer Day. Nghèo như sinh viên vẫn uống được đến một chục chai. Thật ra, sinh viên Đan Mạch 100% được học bổng và 100% miễn học phí nên chuyện uống vài ve mỗi tuần không có gì là ghê gớm cả. Chúng tôi là du sinh nhưng cũng có thể lai rai vài chai vì bia ở đây cũng khá rẻ. Bia Đan Mạch khá ngon với hương vị Carlsberg nổi tiếng thế giới, nhưng tụi tui vẫn uống bia Tuborg, như là cách ủng hộ bia của thành phố Odense của mình. Odense cũng nổi tiếng với ngôi nhà thời thơ ấu của danh hào văn chương cho thiếu nhi Hans Christian Andersen được trẻ em toàn thế giới yêu thích với những câu chuyện cổ tích "Chú lính chì dũng cảm", "Cô bé bán diêm", "Vịt con xấu xí", và "Nàng tiên cá bé nhỏ"...

Mỗi lần nhóm sinh viên gốc Việt ở Đại Học Odense tụ tập đàn đúm là đề tài Việt Nam lại nóng hổi, làm như cuộc chiến Bắc-Nam vẫn còn đâu đây, dù đây là xứ của những câu chuyện cổ tích. Bắc Nam vẫn còn ngăn cách. Còn tôi, vốn có nguyên quán gần sát với Quảng Trị, nên làm con sông Bến Hải để hai bên nã đạn cũng hợp lý.

Một người hùng phương Bắc vẫn 'một mình chống lại mafia', chống lại những người xét lại chính nghĩa của Giải Phóng từ miền Nam tị nạn. Dần dà tôi nghiêng về phía 'độc cô cầu bại' này lúc nào không hay, vì nghĩ dù sao mình cũng là dân du học với nhau, cùng học Triết Học Mác-Lênin và Lịch Sử Đảng, và cũng vì đôi khi chúng tôi cùng bị chụp mũ cộng sản như nhau, nếu lỡ làm con vẹt lặp lại những gì đã học được khi còn ở dưới mái trường XHCN.

Không biết có phải do tình đồng hương xã hội chủ nghĩa, hay vì sống xa nhà cô đơn mà chúng tôi dần dần trở nên thân nhau hơn, dù tôi vẫn đi chơi với nhóm Việt Kiều kia. Có một lần, anh đem lá thư của ban quản lý ký túc xá tới nhờ tôi phiên dịch, vì thư viết bằng tiếng Đan. Lúc đó tôi đang 'share' phòng với một anh kỹ sư người Đan gần trường mới li dị vợ và có một cô gái nhỏ năm tuổi nên tiếng Đan cũng đủ xài vì nhờ hay nói chuyện với hai cha con này khá thường xuyên.

Đọc thư tôi mới tá hỏa là cuối tháng nay anh phải dọn ra, do bị các sinh viên khác khiếu nại vì cái mùi khó chịu từ phòng của anh và vì anh không dọn dẹp cái bếp chung sau khi dùng. Hỏi ra mới biết là anh này hay ăn nước mắm nguyên chất đặc trưng Bắc Kỳ, ăn dư không bọc lại mà để khơi khơi trong phòng, mỗi lần mở cửa là 'tỏa hương' ra cả hành lang. Chưa kể lâu lâu anh ăn trong bếp lại quên mang chén nước mắm về, gây bom khủng cho tụi Đan ngơ ngác nai vàng, không hiểu có con mèo hay con sóc nào chết ở xó nào đó đây.

Tôi đoán là khi ở nhà, vì là con trai độc nhất, lại học giỏi chắc anh không phải làm việc nhà hay phụ giúp mẹ và chị dọn dẹp nên mới ra nông nỗi này.

Nói về nước mắm, tôi cũng không quên cái món mà anh hay đãi tôi mỗi khi qua chơi: thịt bò gân luộc chấm nước mắm nguyên chất không pha, rồi lấy nước luộc thịt vặn chút chanh và mì chính vào làm súp. Tôi chịu không ăn được món này, vì nước đục ngầu, mỡ lênh láng lại không có rau riếc gì hết. Lần đầu cũng là lần cuối, tôi nói với anh, "Canh thì phải có rau, mà thịt bò bổ dưỡng ai lại luộc tuốt luốt như vậy, còn gì hương vị nữa?" Anh cười hề hề nói: “Ăn vậy cho nó nhanh, vừa tiện lợi, có thêm món súp bổ dưỡng nữa.”

Thôi thì 9 người 10 ý, sinh viên cũng không kén cá chọn canh làm gì. Riêng cái món nước mắm nguyên xi chan vào cơm thì đến giờ tôi vẫn không ăn được, nhưng nhờ nó mà nhớ tới anh bạn này. Anh làm tôi nhớ lại câu chuyện mà Ba tôi hay kể, rằng người Bắc 75 khi mới vào Nam chỉ cần có bó rau muống thôi thì họ cũng làm được ba món ăn.

Thế là hai tuần sau đó tôi phải thường xuyên coi mục rao vặt để tìm nhà cho anh bạn du sinh. Trời cũng không phụ lòng người thành tâm, cuối cùng tôi cũng thuê được cái phòng trong ký túc xá khác của cô sinh viên người Đan, nhưng chỉ thuê được 5 tháng vì cô đi qua Tây Ban Nha một học kỳ trao đổi sinh viên mà thôi. Lần này rút kinh nghiệm nên anh ăn ít nước mắm hơn, ráng ăn cho hết, không hết thì bọc lại bỏ tủ lạnh, vì chuyện dọn nhà và tìm chỗ mới một lần thôi cũng đủ ám ảnh anh rồi.
Cũng nhờ lần giúp đỡ này mà tụi tôi thân hơn, và tôi cũng biết thêm về anh. Bố anh là một trung tướng về hưu, mẹ anh là giáo viên trung học cũng sắp về hưu. Anh học sau tôi hai khóa nhưng chỉ kém tôi có một tuổi, nên anh cứ gọi tôi là "Bác" làm tôi lúc đầu rất ngại.

Anh ta tốt nghiệp đại học ở Hà Nội với tấm bằng đỏ và tức thì nối nghiệp mẹ đi dạy ngay sau khi ra trường, theo mô-típ truyền thống cử nhân dạy cử nhân rồi tìm cơ hội xin học bổng nước ngoài để học lên cao.

Anh qua Đan Mạch học Cao Học bên kỹ thuật nên chúng tôi không học chung lớp, vì tôi học bên kinh doanh, nhưng cộng đồng du học sinh ở đây khá neo đơn nên chúng tôi vẫn thân nhau. Căn phòng của anh cũng là nơi tụi tôi nói chuyện chính trị Việt Nam ra rả suốt ngày, mà hình như đây là đề tài chung của du học sinh Việt Nam thời ấy, cái thời chưa có mạng xã hội và khao khát thông tin ngoài luồng sau khi được xổ chuồng từ cái ngục lớn.

Dẫu có xung đột ý thức hệ và bị dư âm cuộc chiến Bắc Nam chia rẽ, chúng tôi vẫn là bạn tốt của nhau, cũng vì cái tình đồng hương. Cũng nhờ là dân miền Trung nên tôi chẳng mang nhiều thù hận, dù miền Trung là vùng trái độn chịu nhiều thương đau nhất. Hơn 30 chục năm sau cuộc chiến mà miền Trung vẫn còn nhiều bom đạn còn sót lại, lâu lâu lại vang lên tiếng nổ lấy đi sinh mạng của dân nghèo cưa đạn kiếm ăn.

Vì là du học sinh đầu tiên của trường nên tôi cũng là người đầu tiên rời trường. Ngày tôi bảo vệ luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ, tôi cũng chỉ có hai khách mời là hai du học sinh còn lại. Dẫu gì chúng tôi cũng thuộc một phân khúc thị trường riêng, là những người dễ bị đồng hương tị nạn chụp mũ cộng sản và ghẻ lạnh lúc đầu, và chưa biết khi về nước có bị ghẻ lạnh là thân phương Tây hay không.
Làm du học sinh thời mới mở cửa chẳng khác gì dân miền Trung hứng chịu hai làn đạn Bắc Nam. Đó cũng là cách tôi tự an ủi mình. Rời Bắc Âu với cuốn tuyển tập của văn hào An-đéc-xen với ước mơ một nước Việt Nam sẽ yên bình và nhân bản như những câu chuyện cổ tích của ông.

Mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc và một cuộc sống ấm no. Tôi cũng không ngoại lệ. Rồi tôi cũng qua định cư ở xứ mang nhiều ước mơ của di dân. Hoa Kỳ, nơi của những ước mơ thành hiện thực nhưng cũng không thiếu những ước mơ tan vỡ. Đó là xứ sở của chọn lọc tự nhiên và trăm hoa đua nở, nhưng để vươn lên thì mỗi đoá hoa phải có hương sắc riêng hay cốt cách riêng.

Hoa Kỳ cũng là xứ sở của những trường đua, và quan trọng đó là xứ mà con người ta dùng chữ "cày" thay cho chữ "làm việc", vì dân lao động ở đây làm việc rất nhiều giờ. Và đôi khi để gánh đỡ chi phí cho gia đình, một người phải làm 2-3 jobs với giờ làm việc lên tới 60 tiếng hay nhiều hơn một tuần. Thời gian ở xứ Cờ Hoa này qua rất mau.

Mới đó mà đã mười năm, tôi không nhớ là anh bạn du sinh Bắc Kỳ năm xưa tốt nghiệp năm nào, và hiện đang ở đâu, Hà Nội hay vẫn còn ở nơi nào đó ở Châu Âu. Thường thì trí thức miền Bắc hay học lên tới Tiến Sĩ, vì ngoài đó có rất nhiều Tiến Sĩ, lên tới 9-10 ngàn ông Tiến Sĩ gì đó, nên mỗi khi đi du học thì du sinh Bắc Kỳ thường phải học tới Tiến Sĩ mới về, nếu không thì khi về nước phải làm phó cho mấy sếp Tiến Sĩ, trong đó có Tiến Sĩ đỏ từ Liên Xô và Đông Âu cũ thì rách việc. Dù gì đi nữa thì tôi cũng mong anh bạn này học ra Tiến Sĩ và ở lại Châu Âu thêm một thời gian nữa để tẩy rửa bớt màu đỏ phương Bắc, và tôi tin là vậy.

Một hôm tôi nhận được email của một ông thầy chùa từ Đan Mạch. Ông sẽ qua Hoa Kỳ làm Phật Sự. Kí ức lại hiện về. Tôi còn nhớ ngày xưa hay tới chùa vào mùa Vu Lan và Phật Đản để cầu an cho gia đình, và chính tôi là người rủ anh Bắc Kỳ này đến chùa lần đầu. Trí thức XHCN ngày ấy ở miền Bắc hình như bị vô thần hoá gần hết, vì họ ít đi chùa, nếu có cũng theo phong trào, lên chùa tìm đối tác yêu đương những ngày lễ lạc hay lên chùa với bạn trai bạn gái để cầu tình duyên và chụp hình. Còn chuyện lặng lẽ đến chùa một mình giữa đêm đông, đứng ngoài sân chùa cầu an cho gia đình dưới tượng Phật Bà Quan Âm gần như là chuyện hiếm. Ấy thế mà anh du sinh này lại đi chùa thường xuyên hơn tôi, và trở thành bạn của ông thầy chùa.

Hội ngộ mười năm với ông thầy giúp tôi hiểu thêm về người bạn cũ. Tôi được biết anh có dạo dọn vào chùa sống. Và chính ông thầy này khen anh Bắc Kỳ kia mộ đạo hơn tôi, vì tôi có phần tài tử lúc nắng lúc mưa, không ngoan đạo vào cung kính thầy chùa bằng anh ta.

Thêm một chuyện mà tôi không bao giờ nghĩ đến, và cũng thật khó tin nếu cái tin này không xuất pháp từ một ông thượng toạ của một ngôi chùa. Anh du sinh Bắc Kỳ nay đã định cư ở Bắc Âu với cô vợ đem từ miền Bắc qua. Anh vi phạm chính sách hai con của công chức Việt thì anh sanh tới bốn đứa con và nghe đâu sắp sanh đứa thứ năm. Và còn nữa, bố mẹ của anh thường qua thăm và ở lại rất lâu để chăm cháu.

Bố mẹ anh là hai “cán bộ cách mạng lão thành”, nay chắc đã về hưu. Họ từng là hình mẫu lí tưởng trong bài nhạc đỏ "Mùa Xuân bên cửa sổ", một trong số bài hát hiếm hoi ở trong nước mà tôi còn nhớ: "Khi mặt trận bình yên, anh lính về thăm phố". Cái câu này làm tôi nhớ đến bố anh là một tướng về hưu, từng là anh lính về thăm mẹ anh là cô giáo nơi hậu phương. Một hình tượng đẹp mà ai từng đi học ở Việt Nam đều nghĩ tới. Chỉ không biết là anh lính đó có hiểu mình đang phục vụ cho ai và cho mục đích gì hay không.

Nhưng dù gì đi nữa, ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, tôi tự an ủi mình như thế.

Có lẽ anh bạn du sinh Bắc Kỳ ở xứ thần tiên bên đó vẫn hơn. Về nước thì cái học của anh không biết được xài vào việc gì. Sang xứ cờ hoa, nếu ở chỗ nào mang danh "Little Saigon", đôi khi anh khó mà truyện trò thoải mái.

Không chừng, anh Bắc Kỳ 2 nút sẽ phải học tiếng Bắc kỳ 9 nút và dùng ngôn ngữ miền Nam, nếu không thì anh sẽ thấy cuộc nội chiến Bắc-Nam như vẫn còn đâu đây.

Michelle Phan - Nàng công chúa Tuyết Băng



Ngày xửa, ngày xưa, có một nàng công chúa xinh đẹp tên là Tuyết Băng. Nàng sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bất hạnh, gãy vỡ. Thế rồi có một ngày kia... Câu chuyện của cô gái Michelle Phan có tên Việt là Tuyết Băng, đã có thể bắt đầu như một câu chuyện cổ tích thế kia. Trong xã hội tân kỳ hôm nay. Của thời đại internet. Trong thế giới mộng tưởng về những nàng công chúa Disney, những búp bê Barbie xinh xắn. Đây là một trong hàng tỉ câu chuyện kể về cuộc đời mỗi người trên trái đất này. Nhưng đẹp thay,  chúng ta lại đọc được thêm một câu chuyện cổ tích kết thúc có hậu khác, về cuộc đời một cô gái trẻ gốc Việt trở thành một hiện tượng youtube và chủ nhân công ty vài chục triệu đô la như thế nào. Một cổ tích tân thời với “happy ending”.

alt


Kỳ 1
Những giấc mơ tuổi thơ

Câu chuyện phải quay ngược lại thời gian trong một ngày băng tuyết mùa Đông tại Boston, Massachusetts của đầu năm 1987. Một đôi vợ chồng gốc Việt chạy xe giữa những bông tuyết sáng rực một màu trời. "Michelle, con của mình sẽ là tên Michelle", người chồng bảo. "Thế còn tên Việt Nam?" - người đàn bà âu yếm quay sang chồng. Nhìn những bông tuyết tuyệt đẹp đang rơi ngoài trời, người chồng thốt lên "Tuyết Băng". Thế rồi  ba tháng sau, nàng công chúa bé nhỏ Michelle Phan mang tên Việt là Tuyết Băng chào đời. Tuyết Băng không sinh ra trong nhung lụa, hạnh phúc như những nàng công chúa mà đã trải qua một tuổi thơ bất hạnh, chẳng như cái tên xinh đẹp của mình. Nhưng giấc mơ về những nàng công chúa cổ tích vẫn ngấm ngầm trong tâm trí cô bé cô đơn. Để một ngày, chính cô trở thành một "nữ hoàng" như vậy. Có đến hơn bảy triệu "thần dân". Dù là trên không gian ảo, nhưng đủ cho tên tuổi của cô trở thành một trong những người được giới thiếu niên mến mộ, yêu thích và xuất hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng thế giới.

alt
“Draw My Life” trên youtube

Câu chuyện về cái tên của mình ra đời như thế nào đã được chính Michelle kể lại như vậy trong đoạn phim đưa lên youtube "Draw My Life", được phát âm rất rõ hai chữ "Tuyết Băng" của một cô gái có thể nói tiếng Việt sành sỏi. Đoạn phim dài hơn 11 phút, ít nhiều cho những "thần dân" của Michelle biết về mình, sau khi cô đã đạt đến thành công trong vài năm qua, trở thành một "celebrity" trong mắt những cô gái mới lớn. Cho đến nay, có lẽ cái tên Michelle Phan đã trở nên khá quen thuộc với những thiếu nữ mới lớn, nếu chưa một lần xem qua các đoạn phim hướng dẫn về cách trang điểm sắc đẹp được đưa lên kênh youtube của riêng cô, thì cũng đọc hay thấy cô xuất hiện trên các show truyền hình, các giải thưởng hoặc trên nhiều tạp chí, đặc biệt khi được đề cử vào giải thưởng thường niên "Teen Choice Awards" năm 2014 này. Với hơn 7 triệu người ghi tên theo dõi các đoạn phim video của cô và hơn một tỉ lượt xem, con số đủ để đưa Michelle lên ngôi "nữ hoàng" youtube mà khó lòng có nhiều người đạt đến. Kể cả những chuyên gia thượng thặng trong kỹ nghệ trang điểm hay các tập đoàn mỹ phẩm nổi danh khắp thế giới. Nhưng trước khi nói đến câu chuyện thành công của Michelle Phan ra sao, có lẽ cũng kể về những chặng đường tuổi thơ cùng những suy nghĩ của cô để dẫn đến hôm nay.

alt
Bìa một cuốn sách của Michelle Phan. Bây giờ cô ấy có một kênh với gần 7 triệu thuê bao trên YouTube, nguồn qingsteahouse.blogspot.com

Sinh ra tại Boston, Michelle Phan nay đã 27 tuổi, dù kể về cha với những lời lẽ đầy thương yêu, trìu mến nhưng không may,  cha cô lại là một người có máu đỏ đen, đã đem lại tuổi thơ Michelle những dấu ấn khó phai. Vài tuổi, Michelle cùng gia đình dọn sang California, nơi những bất hạnh bắt đầu khi cô kể rằng, gia đình phải liên tục dọn chỗ ở vì cha cô đem cả tiền thuê nhà ra đánh bạc. Có năm gia đình cô đã phải bị dời nhà đến sáu lần vì thiếu hụt tiền nhà. Nhìn những giọt nước mắt đau khổ, thất vọng của mẹ nhiều đêm, Michelle dù còn rất nhỏ cũng đã mong mình sẽ lớn thật nhanh để có thể đỡ đần gì đó cho mẹ.  Nhút nhát, cộng thêm việc thay đổi trường lớp liên tục không cho Michelle có đủ thời gian để có bạn như trẻ em cùng trang lứa. Michelle chỉ còn đem sự cô đơn của mình để vẽ nên những nàng công chúa cổ tích trong phim Disney, vẽ những nàng siêu nhân với mộng ước một ngày nào đó, mình sẽ trở thành những nàng công chúa sang giàu hạnh phúc, thành những siêu nhân đầy những quyền năng để cứu gia đình ra khỏi những tuyệt vọng, thiếu hụt. Gia đình cô lại tiếp tục dọn về Florida, tránh khỏi California nơi những sòng bạc đầy hấp lực với các con bạc như cha cô. Nhưng không cưỡng lại cơn ghiền cờ bạc, cha cô lại lao vào chiếu đỏ đen. Thế rồi một đêm, sau một canh bạc lớn bị cháy túi, cha của Michelle đã tự mình biến mất khỏi cuộc đời mẹ con cô, để lại cho họ sự tan nát, trống vắng, túng quẫn, cùng sự mong ngóng cha trở về hàng đêm của Michelle. Một thời gian sau, mẹ Michelle đi thêm bước nữa và anh em cô có thêm một em gái cùng mẹ khác cha. Nhưng bi kịch lại tái diễn, khi người cha dượng không như anh em cô mơ ước. Dù cô không muốn nhắc lại nhiều nhưng dường như nó đã để những thương tổn tinh thần đậm nét khác cho mẹ con cô. Họ rời người cha kế này và lại trở về với đời sống của một gia đình chỉ có người mẹ với các con nhỏ, ở trong khu chung cư chỉ một phòng ngủ cho bốn mẹ con. Món quà Giáng Sinh mơ ước của cô là con búp bê nhỏ và một ngôi nhà đồ chơi cho búp bê nhưng mẹ cô vẫn không kham nổi, Michelle phải tự cắt những miếng cạc-tông để làm nhà cho búp bê mẹ mua. Đã có thời gian mẹ con cô phải sống nhờ vào những trợ cấp xã hội. Mẹ đi làm nail, anh em cô phải đi làm thêm sau giờ học, cô làm phục vụ tại nhà hàng, phụ giúp thêm mẹ. Michelle kể lại trải nghiệm của mình cho những bé gái khác rằng, những khi gặp những khó khăn nhất của đời sống thì hãy ngồi xuống viết, vẽ, nghe hay chơi nhạc để xoa dịu lòng mình như cô đã làm. Nghệ thuật là sự giải thoát cho cô gái nhỏ. Bằng một tâm hồn mẫn cảm và những suy cảm nghệ thuật như vậy, Michelle định hình cho mình một ý thức mỹ học, dù mơ hồ nhưng khởi đầu cho con đường làm đẹp mà cô theo đuổi sau này.

alt
Một “wallpaper” của Michelle Phan

Những năm cuối bậc trung học, cũng khó khăn cho đến khi được mẹ cho phép, cô bắt đầu tự trang điểm cho mình. Không chỉ là một kiểu làm đẹp của tuổi mới lớn, Michelle xem trang điểm cũng như cách cô tự họa về chính con người của mình, khi xem khuôn mặt của mình là giấy vẽ và cọ, màu vẽ là những vật dụng trang điểm. Đó cũng chính là điều Michelle đeo đuổi khi cô được nhận vào học đại học Mỹ Thuật Ringling, nơi mà mẹ cô đã phải đôn đáo vay mượn 12,000 đô la cho cô theo học và thực hiện ước mơ của mình. Những bài học căn bản về hội họa chân dung từ ngôi trường này đã cho Michelle cơ hội áp dụng  màu sắc, hiệu ứng ánh sáng lên khuôn mặt mà cô đã sẵn tư khiếu. Từ phòng ngủ ký túc xá, những thước phim tự quay  về trang điểm đầu tiên của cô được đưa lên mạng, khởi đầu cho một hiện tượng trở thành một "minh tinh" youtube thượng thặng - là người phụ nữ đứng hạng nhì trên youtube có số người xem đông nhất, với vài triệu cô gái ghi tên theo dõi các thước phim cô hướng dẫn cách trang điểm như đã nói bên trên. Hồi đầu năm nay, Đại Học Ringling đã trao tặng bằng Tiến Sĩ Danh Dự cho cô cựu sinh viên của mình, người sau bảy năm đã tạo nên một vinh dự cho trường về những gì đạt được.

Như một nhà văn nào đó đã viết rằng, "Bất hạnh mang lại cho người ta những phẩm hạnh mà hạnh phúc đã lấy mất", những giấc mơ của Michelle Phan về một ngày trở thành một "công chúa" đã trở thành sự thật. Không phải đến từ những may mắn mà bằng những giấc mơ và tư khiếu mà cô tự tạo từ chính tuổi thơ bất hạnh của mình. Câu chuyện của Michelle không chỉ tạo sự xúc động cho những ai nghe qua câu chuyện của cô, mà nó còn tạo niềm cảm hứng cho những cô gái mới lớn biết đối diện và vượt lên số phận để tìm ra chính khả năng và con người thật của mình.

alt

 
alt

Kỳ cuối
Con đường nổi danh và trở thành chủ hãng

Khi Michelle phấn khích được nhận vào đại học mỹ thuật Ringling College of Art and Design tại Florida, Michelle đã hứa với mẹ rằng cô sẽ cố gắng học hành để lo cho gia đình, dù cô cũng chưa có bất cứ ý niệm gì về việc tận dụng youtube hay tương lai của mình ra sao. Cô bắt đầu viết blog, ghi lại đời sống một tân sinh viên cũng như những khao khát sẽ trở thành một cô gái có tiền, có một gia đình hạnh phúc sau những ám ảnh về tuổi thơ mình. Khi được các  giáo sư giao cho chiếc máy điện toán MacBook Pro với câu hỏi cho các sinh viên rằng, họ sẽ làm gì với nó, cô đã thực hiện một đoạn phim hướng dẫn cách trang điểm đầu tiên của mình trên youtube, nghĩ rằng chỉ để cho một vài cô gái trên blog xem vì đã hỏi Michelle về cách trang điểm trước đó. Không ngờ chỉ sau tuần đầu tiên, đã có đến hơn 40,000 lượt người xem. Cuộc đời Michelle bắt đầu đi sang một khúc quanh mới, khi cô nhận ra các cô gái trẻ đã thích thú với thước phim hướng dẫn trang điểm của mình như thế nào.

alt
Michelle Phan và bạn trai Dominique Capraro, một người mẫu Thụy Sĩ

Dù việc một đoạn phim nào đó trên youtube có thể tình cờ thu hút được hàng chục hay trăm ngàn lượt xem, nhưng việc kiếm tiền qua nó không dễ dàng như thoạt nghe. Muốn được trả tiền, chủ nhân phải có một kênh phim có đông đảo người ghi tên theo dõi liên tục, cố định và lâu dài. Michelle cũng vậy, cô thoạt đầu xem nó là niềm vui hơn là mục tiêu kiếm tiền, khi lần lượt đóng nhiều vai được trang điểm khác nhau, sử dụng nhiều kỹ thuật và cảm xúc khác nhau trong các đoạn phim dạy trang điểm sống động và thích hợp cho các cô gái mới lớn, đồng thời những đồ trang điểm cũng là hàng rẻ tiền, dễ mua tại các tiệm tạp phẩm, thích hợp cho giới trẻ này. Có thể  xem youtube như một phương tiện ngẫu nhiên để cho Michelle cơ hội thực hiện những giấc mơ ấp ủ của mình, còn lại là sự riêng biệt và độc đáo của cô để định hình con đường của mình, vì trước cô, ắt đã có hàng ngàn chuyên gia thượng thặng trong mỹ nghệ trang điểm. Nhưng với Michelle, khi xem trang điểm như cách vẽ một chân dung,  cô bơm vào nó hơi thở của một họa sĩ đa cảm thay vì chỉ là cách làm đẹp của một người phụ nữ thông thường.

alt
Người hâm mộ xếp hàng mua sách của Michelle Phan

Số người ghi tên vào kênh video của cô tăng dần. Khi tiền quảng cáo cô nhận được từ youtube bằng với tiền công làm nhân viên phục vụ tại nhà hàng, cô bỏ việc. Nụ cười chế giễu của người chủ khi biết cô bỏ việc vì youtube, càng làm cô xác quyết về con đường phải đạt đến của mình. Phim làm nhiều hơn, người xem đông hơn. Khi những clip phim dạy cách trang điểm giống ca sĩ Lady Gaga mà Michelle bảo rằng chỉ để "cho vui" thay vì "bắt chước" Lady Gaga được cô thực hiện, chúng trở thành một cú đột biến cho kênh phim của Michelle. Những clip phim có đến vài chục triệu người xem, tương tự cho những clip cô hướng dẫn trang điểm trở thành những khuôn mặt búp-bê hay các tài tử nổi danh khác. Khi một nhân viên quản trị cao cấp của hãng mỹ phẩm Lancome dạo tìm quanh internet và phát hiện kênh youtube hướng dẫn trang điểm của Michelle cũng có xài hàng của họ và đông đúc "thần dân" như vậy, Lancome đã mời cô làm phát ngôn viên cho hãng và hướng dẫn khách cách dùng mỹ phẩm Lancome. Một vận may cho Michelle và cả cho... Lancome vì với sự góp mặt của Michelle, bốn trong năm clip phim của hãng đưa lên youtube và thu hút số người mới ghi tên theo dõi kênh youtube Lancome đông nhất là do Michelle hướng dẫn cách trang điểm.  Năm 2012, sau bốn năm và 200 clip phim đưa lên youtube như một hiện tượng thành công, hãng Google đã đề nghị trả cho Michelle một triệu đô la để thu hình cho khoảng 20 tiếng đồng hồ. Google chọn cô gái có những thước phim không rõ nét được thu hình từ phòng ngủ của mình, thay vì hàng ngàn chuyên gia khác quả là một điều khác thường. Nhưng không khó hiểu. Sự khác biệt của Michelle so với giới chuyên gia mỹ phẩm thượng thặng khác là các cô gái trẻ xem Michelle như một người chị, một BFF- một người bạn luôn thân thiết. Nhưng giấc mơ trở thành "công chúa" của Michelle chính thức trở thành sự thật phải kể khi hãng mỹ phẩm lớn nhất thế giới L'Oreal của Pháp- hãng mẹ của Lancome, gọi điện thoại báo tin sẽ ký hợp đồng  với Michelle để cho ra đời một dòng sản phẩm trang điểm của riêng cô. Sau phút giây bàng hoàng khi nhận ra không phải đang mơ, Michelle gọi điện về cho mẹ đang làm ở tiệm nail: "Mẹ! Hôm nay là ngày cuối cùng mẹ làm việc này. Con không muốn mẹ đi làm ngày mai nữa". Để rồi cả hai mẹ con cùng khóc nức nở qua điện thoại sau khi mẹ cô nghe tin.  Và một dòng mỹ phẩm mới của L'Oreal có tên tiếng Việt được ra đời và tung ra thị trường: "em michelle phan". Chọn một đại từ ba ngôi nhiều ý nghĩa và quen thuộc trong tiếng Việt cho dòng mỹ phẩm mang tính toàn cầu, cũng như việc lồng ý nghĩa hoa sen vươn lên trong clip phim về đời mình, Michelle có vẻ như mang một tâm cảm rất Việt so với thế hệ đồng thời sinh ra ở hải ngoại.

alt
Michelle Phan ký tặng sách

Câu chuyện còn lại chỉ là những sự nổi tiếng, các phỏng vấn của báo đài, những sự xuất hiện trên các sô truyền hình hay làm đại diện quảng cáo cho các hãng khác cùng các chuyến đi đây đó để giới thiệu mỹ phẩm cho các hãng cô đại diện. Không ngừng ở đó, với sẵn hàng triệu "thần dân" trong tay, "nữ hoàng" youtube đã mở hãng thương mại mỹ phẩm Ispy của riêng mình và hiện nay có hơn 700,000 khách hàng thường trực đã trả mỗi tháng $10 để nhận các mẫu mỹ phẩm, được xem các video hướng dẫn trang điểm qua chương trình Glam Bags. Chỉ riêng với hoạt động này cũng đã mang lại cho Ispy một tổng thu 84 triệu đô la. Cuốn sách Makeup của Michelle Phan xuất bản hồi tháng trước cũng được các cô gái mới lớn đón nhận nồng nhiệt, khi những nơi cô xuất hiện để ký sách đã có hàng trăm thiếu nữ sắp hàng để mua và được nhận chữ ký. Dù không nhận được giải thưởng cuối cùng, nhưng khi được đề cử vào chung kết giải thưởng thường niên "Teen Choice Award" cùng vô vàn tài tử, ca sĩ nổi tiếng thế giới đã cho tên tuổi Michelle bay xa hơn thế giới youtube hay giới hạn trong nước Mỹ.

alt
Youtube quảng cáo chương trình của Michelle Phan trên xe điện ngầm

Bên cạnh một số hợp đồng cùng các hãng như Beats, Toyota, SanDisk, Audible.., Michelle Phan cũng đang làm người mẫu quảng cáo cho hãng nước giải khát Dr Pepper. Đoạn phim quảng cáo  về Dr Pepper Diet đã gom gọn nỗ lực của Michelle Phan vào trong 30 giây quảng cáo của mình: làm nhân viên phục vụ nhà hàng (bưng Dr Pepper cho khách), hướng dẫn trang điểm trên youtube và tất nhiên, thành một doanh nhân ngồi uống... Dr Pepper trước máy điện toán. Con đường của một cô gái trong gia đình di dân gốc Việt từng có lúc phải sống nhờ food stamp rồi trở thành một nhân vật nổi tiếng như Michelle Phan không phải xảy ra nơi mỗi gia đình di dân, nhưng ít ra nó cũng cho thấy có những cánh cửa cơ hội rộng mở khác hơn những con đường khuôn mẫu chung mà không ít phụ huynh gốc Việt vốn thường áp đặt và kỳ vọng nơi con cái mình và bỏ qua những khả năng thiên khiếu nơi các em.

alt
Michelle Phan quảng cáo cho Dr Pepper


Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Viện Khổng Tử, cơ quan tuyên truyền và tình báo Trung Cộng - Tác giả Trần Trung Đạo




 
Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành từ chính phủ Đức. Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Paster, nhà văn JulesVerne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với chính phủ Pháp.
Các nước Phi Châu tuy nghèo nàn, lạc hậu về kỹ thuật, bị thực dân xâm lược rồi nội chiến triền miên nhưng không phải vì thế mà họ không kiêu hãnh với nền văn hóa và cũng luôn tìm mọi cách để giới thiệu cùng nhân loại những nét đặc thù của dân tộc họ. Hiến chương Phục Hưng Văn Hóa Phi Châu được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chuẩn y ngày 24 tháng Giêng 2006 đã tạo điều kiện phục hưng các giá trị và giới thiệu văn hóa Phi Châu đến các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ngày nay nhiều viện văn hóa Phi Châu do tư nhân tài trợ có mặt nhiều nơi trên thế giới.Phát huy văn hóa là lẽ tự nhiên và đáng ca ngợi. Ngoài trừ những kẻ tự thu mình trong góc tối, sống trong ảo tưởng “quê hương mình là đẹp hơn cả” dù suốt đời không ra khỏi nhà để rồi trở nên ngày thêm u mê lạc hậu, phần lớn các lãnh đạo và con người trên thế giới đều biết trong cái riêng bao giờ cũng có cái chung, văn hóa của một dân tộc là một phần của văn minh nhân loại.

Thế nhưng, những khái niệm văn hóa, độc lập, tự trị, phi chính phủ của các trung tâm, các viện văn hóa nêu trên không áp dụng trong trường hợp các Viện Khổng Tử của Trung Cộng, bởi vì thực chất của các viện này chỉ là cơ quan tuyên truyền, tình báo và được đặt dưới sự lãnh đạo của Cục Tuyên Truyền Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tuyên truyền là xương sống của chế độ CS. Từ khi thành lập đảng CSTQ năm 1921 đến nay, tuyên truyền luôn đóng một vai trò quyết định trong việc thực thi các chính sách của đảng. Cục Tuyên Truyền Trung Ương do Lý Trường Xuân, Ủy viên Bộ chính trị đứng hàng thứ năm làm Cục Trưởng.
 
Tại sao là Viện Khổng Tử mà không là Viện Mao Trạch Đông hay Viện Đặng Tiểu Bình? 
 
Bản chất của CS từ Âu sang Á là giấu mặt và vận dụng ảnh hưởng của các nhân vật lịch sử trong đó Khổng Tử là một trong những nạn nhân. Trong thời kỳ sau 1949 đến 1966, lãnh đạo Trung Cộng dựa vào Khổng Tử như biểu tượng của quyền hạn gia đình bởi vì trong giai đoạn đó Mao chủ trương phân tán quyền sở hữu đất đai xuống các đơn vị gia đình qua trung gian các chính sách cải cách ruộng đất và Bước Tiến Nhảy Vọt đầy thảm họa.
 
Mao ca ngợi Khổng Tử “nhiệm vụ của chúng ta là nghiên cứu các thành tựu lịch sử và đánh giá chúng với quan điểm Mác Lê. Trung Hoa có một lịch sử dài nhiều ngàn năm với đặc tính riêng và là những kho tàng quý báu… Chúng ta phải tổng hợp từ Khổng Tử đến Tôn Dật Tiên và kế thừa các truyền thống giá trị này”. Lưu Thiếu Kỳ còn đi xa hơn khi cho rằng Khổng Tử có nhiều đặc điểm của một người CS tốt.Tuy nhiên, trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, bao nhiêu thất bại, sai lầm của Mao đều được đổ lên đầu Khổng Tử khi chiến dịch Chống Bốn Cũ (nhận thức cũ, văn hóa cũ, truyền thống cũ, tập quán cũ) được phát động. Nội dung của Cách Mạng Văn Hóa được tóm tắt là “cái mới” chống “cái cũ” và trong đó Khổng Tử đại diện cho mọi “cái cũ” và biểu tượng của xã hội giai cấp. Không chỉ chống Khổng Tử về mặt tư tưởng mà cả đền thờ, di tích, sách vở đều bị đục bỏ hay đốt phá. Mao phát biểu “đọc sách nhiều quá sẽ làm tê liệt khả năng nhận thức”. Mục đích chống Khổng Tử của Mao là để đương đầu với sự thất bại kinh tế do chính y gây ra và chống lại những lãnh đạo thực tâm sùng bái Khổng Tử trong đó có Lưu Thiếu Kỳ. Kết quả, 60 phần trăm lãnh đạo CS các cấp bị thanh trừng qua nhiều hình thức.

Khi nhân loại bước vào thiên niên kỷ thứ ba, thế giới thay đổi và sẽ thay đổi một cách nhanh chóng trong thời gian tới. Sự toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trong lãnh vực kinh tế mà cả văn hóa, xã hội. Nhân vật lịch sử cần được đánh bóng không phải là hai hồn ma CS Mao hay Đặng mà chính là Khổng Tử. Lãnh đạo Trung Cộng Hồ Cẩm Đào khi giới thiệu Khổng Tử đã ca ngợi ông ta chủ trương một “xã hội hài hòa”. Bộ máy tuyên truyền Trung Cộng in Luận Ngữ và là tác phẩm phát hành nhiều nhất ở Trung Quốc, và các ấn bản ngoại ngữ cũng được giới thiệu nhiều nơi trên thế giới.
Theo Giáo sư Gilbert Rozman thuộc khoa xã hội học, đại học Princeton, Trung Cộng “muốn thế giới nhìn vào lịch sử Trung Quốc và những vinh quang quá khứ để khuyến khích họ chấp nhận một Trung Quốc hiện nay nhiều hơn”. Phê bình quan điểm của Hồ Cẩm Đào, Giáo sư Perry Link, Ban Đông Á, đại học Princeton cho rằng có sự mâu thuẫn về căn bản là cái cách chính phủ Trung Cộng sử dụng Khổng Tử để đại diện cho văn hóa Trung Hoa hài hòa ở nước ngoài trong khi đó đảng áp dụng chính sách toàn trị hà khắc đối với người dân trong nước.
 
Lịch sử hình thành Viện Khổng Tử
 
Kế hoạch Viện Khổng Tử được chính thức ra đời vào tháng Sáu năm 2004. Sau vài lần thử nghiệm tại Uzbekistan, viện đầu tiên được khánh thành ngày 21 tháng 11 năm 2004 tại Seoul, Nam Hàn. Đến nay, 2014, đã có 480 Viện Khổng Tử rải rác khắp sáu lục địa. Lãnh đạo Trung Cộng tuyên bố vào năm 2020 con số Viện Khổng Tử sẽ lên đến một ngàn viện.
So với Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) được thành lập 131 năm trước, con số một ngàn đầy tham vọng và cấp bách của Trung Cộng rõ ràng không phải chỉ thuần mục đích văn hóa. Tạp chí The Economist nhận xét Viện Khổng Tử chỉ là “cơ quan nhà nước” CS và do đó chấp hành một cách nghiêm chỉnh các chủ trương của đảng. Với điều kiện thông tin ngày ngay, nhận xét của tạp chí The Economist có thể kiểm chứng một cách dễ dàng.
 
Các chức năng mặt nổi của Viện Khổng Tử
 
Theo tài liệu chính thức, Viện Khổng Tử là bộ phận của Hán Ban (汉办) “một cơ quan của Hội Đồng Quốc Tế Hoa Ngữ, một tổ chức không lợi nhuận, phi chính phủ, liên kết với Bộ Giáo Dục Trung Quốc” Nhiệm vụ công khai của Viện Khổng Tử là “giảng dạy Hoa ngữ ” và “đóng góp vào sự thành hình một thế giới đa dạng và hài hòa”.
 
Hán Ban, về cơ cấu trực thuộc Hội Đồng Quốc Tế Hoa Ngữ, trong thực tế chẳng phải phi lợi nhuận, tự trị gì mà do một lãnh đạo CS cấp trung ương điều hành. Chủ tịch Hội Đồng Quốc Tế Hoa Ngữ là bà Chen Zhili. Bà Chen sinh tháng 11 năm 1942, nguyên Cố Vấn Nhà Nước kiêm Bộ Trưởng Giáo Dục Trung Cộng. Bà gia nhập đảng CSTQ năm 1961. Nguyên là Bí Thư đảng bộ Ban Khoa Học Kỹ Thuật Thượng Hải, sau đó được thăng cấp giữ chức Giám Đốc Ban Tuyên Truyền Thượng Hải kiêm Phó Bí Thư Ban Chấp Hành Đảng Bộ Thượng Hải. Từ năm 2008 bà Chen là Phó Chủ Tịch Quốc Hội Trung Cộng. Về cấp bậc đảng, bà Chen là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSTQ tại các đại hội 15, 16, 17 đảng CSTQ. Tổng giám đốc hiện nay của Hán Ban là bà Xu Lin, cấp thứ trưởng trong chính phủ, thành viên của Hội Đồng Nhà Nước và ủy viên Hội Đồng Tham Vấn Chính Trị. Điều đó cho thấy cả hai lãnh đạo Viện Khổng Tử đều là cán bộ tuyên truyền cao cấp chứ chẳng thuần túy văn hóa, ngôn ngữ gì.
 
Về tài chánh, theo Chinadigitaltimes, Viện Khổng Tử được sử dụng một ngân sách rất cao lên đến nhiều tỉ yuan và website của Viện Khổng Tử cũng được xếp vào một trong những website tốn kém nhất tại Trung Cộng. Bà Chen Zhili ra ngoại quốc được quyền sử dụng tiền bạc một cách rộng rãi so với các ngân sách giáo dục khác. Mặc dù rất ngạc nhiên trước thái độ yểm trợ tài chánh dồi dào của Trung Cộng, nhiều đại học quốc tế, kể cả Mỹ, cần tiền bảo trợ cho các chương trình Hoa Ngữ nên cũng không khó khăn lắm trong việc chấp nhận sự thành lập Viện Khổng Tử.
 
Các chức năng mặt chìm của Viện Khổng Tử
 
- Thực hiện chủ trương tuyên truyền “sức mạnh mềm”: Theo Giáo sư Joseph Nye Jr., sức mạnh mềm được định nghĩa như là khả năng đạt được mục tiêu bằng ảnh hưởng, hợp tác với đối phương thay vì ép buộc đối phương phải tuân hành. Người viết đã phân tích chi tiết trong bài Từ Hồ Cẩm Đào đến Obama, bài học về chính sách Sức mạnh mềm (Soft power).
 
Joseph Nye Jr. tóm tắt quan điểm này trong tác phẩm Sức mạnh Mềm: Phương tiện để Thành công trong Chính trị Thế giới (Soft Power: The Means to Success in World Politics): “Một quốc gia có thể đạt được kết quả mong muốn trong chính trị thế giới bởi vì các quốc gia khác – khâm phục giá trị của nó, tích cực noi gương các thành tựu nó đạt được, khát vọng để đạt đến mức độ thịnh vượng và mở rộng của nó, muốn theo chân nó. Trong ý nghĩa đó, quan trọng là đặt ra một nghị trình và thu hút các quốc gia khác trong chính trị thế giới, và không chỉ buộc họ thay đổi bằng các đe dọa quân sự hay trừng phạt kinh tế.
 
Cũng theo Joseph Nye Jr., sức mạnh mềm của một quốc gia đặt trên ba nguồn: văn hóa, giá trị chính trị và chính sách đối ngoại. Áp dụng chính sách sức mạnh mềm trong phạm vi thế giới đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chính sách tuyên truyền quốc tế của Hồ Cẩm Đào và các lãnh đạo Trung Cộng hiện nay.
 
Trung Cộng có hai đường lối tuyền truyền tương đối độc lập gồm tuyên truyền đối nội nhằm kiểm soát nhận thức người dân và tuyên truyền đối ngoại tập trung vào việc ảnh hưởng dư luận quốc tế một cách phù hợp với chính sách đối ngoại của đảng CSTQ. Tạp chí Economist giải thích các Viện Khổng Tử được sử dụng nhằm giành được sự đồng thuận của dư luận thế giới.
 
Mục đích cụ thể của đường lối tuyên truyền đối ngoại gồm (1) trấn an dư luận thế giới về một Trung Cộng đe dọa, (2) bảo đảm nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho nền kinh tế tăng nhanh nhưng lãnh phí, (3) xây dựng các liên minh quốc tế và làm yếu vai trò của Đài Loan trong cộng đồng thế giới, và (4) phát huy một thế giới đa phương và giới hạn sức mạnh của Mỹ.
 
Khi Hồ Cẩm Đào công bố chủ trương áp dụng “sức mạnh mềm” trên thế giới đầu năm 2009, Lý Trường Xuân không giấu diếm khi cho rằng các Viện Khổng Tử là “cửa ngõ quan trọng để làm sáng danh văn hóa Trung Quốc, giúp mở rộng văn hóa Trung Quốc, đó là phần của chiến lược tuyên truyền quốc tế”.
 
Mặc dù luôn bào chữa là “khách quan”, “độc lập”, các vấn đề nhạy cảm như biến cố Thiên An Môn, Pháp Luân Công, Tây Tạng v.v. đều bị gạch bỏ khỏi các chương trình giảng dạy tại các Viện Khổng Tử và các học viên không được phép bàn đến các vấn đề này. Do đó, khác với nội dung do Joseph Nye phác họa, chính sách của CSTQ thực chất là một chính sách tuyên truyền và mua chuộc, tương tự như chính sách thực dân trước đây.
 
- Hang ổ tình báo: Trung Cộng hiện có 60 triệu Hoa Kiều sinh sống gần như tại hầu hết quốc gia trên thế giới và việc sử dụng nguồn lực của đạo quân thứ năm này để phục vụ một cách hữu hiệu đường lối đảng là một quan tâm lớn của lãnh đạo Trung Cộng.
 
Tờ báo có uy tín của Mỹ Forbes, trong tháng 10 2014, tố cáo một trong những trường đại học rất uy tín tại Mỹ, đại học Stanford, đã hợp tác với Trung Cộng qua trung gian Viện Khổng Tử. Ngân sách của viện do Trung Cộng tài trợ. Tác giả bài viết trên Forbes trích lời phát biểu của Arthur Waldron khi nói rằng “Viện Khổng Tử có thể đóng vai trò then chốt trong việc ảnh hưởng chính sách tình báo của Trung Cộng”.
 
Cũng trên Forbes, tác giả Eamonn Fingleton, chỉ trích các trường đại học Mỹ bán rẻ lương tâm trí thức qua việc im lặng trước sự kiện Thiên An Môn. Lý do, tiền của Bộ Giáo Dục Trung Cộng đổ vào các đại học này một cách ồ ạt qua cửa Viện Khổng Tử. Hiện nay có khoảng 220 ngàn sinh viên Mỹ theo học các Viện Khổng Tử. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên và nguy hiểm là các hợp đồng giữa Bộ Giáo Dục Trung Cộng và các đại học Mỹ đều phải được giữ kín.
Theo Abrice De Pierrebourg, một cựu chuyên viên ngành tình báo Pháp, nhiều “chuyên viên ngôn ngữ Trung Quốc” lại có lý lịch gốc an ninh tình báo. Chức năng của những người này không phải là giáo dục mà là kiểm soát sinh viên gốc Hoa sinh ra ở nước ngoài và đồng thời tuyển dụng tình báo để làm việc cho Trung Cộng.
 
Phóng viên Omid Ghoreishi của báo The Epoch Times, trong điều tra Bắc Kinh Sử Dụng Viện Khổng Tử cho mục đích Gián Điệp (Beijing Uses Confucius Institutes for Espionage) đã trích dẫn lời của Michel Juneau-Katsuya, cựu Trưởng Cơ Quan An Ninh Tình Báo đặc trách Á Châu Thái Bình Dương của chính phủ Canada rằng với kinh nghiệm nhiều chục năm của ông hoạt động trong khu vực, cho thấy Trung Cộng không ngừng nỗ lực để gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
 
Cũng theo lời ông Michel Juneau-Katsuya, đương kim chủ tịch chấp hành công ty an ninh Northgate SSI và một trong những chuyên viên an ninh được trích dẫn nhiều nhất tại Canada, Viện Khổng Tử là một đe dọa đối với chính phủ và nhân dân Canada. Ông khẳng định “Có những thông tin cho thấy rõ ràng các cơ quan tình báo Tây phương đã xác định Viện Khổng Tử như hình thức của cơ quan tình báo do Trung Cộng sử dụng và cũng do Trung Cộng tuyển dụng”.
Bài báo trên The Epoch Times cũng nhắc lại lời tuyên bố của Hồ Cẩm Đào như một bằng chứng cho thấy các Viện Khổng Tử thực chất là hang ổ gián điệp. Họ Hồ phát biểu “Sau nhiều năm nỗ lực, chúng ta đã tìm ra cách để trồng cấy và chuẩn bị những người ủng hộ đảng chúng ta”. Dĩ nhiên các lãnh đạo Trung Cộng luôn bác bỏ những lời tố cáo của các chuyên viên tình báo quốc tế và uy tín như Michel Juneau-Katsuya.
 
Các lãnh đạo Trung Cộng hãnh diện khi nhắc đến Viện Khổng Tử như một phần của “mặt trận đoàn kết” chống kẻ thù. Nhưng kẻ thù của “mặt trận” này là ai? Không ai khác hơn là “năm nọc độc” gồm Đài Loan, Tây Tạng ly khai, thiểu số Uighurs, Falun Gong, các nhà tranh đấu dân chủ, và “thế lực thù địch Tây Phương” đứng đầu là Mỹ.
 
Một chế độ dựa trên lừa dối và khủng bố sớm muộn cũng sẽ sụp đổ
 
Mặc dù phát triển kinh tế nhanh trong hai chục năm qua, Trung Cộng đang đương đầu với những khó khăn khách quan về lâu dài không thể vượt qua bao gồm yếu tố dân số thặng dư và mất cân đối, y tế công cộng thiếu hụt trầm trọng, môi sinh độc hại nhưng quan trọng nhất vẫn là cơ chế chính trị độc tài toàn trị, bóp nghẹt hầu hết các quyền căn bản của con người và tham nhũng đã trở thành một đặc tính trong mọi ngành, mọi cấp từ trung ương đến địa phương.
 
Lãnh đạo CSTQ đã và đang làm mọi cách để tồn tại bất chấp dư luận và thể diện của một đất nước có nhiều ngàn năm văn hóa.
 
Sự lừa dối bỉ ổi thể hiện khi Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế đến kiểm nghiệm điều kiện môi sinh tại Bắc Kinh vào năm 2001 trước khi chấp thuận cho Trung Cộng làm quốc gia tổ chức. Ngày trước đó, lãnh đạo Trung Cộng đã ra lịnh xịt nước xanh lên hai hàng cây dọc đường phố có đoàn xe của Ủy Ban Thế Vận chạy qua để đánh lừa họ rằng Bắc Kinh là thành phố cây xanh. Hành động này giống hệt chuyện xảy ra hơn nửa thế kỷ trước khi các lãnh đạo CS tỉnh Hồ Bắc cho dời các ruộng lúa ra sát đường nơi có xe lửa của Mao chạy qua để gây ấn tượng cho Mao rằng mùa màng dư giả. Bản chất lừa dối của chế độ CS không thay đổi và một chế độ dựa trên lừa dối và khủng bố để tồn tại, chế độ đó sớm nay muộn rồi sẽ sụp đổ.