khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Ba, 8 tháng 10, 2024

Ánh ỏi - Tác giả Than Ngoc Pham

 

Một làn sóng tranh cãi về từ vựng của sách giáo khoa dành cho trẻ đang khuấy động không gian mạng, đó là từ “ánh ỏi’ trong bài thơ Tiếng hạt nẩy mầm của tác giả Tô Hà. Bốn câu thơ trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 miêu tả một lớp học khiếm thính:

“Cánh sẻ vụt qua song

Hót nắng vàng ánh ỏi

Các bé vẫn lặng chăm

Nhìn theo cô mấp máy” 

Tôi thật ngạc nhiên, thì ra không riêng gì mình mà rất nhiều người không biết “ánh ỏi” là gì. Lên Google tìm thì vài tự điển mới xuất hiện sau 75 như Soha, Babla, tudientv, hay vtudien cho biết: 

Ánh ỏi: Tính từ. (tiếng, giọng) ngân vang và hơi chói tai. Từ đồng nghĩa: lảnh lót.

Nhiều thầy cô giáo cho biết ý kiến: "Sao không dùng các từ cũ, như lảnh lót, lanh lảnh, đọc xuôi hơn?". Một số còn phản ứng: Từ trước đến giờ chỉ biết đến từ "óng ả", chịu không biết "ánh ỏi" là gì?

Tôi không đồng tình, cũng không phản đối mà chỉ khó chịu và chắc chắn là sẽ không dùng tới.

Không phải định kiến mà từ trước tới nay tôi không hề dùng từ “thi thoảng” thay cho chữ “thỉnh thoảng”. Từ lúc ngồi ghế nhà trường cho tới lúc trưởng thành, nếu tôi không lầm thì miền Nam Việt Nam không hề dùng chữ thi thoảng, có lẽ chữ này nhập cư từ miền Bắc như rất nhiều chữ khác: hồ hởi, tranh thủ … chẳng hạn

Vì nó cụt ngủn, thiếu hẳn cái thi vị của ngôn ngữ bởi vì trước nó rất lâu tiếng Việt đã có chữ thỉnh thoảng chỉ trạng từ tần suất rồi thế thì cần gì chữ thi thoảng nữa? Mặc dù tiếng Việt là một sinh ngữ luôn có chữ mới cho cùng một ngữ nghĩa nhưng chữ sau thường phải hay hơn chữ trước chứ cộc cằn và ngắn ngủn thì cá nhân tôi khước từ.

Riêng về chữ tranh thủ thì là một chuyện khác.

Nhiều lúc vui vầy cùng bè bạn tôi thường hỏi ai tìm một chữ có ý nghĩa tương đương với hai chữ “tranh thủ” thì tôi thua! Cho tới bây giờ gần 50 năm chưa gặp ai cho tôi câu trả lời thỏa đáng, và vì vậy tôi rất thích từ này mặc dù ra hải ngoại rất nhiều người dị ứng với nó.

Vì vậy nếu “thi thoảng” chữ “ánh ỏi” xuất hiện đâu đó thì tôi sẽ không xem phần còn lại cho dù phía sau nó có thể là một áng văn hay.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét