Miền Nam từng có một nền giáo dục huy hoàng. Thành ra người Miền Nam chúng ta có toàn quyền, có thể so sánh giữa “ngày nay” và “trước kia”.
Khi mà ngày nay người ta cứ làm những trò “cải cách”, đòi sửa này, chỉnh kia, bỏ nọ nhưng bản chất và cái gốc là cách dạy và chất lượng thì họ không đá động gì tới và cũng không có khả năng.
Từ lớp 6 trở đi thì học trò không được phổ cập. Tức lớp 5 sẽ thi tuyển vào lớp 5 trung học đệ nhứt cấp với những kỳ thi chỉ lấy có 62% vào trường công, 38% vào trường tư thục.
Đến cuối năm lớp 11, học sinh phải thi Tú tài I, cuối năm lớp 12 phải thi Tú tài II.
Tú tài 1 chỉ lấy khoảng 15–30% và Tú tài 2 lấy khoảng 30–45%.
Có bằng tú tài 2 là thành một người công dân trí thức lịch lãm của VNCH rồi.
Ngày nay thì học trò thi lớp 12 đậu gần hết, có nơi 100%, trình độ thì “rất cao”, trường ĐH nhiều hơn sinh viên, cái bằng cử nhân giờ tương đương tú tài, rồi “Thạc sĩ” và “Tiến sĩ” thì nhiều như lá rụng. Xã hội trí thức nhiều nhưng ảo, chẳng làm được tích sự gì, giống như vẻ bùa đeo cho liệu pháp xã hội vậy.
Học trò VNCH được dạy từ nhỏ triết lý, luân lý, đạo đức, cách xử sự và sống chuẩn mực với xóm làng, xã hội, quốc gia,dạy cho con người biết cách sống trong xã hội, biết nền văn hóa mà con người được sanh ra trong đó để sống cho thích hợp.
Cách ăn uống, lễ phép, cách đối xử, các nghề nghiệp sanh sống, phong tục tập quán.
Nền giáo dục của VNCH gói gọn trong ba chữ: Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng.
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa lấy con người làm nền,dạy tình thương, lòng trắc ẩn giữa người và người với nhau, người làm gốc, đó là giáo dục NHÂN BẢN.
Con người khác thú vật là con người có suy tư, có sáng tạo và làm cho đời sống càng ngày càng nâng cao. Con người cần được no cơm ấm áo, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng.
Con người trước nhứt là phải biết yêu thương nhau, tôn trọng nhau tối thiểu, hiếu thảo, yêu thương gia đình, kính trọng ông bà cha mẹ, yêu thương họ hàng thân tộc, kính trọng thầy cô, có lương tâm trong mọi sanh hoạt, có trách nhiệm với tha nhơn, góp phần bảo vệ cuộc sống cho xã hội.
“Cha sanh, mẹ dưỡng
Đức cù lao lấy lượng nào đong.
Thờ cha mẹ ở hết lòng,
Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường.
Chữ đễ nghĩa là nhường
Nhường anh, nhường chị lại nhường người trên.
Ghi lòng tạc dạ chớ quên
Con em phải giữ lấy nền con em”
(Quốc Văn Giáo Khoa Thư)
Giáo dục Việt Nam Công Hòa là giáo dục DÂN TỘC, nó hướng người VN biết tự hào nguồn gốc, màu da của mình, biết trân trọng lịch sử của ông bà tổ tiên, biết lòng tự trong dân tộc để đi ra nước khác gìn giữ cái liêm sỉ của ông bà mình.
Giáo dục Việt Nam Công Hòa là giáo dục KHAI PHÓNG. Tức là open,cởi mở, giáo dục con người tánh sáng tạo, không gò bó, không thắt não, không nhồi sọ.
Con người tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
Giáo dục Việt Nam Công Hòa cũng dạy con người tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, biết nhìn cái sai cái đúng trong chính bản thân mình, sai thì chịu trách nhiệm và sửa từ từ để tốt hơn.
Nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa rất tuyệt vời. Nó dạy cho con người kiến thức và đạo đức song song.
Trong xã hội có những cá nhơn khác biệt, nhưng không thể đánh giá con người qua sự khác biệt đó để kỳ thị giàu nghèo, giới tính, tôn giáo, địa phương, chủng tộc.
Mọi người đều được hưởng đồng đều về giáo dục.
Một người có giáo dục, có nhơn cách sẽ là một công dân tốt,có tình yêu quê hương đất nước, sống đàng hoàng.
Một nền giáo dục mà không dạy đạo đức nó tạo ra xã hội có đạo đức bị băng hoại, con người lương tri và lương năng cũng mất.
Khi đạo đức biến mất thì xã hội sẽ không có trật tự, an ninh, thường xảy ra trộm cướp, giết người, con người vô giáo dục, ý thức buông bỏ, con người không tôn trọng nhau khiến cho cuộc sống của con người đầy dẫy sự đau khổ và bất an.
Một đất nước không đạo đức là một đất nước không phồn vinh, thạnh trị, mưa không thuận gió không hòa, lòng dân oán thán, khi đó sẽ có loạn lạc.
Giáo dục Việt Nam Cộng Hoà là nền giáo dục hiệu quả và tiến bộ.
Trình độ giáo dục VNCH là thiệt và thế giới công nhận.Bằng cấp của VNCH được thế giới công nhận.
Bằng cấp của VN ngày nay chẳng có nước nào công nhận.
Nhiều người may mắn lớn lên trong một gia đình, trong một xã hội mà ông bà cha mẹ vẫn giữ nề nếp của Miền Nam thời VNCH với một nền lễ giáo cổ truyền Việt Nam còn sót lại, tôn trọng các giá trị gia đình cao đẹp từ ngàn xưa, những tin yêu vào tình đời tình người ,vào cái chung vẫn còn mạnh mẽ dữ lắm.
Có thể nói, dư âm giá trị di sản VNCH là đồ cổ, nhưng rất quý.
Không cách nào xóa bỏ di sản VNCH trong lòng người Miền Nam.
Nghĩ về cái xưa ta tiếc đứt ruột, dân tộc này vô phước vô phần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét