khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

An Dân - Tác giả Trần Trung Chính

 

Tất cả những bài viết của thuộc cấp dưới trướng của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, người viết đều có đọc qua, kể cả những bài viết của các ký giả chiến trường viết về ông trong giai đoạn từ 1966 đến 1971 là thời kỳ Tướng Trưởng nắm giữ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh cho đến giai đoạn 1972 đến 1975 lúc ông là Tư Lệnh Quân Đoàn I và Tư Lệnh Quân Khu I ( thời gian 1971-1972 khi ông làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Tư Lệnh Quân Khu IV, có lẽ Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH sắp xếp cho ông có thời gian nghỉ dưỡng và kín đáo đưa đi du học lớp Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp của Liên Quân Đồng Minh tại Lavenworth – Kansas , nên ít có những tài liệu viết về ông trong giai đoạn này.
Đại Úy Trương Thúc Cổn trước khi được biệt phái về Bộ Giáo Dục , đã từng đi du học tại trường này về ngành truyền thông báo chí và khi về nước đã đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Báo Chí của Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt đóng tại Nha Trang dưới thời Tướng Lâm Sơn Phan Đình Thứ làm Tư Lệnh. Đại Úy Cổn cho hay Đại Tá Eisenhower đã phải tốt nghiệp trường Chỉ Huy Tham Mưu Liên Quân Đồng Minh tại Lavenworth mới được thăng cấp Thiếu Tướng và không lâu sau đó ông vinh thăng nhanh chóng lên bậc Đại Tướng để giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Mặt Trận Âu Châu rồi sau đó giữ chức vụ Tư Lệnh Liên Quân Đồng Minh tại Mặt Trận Âu Châu.
Mới đây bà Ngô Quang Trưởng (nhũ danh Nguyễn Tường Nhung, con gái của nhà văn Thạch Lam) vừa hoàn thành quyển sách có tựa đề HỒI ỨC VỀ TRUNG TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG, tuy chưa đọc được toàn bộ quyển sách này mà chỉ đọc phần điểm sách do một người bạn của bà Ngô Quang Trưởng giới thiệu quyển sách trên internet. Tất cả những tài liệu kể trên dĩ nhiên là mô tả một cách chính xác những cá tính, những thói quen, những tài năng về quân sự của ông, những đức tính liêm khiết và sự tận tụy với công việc của ông và những tình cảm riêng tư mà các thuộc cấp đã dành cho ông, nhưng người viết nhận ra rằng tất cả những tài liệu đó đã bỏ sót một sự việc rất quan trọng liên quan đến ông.
Thời điểm 1972 lúc chiến trận MÙA HÈ ĐỎ LỬA xảy ra thì cá nhân người viết chưa tốt nghiệp, sau khi tốt nghiệp ,chúng tôi nhập ngũ vào khóa 9/72C , nhưng Lệnh Tổng Động Viên của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành khiến tất cả sinh viên học sinh có Tú Tài trở lên phải nhập ngũ làm cho các quân trường huấn luyện không còn chỗ cho các khóa sinh thụ huấn. Từ khóa 9/72 chúng tôi được “đi phép” chờ khóa và mãi tới tháng 4/73 mới chính thức vào quân trường thụ huấn. Trong khi các bạn đã tốt nghiệp của các phân khoa khác vẫn còn phải theo học cho đến khi tốt nghiệp tại Trường Bộ Binh Thủ Đức hay tại Trung Tâm Huấn Luyện Sĩ Quan Đồng Đế Nha Trang rồi mới được biệt phái thì đặc biệt những sinh viên sĩ quan của cấp Kỹ Sư và cấp Cán Sự ngành Nông Lâm Súc được Bộ Canh Nông vận động với Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm cho phép “xuất ngũ” để về Bộ Canh Nông làm thủ tục “hoãn dịch vì lý do công vụ”. Do đó những điều người viết sắp nêu ra đây là do những đàn anh tham chiến thực sự tại mặt trận Quảng Trị - Thừa Thiên cung cấp, đó là các niên trưởng Trung Tá Nguyễn Tri Tấn –Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 57 của Sư Đoàn 3 BB, Thiếu Tá Phạm Cang – Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7 Sư Đoàn TQLC, Thiếu Tá Lê Quang Liễn – Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 7 TQLC, Đại Úy Trần Văn Loan – Đại Đội Trưởng của Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên TQLC, Trung Tá Hồ Văn Thống – Chủ Sự Phòng An Ninh của Sở An Ninh Quân Đội Quân Khu 1 và Thiếu Tá Liên Thành – Chỉ Huy Trưởng CSQG tỉnh Thừa Thiên…
Xin nhắc sơ một chút về giai đoạn lịch sử đầy biến động vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 tại 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên
1. Ngày 30 tháng 3 năm 1972, cộng quân Bắc Việt mở cuộc tấn công toàn diện vào Quảng Trị với quân số vượt trội hơn hẳn quân đội VNCH : quân Cộng Sản Bắc Việt có 6 sư đoàn BB chủ lực, 01 trung đoàn độc lập, 5 tiểu đoàn độc lập, 4 tiểu đoàn đặc công, 5 tiểu đoàn địa phương của tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, 4 trung đoàn pháo binh, 4 trung đoàn cao xạ phòng không, 1 trung đoàn hỏa tiễn SAM, 2 trung đoàn thiết giáp, 2 trung đoàn công binh (trích hồ sơ trận liệt của Phòng 2 Sư Đoàn 3 BB do sĩ quan Lê Văn Trạch thiết lập)
2. Chỉ trong 48 giờ chiến đấu, Trung Tá Phạm Văn Đính của trung đoàn 56, Sư Đoàn 3 BB kéo cờ trắng đầu hàng quân Bắc Việt vào lúc 14:30 giờ ngày 2 tháng 4 năm 1972.
3. Đến ngày 1 tháng 5 năm 1972, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB kiêm Tư Lệnh Chiến Trường Hỏa Tuyến Quảng Trị hạ lệnh cho Sư Đoàn 3 BB, Lữ Đoàn 147 TQLC , Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ và 2 Liên Đoàn BĐQ rút ra khỏi thành phố Quảng Trị.
4. Đến ngày 2 tháng 5 năm 1972, phòng tuyến cuối cùng của quân đội VNCH là sông Mỹ Chánh do 2 Lữ Đoàn 369 và Lữ Đoàn 258 của TQLC cùng 1 Liên Đoàn BĐQ trấn giữ : Cộng Quân Bắc Việt cũng không còn sức để tiến về phía Nam được nữa vì chiến xa T-54 và T-59 bị thiệt hại hơn 60% khi bị 2 Phi Đoàn Không Quân Skyraider của KQ/VNCH oanh kích phá hủy nặng nề cũng như bộ binh tùng thiết cũng bị tan tác nên không thể tác chiến hỗ trợ cho thiết giáp được. (Phi đoàn 518 và 514 thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân tăng phái cho chiến trường Quảng Trị trong những ngày đầu tháng 4/1972 đã oanh kích phá hủy ít nhất 60 chiến xa của quân CSBV. 2 sĩ quan anh hùng của Không Quân là Đại Úy Phan Quang Tuấn và Đại Úy Trần Thế Vinh bị súng phòng không của Cộng quân bắn rơi ngày 7/4/1972 đều trực thuộc Phi Đoàn 518. Được biết Đại Úy Phan Quang Tuấn là thứ nam của Quốc Vụ Khanh Phan Quang Đán và là em trai của Thẩm Phán Phan Quang Tuệ hiện đang sinh sống tại vùng Bắc California)
Quân dân tỉnh Quảng Trị đã di tản vào Huế và đã bị pháo binh của quân CSBV bắn theo gây nên nhiều thiệt hại nhân mạng nghiêm trọng trên đoạn đường mà các nhà báo gọi là DÃY PHỐ BUỒN HIU, sau này đoạn đường này được đổi tên thành ĐẠI LỘ KINH HOÀNG. Quyết định rút lui khỏi thành phố Quảng Trị của Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai cũng đồng nghĩa với QUẢNG TRỊ THẤT THỦ. Lúc đó dân chúng Huế - Thừa Thiên cũng chuẩn bị “di tản” vào Đà Nẵng ( di tản là từ ngữ của Bộ Thông Tin và Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị chứ dân thường gọi là “chạy giặc”) .
Ngay trong ngày 1 tháng 5 năm 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm Trung Tướng Ngô Quang Trưởng làm Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1. Theo lời mô tả của Thiếu Tá Liên Thành, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng chưa ra đến Huế thì tinh thần binh lính và dân chúng đã bớt lo lắng và lấy lại được bình tĩnh. Trong cảnh xôn xao náo loạn của những người dân có phương tiện di chuyển vào Đà Nẵng và những khuôn mặt xôn xao âu lo của những người dân không có phương tiện, một số cụ già đã ra đường hô lớn : “ Tướng Trưởng đã ra tới Huế rồi, không cần phải chạy vô Đà Nẵng nữa !”
Có những vị Trung Tướng thâm niên hơn Trung Tướng Trưởng cũng như có chiến tích lừng danh hơn, nhưng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu biết chắc chắn rằng quân dân Quảng Trị - Thừa Thiên chỉ “ tin cậy ” vào Tướng Trưởng ( Thiếu Tá Lê Quang Liễn – đương kim Tổng Hội Trưởng Tổng Hội TQLC hiện nay 2022 – nói Tướng Trưởng có good credit từ khoảng 1966 đến 1971 khi ông làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh bản doanh tại Mang Cá thành phố Huế).
Vừa ra tới Huế, Tướng Trưởng bay ra tuyến Mỹ Chánh là tuyến cuối cùng mà quân CSBV bị chận đứng không tiến thêm được tấc đất nào nữa : tuyến Mỹ Chánh ngày 2 tháng 5 năm 1972 do 2 lữ đoàn 369 TQLC và 258 TQLC cùng 1 liên đoàn Biệt Động Quân án ngữ. Tướng Trưởng hỏi Đại Tá Phạm Văn Chung – Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 369 TQLC : “ Liệu có giữ được không? “ . Đại Tá Phạm Văn Chung trả lời : “ chắc chắn giữ được ”.
Tướng Trưởng bay trở lại Huế ra lệnh cho quân trấn dùng quân xa đi gom tất cả các binh sĩ của đủ mọi loại binh chủng đang lang thang trong thành phố Huế và vùng phụ cận vì mất đơn vị, cho tập trung tại một số tụ điểm để Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận Tiểu Khu Thừa Thiên cấp phát quân trang mới cũng như để các quân nhân này có lương thực, nước uống và tắm rửa nghỉ ngơi. Sau đó mới được di chuyển về Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa để phân loại và tái bổ sung nhân lực và quân cụ vũ khí cho từng đơn vị.
Phương châm của QL/VNCH là BẢO QUỐC AN DÂN, chúng ta thấy trước khi lập kế hoạch phản công tái chiếm Quảng Trị, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã thực hiện công tác AN DÂN trước, đây là chủ điểm của người viết mà các tài liệu về Tướng Trưởng chưa bao giờ đề cập. Người viết không đề cập đến chiến tích của Tướng Trưởng và QL/VNCH trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị (vì đã có quá nhiều bài viết của nhiều tác giả và nhiều nhà nghiên cứu quân sử đã đề cập đến rồi) , người viết chỉ đề cập một số khía cạnh mà đa số những chứng nhân lịch sử cũng như những nhà nghiên cứu lịch sử VN cận đại không hề đề cập :
I.-Chiến tranh VN thực sự xảy ra các trận đánh lớn từ 1965 đến 1975, tất cả dân chúng tại các chiến địa để tránh bom đạn đều chạy về phía quân đội và chính quyền của VNCH (dù tuyên truyền xảo trá và bẻ cong sự thực, Việt Cộng không thể đưa ra bất cứ chứng cớ hữu hiệu nào chứng minh dân chúng chạy về phía Cộng quân). Dù không có văn bằng học vị nào, dân chúng VNCH biết rõ ràng quân đội VNCH có chủ trương bảo vệ dân chúng và chính quyền VNCH có chính sách và kế hoạch giúp đỡ dân chúng tỵ nạn chiến tranh.
II.- Tướng lãnh và sĩ quan của Việt Cộng không có ý niệm AN DÂN nên dân chúng nếu chạy về phía Việt Cộng thì chỉ có “cạp đất” để mà sống. Phía Việt Cộng chỉ biết dùng dân chúng như là những tấm khiên để che chở cho chúng. Khi quân đội VNCH rút ra khỏi Quảng Trị vào tháng 4 năm 1972, tất cả dân chúng Quảng Trị cũng di tản theo, không có ai may cờ vẫy tay chào mừng “quân cách mạng”, tuy bị tàn sát bởi pháo binh của Cộng quân nhưng cũng không có ai quay lại phía quân Việt Cộng. Khi hành quân tái chiếm Quảng Trị, Tướng Trưởng cũng mạnh tay sử dụng pháo binh và phi cơ oanh tạc vào Quảng Trị vì ông biết chắc trong thành phố Quảng Trị không còn dân chúng mà chỉ toàn là binh lính của Việt Cộng mà thôi.
III. Phía Việt Cộng tung hơn 60,000 binh sĩ vào chiến dịch đánh chiếm Quảng Trị, nhưng không bao giờ công bố số tổn thất nhân mạng . Mãi hơn 30 năm sau 1975, nhà báo Huy Đức trong quyển BÊN THẮNG CUỘC mới phỏng đoán chỉ riêng trận đánh tái chiếm “cổ thành Quảng Trị “ không thôi, quân Bắc Việt đã thiệt hại trên 10,000 binh sĩ. Như vậy trận chiến bên ngoài “cổ thành Quảng Trị”quân Bắc Việt đã bị giết bao nhiêu ? Suy cho cùng học thuyết NHÂN QUẢ đã có hiệu ứng tức thời : những binh sĩ Việt Cộng gây tội ác với dân chúng Quảng Trị đã bị QL/VNCH giết chết trong trận chiến Quảng Trị (tương tự hồi Tết Mậu Thân , VC chôn sống và tàn sát hơn 6,000 thường dân tại Huế, sau này quân đội VNCH cũng giết chết bọn VC cũng khá nhiều, người viết được đọc bài thơ “hối hận” của Chế Lan Viên viết hồi 1985 khi ông nói hồi 1967 ông làm thơ tiễn đưa hơn 2,000 chiến binh xuống núi tham dự trận Mậu Thân, vậy mà sau 1975, số còn lại chỉ còn …không đầy 30 người)
Hàng năm cứ đến dịp 30 tháng 4, người Việt hải ngoại lại nhớ đến những kỷ niệm buồn và những hậu quả đau thương đã xảy ra cho dân chúng Nam Việt Nam trong đó bao gồm những phiền trách những vị lãnh đạo VNCH đã “hèn nhát bỏ chạy” hay “đầu hàng nhục nhã” nhất là gương anh dũng chiến đấu của quân dân nước UKRAINA và ý chí kiên cường bất khuất của Tổng Thống ZELENSKY chống lại bạo quyền xâm lược của Putin từ nước Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 cho đến nay - tháng 5 năm 2022. Người viết có cơ hội đặc biệt được tiếp xúc với những nhân vật lịch sử cho nên viết ra những điều mà đa số người Việt Hải Ngoại không được biết, không phải để sửa đổi lịch sử (như bọn Việt Cộng ỷ vào chúng là BÊN THẮNG CUỘC nên muốn viết gì thì viết), cũng không phải để tự an ủi lấy nhau cho phía BÊN THUA CUỘC đỡ hổ thẹn với thế hệ mai sau.
Ngay sau khi ký Hiệp Định Paris 27-1-1973, tình báo Hoa Kỳ và tình báo VNCH đã biết rằng Liên Sô dưới thời Breznev đã cử Đại Tướng Viktor Kurilov – đương kim Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Liên Sô thời bấy giờ– sang Hà Nội để thúc ép Lê Duẩn đánh chiếm VNCH. Breznev cho biết rằng Tổng Thống Nixon đi thăm Nga chỉ thỏa thuận được Hiệp Ước Tài Giảm Binh Bị SALT II, trong khi Tổng Thống Nixon sang thăm Bắc Kinh với thực tế là thỏa thuận với Trung Cộng “giải quyết chiến tranh Việt Nam” đổi lại Hoa Kỳ giúp Trung Cộng bước vào LHQ và giúp đỡ về Kinh Tế cũng như Khoa Học (từ năm 1949, Trung Cộng không thể gia nhập LHQ vì Mỹ luôn luôn phủ quyết đơn xin gia nhập) . Nghĩa là Hiệp Định Paris 1973 đẩy văng Liên Sô ra khỏi vùng Đông Nam Á, Lê Duẩn cần phải chiếm miền Nam VN thì Liên Sô mới có hải cảng Cam Ranh để hạm đội Viễn Đông của Liên Sô mở rộng phạm vi hoạt động được (hải cảng Vladivostok bất khiển dụng trong 3 tháng mùa đông vì hay bị đóng băng, hạm đội nổi của Liên Sô muốn hoạt động phải thường xuyên sử dụng tàu phá băng rất phiền hà).
Mật ước giữa Nixon – Kissinger với Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai là Trung Cộng ngưng tiếp viện vũ khí đạn dược cho Bắc Việt và Mỹ ngưng cung cấp vũ khí đạn được cho VNCH thì chiến tranh Việt Nam sẽ “tàn lụi ”. Tất cả các vũ khí đạn dược do Trung Cộng tiếp tế cho Bắc Việt từ trước năm 1972 đã bị không lực Hoa Kỳ phá hủy hoàn toàn trong chiến dịch Linebecker II mà thường được biết dưới cái tên 12 ngày đêm oanh tạc Hanoi (khủng khiếp đến nỗi dân ngoài Bắc ngạc nhiên sao HK ngưng ngang không oanh tạc tiếp theo để buộc BV đầu hàng)
Tháng 6/1973 Quốc Hội Hoa Kỳ ra luật giới hạn quyền tham chiến của Tổng Thống Hoa Kỳ và luật chấm dứt chiến tranh VN bằng cách tài khóa 1974 chỉ viện trợ 50% nhu cầu, rồi tài khóa 1975 hoàn toàn chấm dứt. Đảng Dân Chủ và truyền thông thiên tả “láo lếu” cho rằng VNCH không may vì Nixon từ chức vào tháng 9/1974, vì nếu Nixon không từ chức thì ông cũng chẳng thể kiếm tiền ở đâu ra để viện trợ VNCH !!
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã cử Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc đi Arab Seoud để thương thuyết với vua Faisal cho vay 700 triệu dollars bằng vũ khí rồi trả lại bằng dầu hỏa khai thác được (lúc đó 1974 với các hãng thầu quốc tế, VNCH biết chắc là chúng ta có khả năng trả nợ bằng dầu hỏa). Arab Seoud là bạn hàng lớn của Hoa Kỳ, cho nên thay vì Hoa Kỳ chuyển vũ khí mà Arab Seoud đã đặt mua đến Arab Seoud thì số vũ khí này sẽ được chuyển đến VNCH (VNCH là khách hàng tiêu thụ vũ khí của Hoa Kỳ nên không cần phải huấn luyện cách sử dụng). Tiếc thay, vua Faisal bị con cháu của ông ám sát (vì ông sống lâu quá, con cháu ông phải giết ông thì mới cướp ngôi được) nên kế hoạch của Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc không sử dụng được. Nhiều người cũng lên chê trách chính phủ VNCH cũng như chê trách Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, chê trách ông Hoàng Đức Nhã, chê trách Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, chê trách Đại Sứ Bùi Diễm…là không biết lobby để Quốc Hội Hoa Kỳ bỏ phiếu có lợi cho VNCH !!! Nhưng mọi người đều quên rằng , sau khi nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ vào tháng giêng năm 1969, Tổng Thống Richard Nixon bay qua Sài Gòn vào tháng 6 năm 1969 để gặp riêng và hội đàm với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ngay tại Dinh Độc Lập. Dĩ nhiên mọi người ngầm hiểu là Tổng Thống Richard Nixon cất công từ Washington D.C. bay đến Sài Gòn không phải để cảm ơn Tổng Thống Thiệu đã không tham dự Hòa Đàm Paris năm 1968 khiến cho Phó Tổng Thống Hubert Humphrey - ứng cử viên của Đảng Dân Chủ, bị thua phiếu ứng cử viên Nixon.
Sau đó, 2 vị Tổng Thống hội đàm kín mà không có thông dịch viên, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình cho hay là ông Hoàng Đức Nhã cũng không tham dự cuộc họp kín giữa 2 Tổng Thống Việt – Mỹ vì Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã từng du học Hoa Kỳ tham dự khóa học Tham Mưu Cao Cấp dành cho các Tướng Lãnh Đồng Minh nên ông không cần thông dịch viên để nói những chuyện cơ mật của các vị nguyên thủ. Bây giờ , năm 2022 , cả 2 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Tổng Thống Nixon đều đã qua đời từ lâu nên không ai biết những bí mật của 2 ông đã thảo luận cùng nhau. Có điều khi trở lại Hoa Kỳ, Tổng Thống Nixon ra lệnh cho Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Melvin Laird soạn thảo Kế Hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh và chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu rút quân từ năm 1969 cho đến cuối năm 1971 thì toàn thể bộ binh của Hoa Kỳ đã hoàn toàn rút về nước. Rồi sau Hiệp Định Paris 1973, Không Quân Hoa Kỳ và Hải Quân Hoa Kỳ cũng rút khỏi Việt Nam, do đó chuyện “lobby” không thể thực hiện được.
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Thiệu từ chức và đáp chuyến bay đến phi trường Taipei. Phó Tổng Thống Trần Văn Hương theo Hiến Định lên nhậm chức Tổng Thống VNCH, nhưng Tổng Thống Trần Văn Hương không chịu bàn giao chức Tổng Thống cho Đại Tướng Dương Văn Minh, ông tuyên bố trên Đài Phát Thanh Sài Gòn : “…Đại Tướng nghĩ rằng quyền Tổng Thống như cái khăn mouchoir hay sao mà muốn trao là trao …”. Tổng Thống Trần Văn Hương còn trả lời Đại Sứ Graham Martin : “ …tôi đâu có ngán Việt Cộng, nếu bọn chúng muốn đánh chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu chống cự lại, rồi muốn ra sao thì ra…”. Nhưng đó không phải là ý muốn của chính phủ Hoa Kỳ, Hoa Kỳ muốn thành phố Sài Gòn còn nguyên vẹn và sinh mạng của dân chúng cũng như lính tráng của VNCH chỉ tổn thất nhẹ … Đại sứ Graham Martin yêu cầu Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình đến Dinh Hoa Lan thuyết phục Đại Tướng Dương Văn Minh bước ra đảm nhận chức Tổng Thống để rồi “đầu hàng” cho dân chúng và thành phố Sài Gòn còn nguyên vẹn.
Mặt khác, Đại Sứ Graham Martin điện đàm với Đại Sứ Pháp Francois Marie Mérillon yêu cầu nước Pháp “take over” VNCH, thay thế cho Hoa Kỳ. Đại Sứ Hoa Kỳ không thể nói tiếng Pháp nên không thể bàn bạc thuyết phục Tổng Thống Trần Văn Hương được vì có những chuyện không thể bàn bạc qua thông dịch viên . Đại Sứ Mérillon liền yêu cầu chinh phủ Pháp gửi qua Sài Gòn một số Tướng Lãnh Pháp như Tướng Vanuxem, tướng Bigard…và gửi cho ông chiếc trực thăng Lalouette để ông di chuyển. Các Tướng Lãnh của nước Pháp đã ra tận các nơi mà QL/VNCH còn đóng quân ngăn cản quân VC như Tướng Vanuxem đã cùng Đại Tá Nguyễn Thành Trí – Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC Việt Nam đứng trên cầu Đồng Nai…Cá nhân người viết cho rằng các Tướng Lãnh của nước Pháp chỉ đóng vai Tâm Lý cho quân đội VNCH có cảm giác an tâm vì các cố vấn Mỹ ra đi hết rồi, mặt khác các Tướng Lãnh của nước Pháp cũng tung hỏa mù để đánh lạc hướng tình báo Việt Cộng hầu che dấu hành tung cho Trung Tướng Trần Văn Đôn.
Ngay khi nước Pháp chịu thay thế Hoa Kỳ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, các Tướng Lãnh của nước Pháp không ai có thể hơn được Trung Tướng Trần Văn Đôn trong việc sắp xếp nhân sự và điều động các quân nhân của QL/VNCH, điển hình là Trung Tướng Vĩnh Lộc về nắm vị trí Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Lâm Văn Phát về giữ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô , Đại Tá Quách Huỳnh Hà đang là Tổng Ủy Trưởng Tổng Ủy Công Vụ về giữ chức Đô Trưởng Sài Gòn, và Chuẩn Tướng hồi hưu Nguyễn Hữu Hạnh được Trung Tướng Trần Văn Đôn gọi về Sài Gòn để làm phụ tá cho Tổng Tham Mưu Trưởng Trung Trung Tướng Vĩnh Lộc.
Chú thích : Trung Tướng André Trần Văn Đôn nguyên quốc tịch Pháp, tốt nghiệp trường võ bị Saint Cyr của Pháp, đã từng là quyền Tổng Tham Mưu Trưởng thay thế Đại Tướng Lê Văn Tỵ khi ông này phải xuất ngoại để chữa bệnh. Trung Tướng Trần Văn Đôn đã từng là Nghị Sĩ , rồi sau đó là Dân Biểu Hạ Nghị Viện (đã từng là Dân Biểu Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Nghị Viện VNCH).
Trung Tướng Vĩnh Lộc tốt nghiệp Trường Võ Bị Saumur của Pháp, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB và làm Tư Lệnh Quân Đoàn 2 những năm 1966, 1967, 1968, 1969…thời điểm 1972 -1975 ông là Chỉ Huy Trưởng Trường Cao Đằng Quốc Phòng,
Thiếu Tướng Lâm Văn Phát, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 2 BB đóng tại Quảng Ngãi thời Tổng Thống Diệm. Năm 1964 -1965 nổi danh trên chính trường VN khi cùng Trung Tướng Dương Văn Đức và Đại Tá Phạm Ngọc Thảo kéo quân về Sài Gòn tham gia những cuộc “đảo chánh” với danh xưng “biểu dương lực lượng”.
Đại Tá Quách Huỳnh Hà, nguyên Tỉnh Trưởng Ba Xuyên năm 1970, sau về làm Tổng Ủy Trưởng Tổng Ủy Trưởng Công Vụ, gốc là đại điền chủ ở Ba Xuyên, cựu học sinh Chasseloup Laubat nên nói và viết tiếng Pháp như Tây.
Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh cựu Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 2, khi ông là Đại Tá thì Thiếu Tá Nguyễn Viết Thanh làm Tỉnh Trưởng Long An năm 1962. Khi Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh lên làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV thì Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh bổ nhiệm ông làm Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn. Trung Tướng Ngô Du thay thế Tướng Nguyễn Viết Thanh bị tử nạn máy bay, vẫn giữ ông làm Tham Mưu Trưởng. Năm 1971, Trung Tướng Ngô Du ra giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 2, Đại Tá Nguyễn Hữu Hạnh được vinh thăng Chuẩn Tướng và nắm giữ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 2.
Tất cả những sĩ quan cao cấp vừa nói trên đều rành rẽ tiếng Pháp nên người viết tin rằng họ đều làm việc dưới sự điều động của Trung Tướng Trần Văn Đôn hơn là các Tướng của Pháp. Suy ra công việc chính của Đại Sứ Mérillon là thuyết phục Tổng Thống Trần Văn Hương chịu nhường quyền cho Đại Tướng Dương Văn Minh. Đại sứ Mérillon gọi điện thoại xin yết kiến Tổng Thống Trần Văn Hương tại Đường Sơn Quán, thời điểm tháng 4/1975, mọi sự di chuyển bằng xe hơi trong thành phố hướng ra xa lộ Biên Hòa đều khó khăn và có thể thiếu an ninh, nên Đại Sứ Mérillon dùng trực thăng Lalouette của chính phủ Pháp là chắc ăn nhất. Tất cả những tin đồn “giải pháp Trung Lập “, giải pháp “chinh phủ 3 thành phần”, giải pháp chia cắt tới vĩ tuyến 13”…chỉ là những hỏa mù. Người viết cho rằng “giải pháp chính trị” là giải pháp Đại Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống VNCH rồi đầu hàng VC thì chiến tranh mới chấm dứt.
5 giờ chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Dương Văn Minh được Quốc Hội VNCH trao cho chức vụ Tổng Thống VNCH thì tới 7: 30 PM, đài phát thanh BBC loan tin Chủ Tịch Thượng Viện Trần Văn Lắm đang ở trên phi cơ bay đi Canberra. Sở dĩ các sĩ quan cao cấp nói tiếng Pháp cần nắm giữ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô và Đô Trưởng Sài Gòn là để bảo vệ an ninh cho chiếc trực thăng Lalouette của Đại Sứ Mérillon vì khi đi phó hội với Tổng Thống Trần Văn Hương ở Đường Sơn Quán, chiếc trực thăng Lalouette là chiếc trực thăng khác lạ với trực thăng của Hoa Kỳ và của KQVN, nếu không được căn dặn thì chiếc Lalouette này có thể bị lực lượng phòng thủ (dưới đất ) bắn hạ.
Trung Tướng Trần Văn Đôn rời khỏi Sài Gòn sau cùng, lúc trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975, khi Bác Sĩ Trần Kim Tuyến được Phạm Xuân ẨN đưa đến building số 34 đường Gia Long để được trực thăng của Hoa Kỳ bốc ra hạm đội thì Trung Tướng Trần Văn Đôn đã có mặt trên sân thượng tòa nhà đó rồi. Cả 2 cùng leo lên chiếc trực thăng (theo ông Phạm Xuân Ẩn thuật lại thì đó là trực thăng dành cho báo chí của Hoa Kỳ). Các sĩ quan cao cấp nói giỏi tiếng Pháp đã rời Sài Gòn trước Trung Tướng Trần Văn Đôn, thí dụ Trung Tướng Vĩnh Lộc xuống tàu của Hải Quân lúc 6 giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975. Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh tình nguyện ở lại để đọc nhật lệnh kêu gọi tất cả các anh em binh sĩ buông súng, Tướng Hạnh sống dai quá, gần trăm tuổi mới qua đời nên người trong gia đình đều chết trước ông khiến ông phải ra nghĩa địa sống chung với một bà già thua ông hơn 30 tuổi (con trai lớn của ông là một trung úy phi công bị bắn rớt từ năm 1971 khi ông đang là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 2)
Thượng Tướng Nguyễn Quyết của Việt Cộng là bạn học của Chánh Án Nguyễn Hữu Hùng (nguyên Tổng Trưởng Bộ Lao Động thời chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ 1965 đến 1967), khoảng năm 1986-1987 có vào Sài Gòn thăm Chánh Án Nguyễn Hữu Hùng. Tướng Nguyễn Quyết hỏi Chánh Án Nguyễn Hữu Hùng nghĩ sao về chuyện Hoa Kỳ không “ bồi thường chiến tranh” khi đã “bị thua hoàn toàn” phải rút khỏi Việt Nam. Chánh Án Nguyễn Hữu Hùng trả lời như sau :
A. Người Cộng Sản Việt Nam quen thói cướp giật của phường thảo khấu và không hiểu biết một chút gì về công pháp quốc tế và thủ tục hành chánh.
B. Tổng Thống Dương Văn Minh đọc trên Đài Phát Thanh Sài Gòn mời “các anh em phía bên kia” vào Dinh Độc Lập để bàn giao chính quyền, nhưng Thượng Úy Bùi Tùng bắt Tổng Thống Dương Văn Minh chép lại Bản Tuyên Bố đầu hàng do ông ta đọc. Vì vậy không có Biên Bản Bàn Giao Chính Quyền, cũng có nghĩa là Cộng quân “cướp chính quyền”.
C. Vua Bảo Đại thoái vị cũng có Bản Tuyên Bố Thoái Vị và Trần Huy Liệu có giấy ủy quyền của Chủ Tịch Hồ chí Minh tiếp nhận Bản Tuyên Bố Thoái Vị cùng với “ấn vua “ và “bảo kiếm” (biểu tượng cho quyền lực của nhà vua). Xem xét và rà soát quá khứ, Thượng Úy Bùi Tùng không có giấy ủy quyền của Trung Ương Hà Nội mà vai vế cũng không tương đẳng với Đại Tướng Dương Văn Minh. Ban đầu có Trung Tá Bùi Tín của báo Quân Đội Nhân Dân cùng vào Đinh Độc Lập với Thượng Úy Bùi Tùng , nhưng ông Bùi Tín đi với cương vị phóng viên nhà báo không phải là đại diện của chính quyền miền Bắc. Cái tục tĩu và thô bỉ của bọn Việt Cộng là vào năm 1990, ông Bùi Tín đào thoát sang Pháp nên ban Quân Sử của Quận Đội VC phải sửa đổi “sự thực lịch sử”. Chứng cớ là mới đây, Cù Huy Hà Vũ (con trai của Cù Huy Cận) dùng sử liệu của Ban Quân Sử VC viết về ngày 30-4-1975 , người viết không thấy có bất cứ chi tiết nào nhắc đến ông Bùi Tín. Xem thế những tài liệu của Cộng Sản không đáng tin cậy chút nào.
D. Không có Biên Bản Bàn Giao Chính Quyền tương tợ như người giúp việc ứng tiền trước mua vật dụng cho chủ, nhưng không được chủ bồi hoàn vì không có receipt !!
E. Vấn đề chính là Lê Đức Thọ không dám đích thân đến tiếp nhận chính quyền từ tay Tổng Thống Dương Văn Minh vì sợ Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù của Thiếu Tá Phạm Châu Tài nên chỉ dám sai Thượng Úy Bùi Tùng và Trung Tá phóng viên Bùi Tín vào Dinh Độc Lập trước.
Chánh án Nguyễn Hữu Hùng có 2 người em trai là Trung Tá Nguyễn Hữu Hải – nguyên Phụ Tá Đặc Biệt của Chỉ Huy Trưởng CSQG Vùng 2, Trung Tá Nguyễn Hữu Hải là giới chức cao cấp nhất của Cảnh Sát Đặc Biệt có mặt tại Bộ Tư Lệnh CSQG và chính ông ra lệnh thiêu hủy hồ sơ của Khối Đặc Biệt nên ông ở tù lâu nhất, ông ra tù sau cả Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. Người em trai tiếp theo là Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu, Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến năm 1966 và Dân Biểu Lập Pháp nhiện kỳ 1971 -1975. Người viết được Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu kể lại chuyện Thượng Tướng Nguyễn Quyết từ Thanh Hóa vào thăm Chánh Án Nguyễn Hữu Hùng khi cả 2 chúng tôi cùng ở trại tỵ nạn Phanat Nikhom – Thailand vào năm 1988.
Bọn Việt Cộng khoe khoang công trạng của Trung sĩ Nguyễn Văn Minh, thư ký của Đại Tướng Cao Văn Viên và vinh thăng cho ông này lên chức Đại Tá Quân Đội Nhân Dân. Công trạng của ông này là đánh cắp tài liệu hành quân của Bộ Tham Mưu trên bàn làm việc của Tướng Cao Văn Viên, chụp ảnh rồi chuyển giao cho phía VC ! Theo lời tiết lộ của Tướng Nguyễn Khắc Bình, quả thực là tài liệu trên bàn của Đại Tướng Cao Văn Viên, nhưng đó là tài liệu “không thật” . Tài liệu chi tiết và thật nằm trong tủ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng Đặc Trách Hành Quân. Tài liệu của Đại Tướng Cao Văn Viên chỉ có mục đích để khuyến dụ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng…đem hết 14 sư đoàn quân BV (trên tổng số 16 sư đoàn) vào Nam dành thắng lợi cuối cùng.
Bản thân Tướng Nguyễn Khắc Bình đã yêu cầu xin Tổng Thống Thiệu cho phép bắt giữ “điệp viên” Phạm Xuân Ẩn nhưng Tổng Thống Thiệu không chấp thuận. Tổng Thống Thiệu nói Phạm Xuân Ẩn là “hộp thơ” mà người Mỹ muốn chuyển những tin tức tình báo cho phía VC biết.
Khi VC tổng tiến công, Tổng Thống Thiệu ra lệnh bỏ Quận Đoàn 1 rồi bỏ Quân Đoàn 2 vì VNCH không còn đủ đạn dược , không còn đủ xăng dầu, máy bay thiếu phụ tùng thay thế…do đó “tử thủ” có nghĩa là “tự sát” ( Chú thích : khi bỏ Quân Đoàn I, không thể dùng Không Quân để chuyển quân, bản thân Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Trung Tướng Lâm Quang Thi, Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh và toàn ban tham mưu của Quân Đoàn I phải dùng tàu của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đón tại bán đảo Sơn Chà)
Tóm lại , VNCH không có đủ phương tiện chiến tranh để đánh thắng binh đội của VNDCCH, nhưng các cấp lãnh đạo của VNCH đã có phương cách không cho VNDCCH hưởng phúc lợi từ những chiến thắng quân sự của họ : mãi gần 50 năm sau 1975, VC vẫn không làm sao sử dụng được 3 tỷ dollars của Hoa Kỳ để tái thiết Việt Nam (như trong điều 21B của Bản Hiệp Định Paris 1973 ấn định) vì lý do vi phạm trắng trợn Bản Hiệp Định Paris 1973.
Truyện ngụ ngôn mà người viết học hồi đệ lục 1962 có kể một chuyện vui bằng thơ như sau :
Bà già ra chợ Cầu Bông
Xin bói một quẻ, lấy chồng lợi chăng ?
Thầy bói trả lời :
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
Không có ai bên Liên Sô nói cho Lê Duẩn và Lê Đức Thọ hay rằng : Miền Bắc chắc chắn đánh thắng Miền Nam, nhưng sẽ bị đói vì Hoa Kỳ không chi tiền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét