Trước đó, tôi đã sống ở Mỹ 11 năm, đã thành công dân Mỹ 6 năm, vậy mà tôi có cảm tưởng như mình vẫn đứng ngoài lề, không có chung, không chia sẻ, những quan tâm, lợi ích, trách nhiệm, với cộng đồng quanh mình. Nhưng lúc đó, từ buổi sáng hôm đó, tôi thấy mình thay đổi. Trên đường đi làm, tôi vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra, vì Seatte cách New York đến 3 múi giờ, mà tôi không nghe tin tức trên radio khi đang lái. Vào công ty, mọi người không làm việc như mọi ngày, mà đều dán mắt vào tivi. Mọi người đều không kềm chế được xúc động. Có người la gào, có người khóc, có người im lặng.
Tôi thương cảm, tôi mất mát. Tôi giận dữ, căm phẫn. Cùng một nhịp với mọi người, với người Mỹ. Tôi với họ là một. Tôi nhận ra rằng mình và họ có chung một tương lai, một tự hào, những nghĩa vụ, những ân nghĩa, và những bất toàn, bất hạnh.Những thứ mà tới lúc đó tôi không còn có với VN, với cái đất nước, mà tôi bỏ lại sau lưng. Bất kể những thứ ngăn trở trước đây như màu da, văn hoá, ngôn ngữ, xuất thân. Tôi thấy mình Mỹ, không chỉ với cái quốc tịch, cụ thể là tờ hộ chiếu, trên phương diện hành chánh.
Mới đó mà đã 20 năm. Những ngày vừa qua, ở nơi cách nước Mỹ xa lắc, khi theo dõi cuộc rút quân khỏi Afghanistan, tôi thật lo lắng, hồi hộp, và giận dữ, khi thấy cảnh quân nhân Mỹ bị thương vong. Gia đình tôi cũng có mấy đứa cháu đang phục vụ trong quân đội Mỹ. Tôi bực giận khi nước Mỹ bị gọi xách mé là “sen đầm quốc tế”.
Ờ, Mỹ là vậy đó. Nó sẽ xăn tay áo lên để xông vào bất cứ nơi nào có chuyện, bất kể ở Trung Đông hay ở Biển Đông. Đừng cà khịa với Chú Sam!
You don’t mess with Uncle Sam!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét