Thường thì những người này (nhận cái hũ) được tuyển chọn cẩn thận mới xuất hiện trên đó và được vỗ vai.
Có vài buổi họp mà tôi may mắn được dịp quan sát (không chánh thức đâu) thì thấy họ làm theo kiểu 'organized consensus'. Vào đầu, một ông lãnh đạo chánh trị phát biểu về một vấn đề; kế tiếp là có một 'agitator' Việt kiều phát biểu một giải pháp mà lãnh đạo muốn nghe. Người này được chọn cẩn thận và được lãnh đạo chỉ đích danh xin ý kiến. Tiếp theo agitator là nhiều Việt kiều khác nói theo và vỗ tay, mà chúng ta hay biết là 'cheering squad'. Còn ai nghĩ khác thì ... im lặng. Thế là có đồng thuận. Đồng thuận cao. Sau đồng thuận cao là các vị Việt kiều được ban ân huệ bằng cái vỗ vai của lãnh đạo chánh trị.
Trong thực tế, hàng triệu người có bằng cấp đại học -- trong cũng như ngoài nước -- chỉ ru ngủ với nhau mà thôi. Có những Việt kiều về Việt Nam để tìm cái danh và cái lợi, như đòi hỏi phải có chức vụ gì đó trong bộ máy quản lí. Không được chức vụ đó thì họ quay sang giận dỗi. Họ hay phụ hoạ quan điểm của chánh phủ (ví dụ như câu chuyện đặc khu kinh tế và dịch bệnh). Họ hay ru ngủ với nhau là 'chỉ quan tâm đến chuyên môn' hay 'thể chế nào cũng được miễn là an dân'. Họ chẳng làm cái gì để đánh thức xã hội vốn là vai trò của một trí thức đúng nghĩa.
Mà, nói cho ngay, trí thức theo nghĩa 'public intellectual' khó tồn tại ở các nước như Việt Nam. Xã hội Việt Nam từ ngàn đời xem trọng trạng thái 'tĩnh' và ổn định, mà trí thức thì lúc nào cũng thách thức trạng thái tĩnh, nên họ trở thành cái gai trong giới cầm quyền. Những trí thức đích thực ở Việt Nam (không nêu tên) là những trường hợp minh chứng cho sự khó tồn tại của giới trí thức trong xã hội Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét