Thập niên 1990, khi ra Hà Nội, mỗi lần tôi muốn mua sắm gì đó, các cô em ở Văn phòng báo Tuổi Trẻ ở ngoài đó sẽ bảo, để bọn em dẫn anh đi, nếu ko, anh khó sống với dân bán hàng ngoài này. Gặp anh là người trong đó, thế nào họ cũng nói thách rồi mua hớ cho mà coi.
Đó là sự thật. Không biết giờ , việc nói thách với" anh hai Sài gòn" còn hay ko nhưng thời điểm đó, mua bất cứ thứ gì, tôi đều bị người bán hàng ở Hà Nội nói thách gấp hai, ba lần. Ngay cả 1 cục pin trung quốc mua để xài đèn máy ảnh cũng bị nói thách gấp 3.
Đi các tỉnh thành khác ngoài vĩ tuyến 17, nghe tôi nói giọng trong này, thế nào cũng có người hỏi:" Sài gòn giàu lắm phải ko bác?"
Thú thật, tôi nghe mà đắng lòng, ko biết trả lời sao, khi mà ở đâu cũng có người nghèo người giàu. Lúc ấy đồng bào trên kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè chưa giải tỏa, đời sống vẫn còn tăm tối lắm.
Đặc biệt một điều, ko hiểu sao khi về các tỉnh, nhìn cốt cách hay sao đó mà người ta biết ngay mình là dân Sài gòn. Ngay khi tôi về quê cũng vậy. Với những người ko quen biết, thế nào cũng bị họ hỏi một câu:" Anh ở Sài gòn về phải ko?"
Không chỉ ngoài vĩ tuyến 17, các tỉnh thành trong vĩ tuyến cũng vậy. Dân họ nghĩ về Sài gòn như 1 thứ gì hào nhoáng lắm, có của ăn của để và xả láng...sáng về sớm. Đặc biệt là dân các tỉnh miền Tây, dù thường là họ rất nể dân Sài Gòn. Trong bàn rượu mà có 1 thằng Sài gòn thì thế nào nó cũng chết chắc.
Quý lắm, dân miền Tây mới cung kính mời rượu, mà người được nhắm đến đầu tiên luôn là anh hai Sài gòn ở trong bàn. Ai cũng cầm ly mời cụng, người 1 ly. Nó uống 10 ly trong khi 10 người miền Tây kia uống mỗi người có 1 ly, ko chết mới là lạ.
Sài gòn bao dung ? Đúng. Sài gòn nghĩa tình? Đúng luôn? Sài gòn vốn có lòng cưu mang? Rất đúng. Nhưng vấn đề là dân các tỉnh có bao dung, nghĩa tình và cưu mang dân Sài gòn hay ko thì đó là chuyện khác.
Khi Sài gòn bị tổn thương, dịch dật bủa vây, các tỉnh thành khác nhìn người Sài gòn như ghẻ lở dù họ vẫn cần dân Sài gòn ở một vấn đề nào đó. Như Lâm Đồng chẳng hạn. Nhưng rồi Sài gòn vẫn mở cửa chợ hoa Đầm Sen cho dân Đà Lạt mang hoa xuống bán. Không sao cả, vì Sài Gòn luôn phớt lờ mọi vặt vãnh cỏn con.
Từ lâu, Sài gòn với tôi là một tiểu" Hiệp Chủng quốc". Chỉ có Sài gòn mới xứng đáng hưởng biệt danh này trong cả nước. Vì là hợp chủng nên Sài gòn luôn chấp nhận sự khác biệt và ít bảo thủ. Việt Nam có bao nhiêu sắc tộc thì hầu như có hết ở Sài gòn. Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành thì dân nơi đó có mặt tại Sài Gòn.
Sài gòn ăn xin nhiều, vé số nhiều, vì chỉ có dân Sài gòn mới dễ mở hầu bao với người cơ nhỡ. Sài gòn mở lòng ra với tất cả, dù đó là một cậu nhà quê miền bắc có tên là Lệ rơi chẳng hạn, hay một nông dân tứ cố vô thân từ Cà Mau lên đây để mưu sinh kiếm sống. Sài gòn ân cần với bạn ngay trong từng ly bia phục vụ của người hầu bàn, điều mà tôi khó tìm thấy ở đâu khác khi xách ba lô lang thang khắp nước.
Thập niên 1990, tôi hỏi bạn bè của mình ngoài Bắc, tại sao Hà Nội ko có ăn xin? Bạn biết họ trả lời sao ko? Họ bảo:" Có ai cho đâu mà xin?"
Đặc điểm của dân Sài gòn là người nhập cư. Vì vậy, rất ít người vỗ ngực xưng tên tôi là người gốc Sài gòn. Sài gòn ko có gốc, hoặc có thì ko phải gốc Sài gòn. Người nhập cư đầu tiên rất nổi tiếng ở Sài gòn là tướng quân Nguyễn Hữu Cảnh, hơn 300 năm trước dẫn quân vào đây đặt trạm thu thuế ở cột cờ Thủ Ngữ. Từ bấy đến nay, ko biết bao nhiêu lớp người nhập cư đã làm nên bản sắc của dân Sài Gòn. Chính vì đặc điểm nhập cư nên người Sài gòn luôn cởi mở, luôn tiếp nhận để tồn tại và phát triển nên tính cách người Sài gòn đặc biệt, ko giống với bất cứ người tỉnh thành nào.
Bởi vậy, nếu Sài gòn và người Sài gòn bị quay lưng, quả thật là...tội nghiệp. Vậy mà, ngay cả khi bị Trung ương chặt đẹp 82% nguồn thu thuế, họ vẫn ko cảm thấy mình tội nghiệp. Ôi, Sài gòn của tôi, của một người nhập cư 40 năm, đáng yêu lắm lắm.
Hôm nay, tình cờ đọc bài thơ dưới đây của một cậu em, bỗng dưng tôi nổi hứng viết vội vài điều, rất thật lòng dù có thể ko vừa ý một số ai đó. Mong rộng lượng thông cảm.
Tuy nhiên, với Sài gòn, viết ít dòng hay nhiều dòng chưa bao giờ là đủ để lột tả mảnh đất" nhiều người ít ma" này. Nó khác với một số mảnh đất khác," lắm người nhiều ma"- như tựa đề một tiểu thuyết rất hay của nhà văn Nguyễn Khắc Trường ,từng đọat giải nhất Hội nhà văn Việt nam.
Đây, bài thuơ của cậu em Trịnh Sơn , chuyên bán yến, sáng tác thuơ và làm từ thiện. Cậu ta lấy tựa bài thuơ là:" Khi Thành Phố Tổn Thương..!", nhưng nếu tôi là tác giả, bài thơ sẽ mang tựa là:" Sài gòn...tội nghiệp", hi hi.
" Khi Sài Gòn bị thương
Tôi thấy rất ít cánh tay của mọi miền chia sẻ
Thành Phố những ngày này đã có nhiều sứt mẻ
Thân thể con hổ cường tráng, quật cường kia cũng phải có lúc đuối đừ!
Trong ánh nhìn nhiều người Sài Gòn đủ đầy, thừa thãi, có dư
Là mặc định làm anh phải dang tay nâng đỡ
Khi Miền Trung mưa lũ kéo về sạt lở
Thì anh lớn Sài Gòn phải chở nặng sớt chia
Khi Miền Bắc bão chìm trong rét lạnh đêm khuya
Sài Gòn cũng phải đầm đìa mồ hôi góp sức.
Nhưng rồi những ngày thành phố này da sần lên đau nhức
Rất ít những cánh tay đưa lên
Đói-nghèo-thiếu thốn ư
Đó không phải là lý do để biện hộ
Mà chỉ vì thẳm sâu trong bộ não, trong tâm hồn loang lỗ
Người ta mặc định nghĩ rằng mình làm em chỉ nhận
Cho đi là thứ...không cần!
Con rồng nào rồi cũng có lúc phải bong gân
Cần ngơi nghỉ, cần vuốt ve chăm sóc
Cần thấu hiểu, sẻ chia sau một đời cực nhọc
Để mà ủi an.
Những ngày này tôi nhìn Sài Gòn thành phố vắng lỗ loang
Nhìn thấy bạn bè tôi đã dần đuối sức
Nhìn thấy...chỉ cần biết hiểu-biết thương là đau nhức đủ ủi an rồi.
.
Sài Gòn, thành phố sẽ vượt qua
Sẽ lại vươn vai gánh gồng cho hết thảy."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét