khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

The Forgotten South Vietnamese Airborn - Tác giả Barry R. McCaffrey

 

Đặt chân đến VN vào tháng 7 năm 1966, tôi làm việc cho SĐND VNCH như một cố vấn viên. Đó là cái năm cuối mà tôi nghĩ và chắc mẩm chúng tôi sẽ chiến thắng. Đó là cái năm của lạc quan, của sự lớn mạnh của quân đội Mỹ đã thắng thế trong cuộc chiến tại VN- Đó cũng là năm mà số thương vong trong danh sách người Mỹ tăng một cách không tưởng.
Cuối năm 1967, đã có 486.000 chiến binh Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến. Số lính Mỹ tử trận trong năm gần gấp đôi năm 1966.Ngoài số liệu ấy,nhận định về chính trị và giới truyền thông Hoa Kỳ hầu như không quan tâm đến sự hy sinh dũng cảm tham gia cuộc chiến của quân đội VNCH .
Sư Đoàn Nhảy Dù VNCH mà tôi làm việc với tư cách là một cố vấn viên, là một đơn vị chiến đấu tinh nhuệ. Năm 1967, những người lính ND với bộ quân phục hoa dù cùng chiếc mũ Bê-rê đỏ đặc thù, đã tăng lên con số 13.000 người, tất cả đều …tình nguyện! Chúng tôi đã có vinh hạnh sát cánh bên họ, và đều kinh ngạc bởi sự can đảm cùng với sự năng động trong chiến thuật của những chiến binh nhảy dù ấy. Những người Mỹ mới đến VN có thể chưa biết rằng các nhiều người trong số những vị sĩ quan cao cấp và các sĩ quan hành chánh đó có nhiều năng lực và kinh nghiệm chiến trường đã tham gia quân ngũ từ năm 1951.
Là những cố vấn viên,thông thường chúng tôi hoạt động thành đội ngũ và là sĩ quan liên lạc cấp tiểu đoàn và lữ đoàn. Chúng tôi đã mất cả năm trời chuẩn bị tại Cali, bao gồm 16 tiếng /một ngày chìm đắm trong văn hoá và ngôn ngữ tại Viện Ngôn Ngữ học Quốc Phòng để khi chấm dứt với chứng nhận khá môn nói tiếng Việt. Còn tại trường Fort Bragg, NC.thì được huấn luyện về môn chiến thuật đối kháng và được huấn luyện sử dụng hệ thống vũ khí thời đệ nhị thế chiến mà những người lính VN còn dùng.
Chúng tôi có một loạt công việc phải làm: phối hợp pháo binh và không kích, sắp xếp không vận, tải thương và hỗ trợ tình báo cùng hậu cần. Chúng tôi không đưa ra yêu cầu, đòi hỏi và chúng tôi cũng không cần làm điều ấy. Chúng tôi ngưỡng mộ những người đối tác VN và họ cũng vui mừng khi có chúng tôi- nguồn hoả lực của Hoa Kỳ, ở bên họ. Chúng tôi ăn thức ăn của họ, nói ngôn ngữ họ. Chúng tôi tin tưởng hoàn toàn vào người VN. Tôi thường có một anh lính dù là cận vệ và cũng là thông tín viên liên lạc.
Bình thường, một đội cố vấn viên như bản thân nhóm tôi gồm có ba người: Một trưởng nhóm Quân đội Mỹ, một trung uý, một hạ sĩ quan thường vụ thường là trung sĩ. Người trung sĩ là nòng cốt: Trong lúc những sĩ quan khác luân chuyển thay đổi chỗ thì người trung sĩ vẫn giữ vị trí ổn định theo lệnh của thương cấp cho đến khi hết chinh chiến, đến khi tử trận hoặc khi bị loại khỏi vòng chiến.
Khúc dạo đầu của tôi tại VN là một kinh nghiệm đẫm máu. Chúng tôi tham gia tác chiến bằng tàu tấn công và trực thăng quân đội của hải quân Mỹ vào vùng đầm lầy đồng bằng phía nam Saigon. Đây là một trận đánh không vinh quang gì, chỉ chiến đấu rồi đắm chìm dưới làn nước mặn ghê tởm. Không có một cuộc giao tranh nào như thế khi chúng tôi được huấn luyện trong trường Biệt Kích.Chỉ huy của tôi,một thượng cấp đứng tuổi, rất chuyên nghiệp và đầy năng lực, đã hy sinh. Trở về căn cứ, tôi phụ giúp một tay đưa thi hài ông ra khỏi trực thăng. Đó mới chỉ là bắt đầu.
Trong lượt đi 4 tháng với Nhảy Dù, chúng tôi tham gia vào một trận đánh lớn và đẫm máu yểm trợ cho những đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ phía bắc Đông Hà, gần bãi biển phía băc, nam VN.Hai trong số những tiểu đoàn được trực thăng vận vào khu phi quân sự hầu kiểm soát một lực lượng hùng hậu quân bắc Việt đang nam tiến.Sự kiện này đã trở thành một trận thư hùng dữ dội và đẫm máu. Người cố vấn thượng cấp của tôi tử thương, người hạ sĩ quan thường vụ cực kỳ gan lì, thượng sĩ nhất Rudy Ortiz, bị thương lỗ chỗ từ đầu xuống chân. Anh ta yêu cầu tôi nạp đạn sẵn khẩu M16 rồi đặt lên ngực anh để anh có thể “một sống một chết” cùng anh em chúng tôi (May mắn thay anh vẫn còn sống !)
Chúng tôi đã có hàng trăm binh sĩ thương vong và chẳng bao lâu sẽ bị địch quân tràn ngập.Nhưng những người lính Dù chiến đấu rất ngoan cường. Vào cái đỉnh điểm căng thẳng ấy, với sự yểm trợ của không lực và hoả lực Hải Quân, chúng tôi đã phản công. Vị sĩ quan chỉ huy của tiểu đoàn đứng thẳng người đi ngang qua dàn hoả lực súng máy hạng nặng đến hầm trú ẩn của tôi. “Trung uý!" Ông ta nói :” đã đến lúc phải chết rồi đấy!” Câu nói của ông làm tôi lạnh người mỗi khi nhớ đến.
Trong chiến trận, người lính VNCH không bao giờ bỏ lại thân xác đồng đội hoặc các chiến binh bị thương và cũng không để lại vũ khí. Ở một trận đánh khác, một trong những người bạn cùng lớp của tôi tại West Point, Tommy Kerns, một cầu thủ bóng bầu dục Quân Đội với thân hình to lớn, đã bị thương nặng và lại bị kẹt trong một giao thông hào chật hẹp trong lúc tiểu đoàn Dù của anh đang cố gắng bẻ gãy sự tiếp tế của một lực lượng hùng hậu quân bắc Việt. Những người lính Dù VNCH đã ở lại với anh, tất cả họ đều nhỏ bé hơn Tommy nhiều, nên không thể nào lôi anh ra khỏi cái giao thông hào chật chội ấy. Thay vì rút lui và để anh lại, họ kiên quyết giữ lập trường và đã dành chiến thắng trên cái thân hình thương tích đồ sộ của anh. Anh đã sống sót nhờ lòng can đảm của người lính VNCH.
Cố vấn Hoa Kỳ và hầu hết sư đoàn Dù đóng quân bên trong và quanh SG.Chúng tôi yêu cái trẻ khoẻ và vui tươi của thành phố ấy, yêu cái văn hoá và ngôn ngữ VN. Chúng tôi vô cùng hãnh diện với bản thân cùng chiếc nón đỏ trên đầu . Tôi tin rằng cả thế giới sẽ ghen tỵ với sứ mạng chúng tôi hiện nay- được làm việc với những tinh hoa của đất nước. Chúng tôi cơ hồ đã có hàng đống tiền nhờ vào những món tiền do đánh trận và nhảy dù chi trả. Được sống trong những khu vực luôn có điều hoà không khí, chúng tôi còn trẻ, sung sức và năng động. Những vị trung tá, đại tá, cố vấn viên thượng cấp già dặn hơn, điềm đạm, gai góc, cũng là những người lính Dù đã tham gia tác chiến những trận đánh còn tồi tệ hơn thời đệ nhị thế chiến và chiến tranh Triều Tiên.
Cuộc sống của cố vấn viên của SĐND VNCH đầy bất ngờ. Công việc do sư đoàn giao phó là hoạt động chiến lược như một nhiệm vụ dự bị, sẽ được đưa vào chiến trường như một mũi nhọn bất cứ khi nào cấp chỉ huy cần đến.
Một tiểu đoàn Nhảy Dù hoặc một lữ đoàn có khi được báo động để khai triển khẩn cấp ngay giữa nửa đêm. Chúng tôi có thể được nhồi nhét để ngồi trong những chiếc máy bay vận tải không lực Mỹ-Việt, với những tiếng gầm rú, xếp hàng dài sọc tại căn cứ Tân Sơn Nhất, gần SG. Đạn dược phát ra sẵn sàng. Thỉnh thoảng, những bộ dù nhảy cũng được triển khai sẵn sàng và một trận đánh vội vàng đã được lên kế hoạch.
Và rồi thì …các tiểu đoàn được điều động đến bất cứ nơi nào cần. Chúng tôi có thể nhào đến bất kỳ chỗ nào trên cái đất nước ấy và chỉ nhận ra chính mình khi đã đến ngay cái trung tâm điểm lửa đạn. Nhiều cố vấn Hoa Kỳ và hàng trăm chiến binh Nhảy Dù VNCH mà tôi sát cánh đã không trở về sau những phi vụ này. Tôi vẫn còn có thể thấy những khuôn mặt non trẻ của họ: Đại Uý Gary Brux., Đại Uý Bil Deuel.,Trung Uý Chuck Hemmingway, Trung Uý Carl Arvin, người thông tín còn rất trẻ của tôi Binh Nhì Michael Randall. Tất cả họ đều đã chết, anh dũng và hào hùng.
VN không phải là đợt đi chiến trường đầu tiên của tôi. Sau khi tốt nghiệp West Point, tôi gia nhập sư đoàn 82 Dù tại công hòa Dominican vào năm 1965. Chúng tôi được điều động đến hòn đảo ấy và dẹp tan làn sóng cộng sản Cu-Ba, và rồi trụ lại đó với vai trò một tổ chức Hoa Kỳ gìn giữ hòa bình. Tôi cho rằng đó là ý nghĩa của cuộc chiến, và khi tôi trở về trường Fort Bragg, chúng tôi đã háo hức để đến VN- Nhiều sĩ quan trung úy trong tiểu đoàn nhảy lên xe phóng một mạch đến bộ chỉ huy để xin tình nguyện đi tác chiến, chỉ sợ rằng mất đi cơ hội tham gia chiến trường VN.
Giờ đây, chúng ta đã biết đoạn kết của câu truyện. Có lẽ đến 2 triệu người VN đã chết. Người Mỹ tử trận 58.000 và 303.000 thương tật. Trong quá khứ,nước Mỹ đã rơi vào cuộc nội chiến chính trị đắng cay và khập khiễng mà chúng tôi đã không hiểu gì về nó ,mà giờ đây tôi rất đỗi tự hào đã được lựa chọn để phục vụ cùng với các chiến binh Nhảy Dù VNCH. Người vợ xinh đẹp mới cưới của tôi, người tôi yêu quý, cũng hiểu rằng tôi phải tham gia chiến trường. Ngoài ra, cha tôi, một vị tướng quân đội, cũng sẽ vinh danh tôi nếu tôi để lại thân xác nơi chiến trường.
Tất cả giờ đã hơn 50 năm. Những người lính chiến của sư đoàn Nhảy Dù , những người còn sống sót sau ngày miền nam sụp đổ hoặc trốn thoát sang Cambodia hoặc phải trải qua cả một thập kỷ trong trại "cải tạo" man rợ. Phần lớn trong số họ cuối cùng đã đến được Hoa Kỳ. Chúng tôi có một hiệp hội những cố vấn Hoa Kỳ và những đồng đội VN và cũng có một đài tưởng niệm công đóng góp nỗ lực của chúng tôi tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington. Chúng tôi hội ngộ tại đó mỗi năm để nhớ lại chúng tôi đã chiến đấu cùng nhau như thế nào. Chúng tôi đội mũ đỏ. Cười nói vui vẻ về những câu chuyện cũ, nhưng vẫn có nỗi buồn sâu đậm do đã mất mát quá nhiều mà chẳng đi đến đâu !
Người ta thường hỏi tôi về những bài học trong cuộc chiến VN. Nhưng chúng tôi , những người đã từng chiến đấu cùng sư đoàn Nhảy Dù VNCH không phải những người để hỏi. Tất cả những gì chúng tôi còn nhớ và ý thức được là sự dũng cảm bền bỉ và cương quyết của những người lính chiến được đem vào chiến trường. Họ đã không có được một đài tưởng niệm, có chăng chỉ là còn trong ký ức chúng ta mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét