Nói gọn thì tôi cần cả 2 , “vuốt” (quẹt quẹt trên cái mobile) và “đọc”. Nếu phải đứng hay đợi hàng giờ trong xe điện hay chờ … chích ngừa, thì “vuốt” tiện hơn, nhưng có khuyết điểm duy nhất là không hiểu tại sao đang “phê” nửa chừng thì màn hình lại “biến dạng lung tung” không thể trở lại nguồn đầu tiên. Thế là phải hát bài “Cho tôi lại từ đầu” của nhạc sĩ Trần Quang Lộc.
“𝘊𝘩𝘰 𝘵𝑜̂𝘪 𝘣𝑢̛𝑜̛́𝘤 𝘭𝑎̣𝘪 𝘤𝘰𝘯 đ𝑢̛𝑜̛̀𝘯𝘨 𝘭𝑎̀𝘯𝘨, 𝘯𝘨𝑎̀𝘺 đ𝑎̂̀𝘶 𝘤𝑎̆́𝘱 𝘴𝑎́𝘤𝘩 đ𝘦̂́𝘯 𝘵𝘳𝑢̛𝑜̛̀𝘯𝘨”.
Quá khổ!!
Nếu “đọc” trong một khung cảnh thư thả, thì cảm giác sẽ dễ chịu, rất ư là thoải mái. Nhưng muốn “nắm vững 100%, thì cũng cần một cái quẹt quẹt bên cạnh để “vuốt” tra tìm những loại “từ ngữ” lần đầu mới nghe hoặc cần phải có nguồn từ một tài liệu lịch sử. Nói tóm lại là tôi cần cả 2: vừa “đọc” vừa “vuốt” nếu muốn “viết!” cho ra “viết”. Tôi “vuốt” và “đọc” rất nhiều sách của nhiều tác giả, người nào cũng có cái hay riêng, “bình” ra thì chắc phải ngàn trang, ngày này sang ngày khác. Vì thế trong vài giòng ngắn gọn này tôi xin “gom lại cho gọn” để nhắc tới 2 nhân vật, một đã đi xa, còn một cũng tạm gọi là gần dù chưa một lần gặp mặt.
-----------
Lê Thiệp, một ông anh rất thân, xuất thân từ Sơn Tây, ông là một phóng viên chiến trường, tốt nghiệp khóa 1 báo chí do cơ quan Việt Tấn Xã, Saigon tổ chức dưới thời ông Tổng Giám Đốc Nguyễn Ngọc Linh năm 1966. Ông là một người lè phè, tóc dài, chân đi xăng đan khi làm phóng sự. Nhà thơ Du Tử Lê đã nhận định: ““𝘓𝘛 𝘤𝑜́ 𝘭𝑜̂́𝘪 𝘷𝘪𝘦̂́𝘵 𝘯𝘩𝑢̛ 𝘯𝘩𝑢̛̃𝘯𝘨 𝘯𝑒́𝘵 𝘥𝘢𝘰 𝘥𝑢̛́𝘵 𝘬𝘩𝘰𝑎́𝘵, 𝘴𝑎̂́𝘯 𝘴𝑜̂̉ 𝘵𝘳𝑒̂𝘯 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝘬𝘩𝑜̂́𝘪 𝘨𝑜̂̃ 𝘹𝑢̀ 𝘹𝑖̀”. Nghe bạn bè ông kể, trong một phiên họp vào đầu năm 1973, của Ủy ban Liên Hợp Quân sự bốn bên, khi nghe tên Đại Tá Võ Đông Giang trong phái đoàn việt cộng phát ngôn:
“𝘨𝘪𝑜̛́𝘪 𝘵𝘳𝘶𝘺𝑒̂̀𝘯 𝘵𝘩𝑜̂𝘯𝘨 𝘣𝑎́𝘰 𝘤𝘩𝑖́ đ𝑢̛̀𝘯𝘨 𝘷𝑖̀ 𝘯𝘩𝑢̛̃𝘯𝘨 đ𝑜̂̀𝘯𝘨 𝘵𝘪𝑒̂̀𝘯 𝘥𝑜̛ 𝘣𝑎̂̉𝘯 𝘤𝑢̉𝘢 𝘤𝘩𝑖́𝘯𝘩 𝘱𝘩𝑢̉ 𝘚𝘢𝘪𝘨𝘰𝘯 đ𝑒̂̉ đ𝑎́𝘯𝘩 𝘮𝑎̂́𝘵 𝘵𝘪𝘯𝘩 𝘵𝘩𝑎̂̀𝘯 𝘺𝑒̂𝘶 𝘯𝑢̛𝑜̛́𝘤 𝘤𝑢̉𝘢 𝘯𝘨𝑢̛𝑜̛̀𝘪 𝘝𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘕𝘢𝘮…”
Lê Thiệp đã “sấn sổ” rất hợp tình hợp lý, đứng phắt dậy bổ “Nét dao dứt khoát”, kêu gọi tẩy chay cuộc họp và la lớn: “𝘗𝘩𝑎̉𝘪 𝘱𝘩𝑎̉𝘯 đ𝑜̂́𝘪 𝘴𝑢̛̣ 𝘹𝑢́𝘤 𝘱𝘩𝑎̣𝘮 𝘯𝑎̀𝘺, 𝘭𝑎̂́𝘺 𝘤𝑎̆𝘯 𝘤𝑢̛𝑜̛́𝘤 𝘯𝑒́𝘮 𝘷𝑎̀𝘰 𝘮𝑎̣̆𝘵 𝘯𝑜́ đ𝑒̂̉ 𝘵𝘩𝑎́𝘤𝘩 𝘵𝘩𝑢̛́𝘤 𝘵𝑢̣𝘪 𝘯𝑜́ 𝘥𝑎́𝘮 𝑎́𝘮 𝘴𝑎́𝘵 𝘮𝑖̀𝘯𝘩 𝘬𝘩𝑜̂𝘯𝘨”, và tiến lên bàn họp ném bản căn cước của mình trên bàn trước sự ngỡ ngàng của phái đoàn việt cộng.
Lê Thiệp viết đủ thể loại, với một lối viết rất độc đáo, có một không hai, lang thang đủ mọi lãnh vực. Quân ta có thể tìm thấy sự độc đáo này trong các tác phẩm của ông đã xuất bản tại hải ngoại như: Lững Thững Giữa Đời, Chân ướt chân ráo, Ung thư ơi chào mi…nhiều lắm, tuy thế cũng còn quá ít so với số sách và số bài ông đã viết trong suốt cuộc đời làm báo tại quê nhà.
Hôm nay, tôi trích một phần bài viết ngắn với đầy đủ yếu tố 5I mà tôi đã đưa lên nhiều lần: “Cá hũm hĩm”, cái tên gây sự tò mò mà ông đã tặng riêng tôi 44 năm trước sau một đêm quắc cần câu:
-----------------------
𝐴̀, 𝘬𝘩𝑜̂𝘯𝘨 – 𝘤𝑜́ 𝘭𝑒̃ 𝘱𝘩𝑎̉𝘪 𝘯𝑜́𝘪 𝘭𝑎̀ 𝘬𝘩𝑜̂𝘯𝘨 𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 𝘷𝑖̀ 𝘤𝘩𝑢̛𝘢 𝘤𝑜́ 𝘥𝑖̣𝘱 𝘯𝘩𝑢̛𝘯𝘨 𝘤𝑎́ 𝘩𝑢̃𝘮 𝘩𝑖̃𝘮 𝘬𝘩𝑜̂𝘯𝘨 𝘱𝘩𝑎̉𝘪 𝘴𝑜̂́𝘯𝘨 𝑜̛̉ 𝘳𝑢̛̀𝘯𝘨 𝘴𝐚̂𝘶 𝘯𝑢́𝘪 𝘵𝘩𝑎̆̉𝘮 𝘩𝘢𝘺 𝘴𝑜̂𝘯𝘨 𝘥𝑎̀𝘪 𝘣𝘪𝑒̂̉𝘯 𝘳𝑜̣̂𝘯𝘨 𝘮𝑎̀ 𝘴𝑜̂́𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘢𝘺 𝘤𝑎̣𝘯𝘩 𝘤𝘩𝑢́𝘯𝘨 𝘵𝘢, 𝘯𝑜̛𝘪 𝘤𝑎́𝘤 𝘵𝘩𝑢̛̉𝘢 𝘳𝘶𝑜̣̂𝘯𝘨 𝘯𝑢̛𝑜̛́𝘤. 𝘔𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘤𝑜́ 𝘯𝘩𝘪𝑒̂̀𝘶 𝘭𝑎̀ 𝘛𝘩𝑢̉ 𝘛𝘩𝘪𝑒̂𝘮 𝘷𝑎̀ 𝘤𝑜́ 𝘵𝘩𝑒̂̉ đ𝑎̃ 𝘵𝘩𝑎̂́𝘺 𝘳𝑜̂̀𝘪 𝘮𝑎̀ 𝘬𝘩𝑜̂𝘯𝘨 đ𝑒̂̉ 𝑦́. 𝘊𝑎́ 𝘩𝑢̃𝘮 𝘩𝑖̃𝘮 𝘤𝘩𝑖̉ 𝘥𝑎̀𝘪 𝘤𝑜̛̃ 𝘩𝘢𝘪 đ𝑜̂́𝘵 𝘯𝘨𝑜́𝘯 𝘵𝘢𝘺 𝘷𝑎̀ 𝘭𝑜̛́𝘯 𝘣𝑎̆̀𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘪𝘦̂́𝘤 đ𝑢̃𝘢. 𝘔𝑖̀𝘯𝘩 𝘯𝑜́ 𝘩𝑜̛𝘪 𝘵𝘳𝑜̀𝘯 𝘮𝑎̀𝘶 𝘹𝑎́𝘮 𝘯𝘩𝑎̣𝘵. 𝘛𝑎̣𝘪 𝘯𝘩𝑢̛̃𝘯𝘨 𝘳𝘶𝑜̣̂𝘯𝘨 𝘣𝑢̀𝘯 𝘴𝐚̂𝘮 𝘴𝑎̂́𝘱 𝘯𝑢̛𝑜̛́𝘤 𝘩𝘢𝘺 𝘵𝘳𝑒̂𝘯 𝘯𝘩𝑢̛̃𝘯𝘨 𝘭𝑜̂́𝘪 𝘮𝑜̀𝘯 𝘨𝘪𝑢̛̃𝘢 đ𝑜̂̀𝘯𝘨 𝘳𝘶𝑜̣̂𝘯𝘨, 𝘤𝑎́ 𝘩𝑢̃𝘮 𝘩𝑖̃𝘮 𝘵𝑢̣ 𝘭𝑎̣𝘪 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘯𝘩𝑢̛̃𝘯𝘨 𝘭𝑜̂̃ 𝘤𝘩𝐚̂𝘯 𝘵𝘳𝐚̂𝘶. 𝘕𝘩𝑢̛̃𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘪𝘦̂́𝘶 𝘯𝑢̛̃ 𝘮𝑜̣̂𝘤 𝘮𝑎̣𝘤 𝘵𝘢𝘺 𝘤𝑎̂̀𝘮 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝘤𝑎́𝘪 𝘷𝑜̛̣𝘵 𝘯𝘩𝑜̉ 𝘣𝑎̆̀𝘯𝘨 𝘷𝑎̉𝘪 𝘮𝑢̀𝘯𝘨 𝘭𝑢̣𝘪 𝘤𝑢̣𝘪 𝘵𝘳𝑒̂𝘯 đ𝑜̂̀𝘯𝘨. 𝘒𝑒̂ 𝘤𝑎́𝘪 𝘷𝑜̛̣𝘵 𝘮𝘪𝑒̣̂𝘯𝘨 𝘭𝑜̂̃ 𝘤𝘩𝐚̂𝘯 𝘵𝘳𝐚̂𝘶 𝘳𝑜̂̀𝘪 đ𝑎̣𝘱 𝘮𝑎̣𝘯𝘩 𝘹𝘶𝑜̂́𝘯𝘨 𝘣𝑢̀𝘯 𝘴𝑎́𝘵 𝘭𝑜̂̃. 𝘉𝑢̀𝘯 𝘭𝑎̂́𝘯 𝘮𝑎̣𝘯𝘩 𝘩𝑎̂́𝘵 𝘯𝑢̛𝑜̛́𝘤 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘭𝑜̂̃ 𝘤𝑢̀𝘯𝘨 𝘷𝑜̛́𝘪 𝘤𝑎́ 𝘩𝑢̃𝘮 𝘩𝑖̃𝘮 𝘷𝑎̀𝘰 𝘷𝑜̛̣𝘵, 𝘵𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘣𝑖̀𝘯𝘩 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝘭𝑜̂̃ 𝘯𝘩𝑢̛ 𝘷𝑎̣̂𝘺 𝘤𝑜́ 𝘵𝘩𝑒̂̉ 𝘣𝑎̆́𝘵 đ𝑢̛𝑜̛̣𝘤 𝘮𝑢̛𝑜̛𝘪 𝘮𝑢̛𝑜̛̀𝘪 𝘭𝑎̆𝘮 𝘤𝘰𝘯. 𝘕𝘦̂́𝘶 đ𝘪 𝘣𝘶𝑜̂̉𝘪 𝘴𝑎́𝘯𝘨 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝘤𝑜̂ 𝘨𝑎́𝘪 𝘤𝑜́ 𝘵𝘩𝑒̂̉ 𝘤𝑜́ đ𝑢̛𝑜̛̣𝘤 𝘤𝑜̛̃ 𝘩𝘢𝘪 𝘵𝑜̂ 𝘤𝑎́ 𝘩𝑢̃𝘮 𝘩𝑖̃𝘮. 𝘒𝘩𝑜̂𝘯𝘨 𝘱𝘩𝑎̉𝘪 𝘤𝑢̛́ 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝘷𝑒̂̀ 𝘭𝑎̀ 𝑎̆𝘯 𝘮𝑎̀ 𝘱𝘩𝑎̉𝘪 đ𝑎́𝘯𝘩 𝘷𝑎̂̉𝘺 𝘤𝑎́ 𝘷𝑎̀ 𝘤𝘩𝘰 𝘴𝑎̣𝘤𝘩 𝘯𝘩𝑜̛́𝘵. 𝘕𝑜́ 𝘣𝑒́ 𝘵𝑖́ 𝘵𝘦𝘰 𝘭𝑎̀𝘮 𝘴𝘢𝘰 đ𝑎́𝘯𝘩 𝘷𝑎̂̉𝘺 đ𝑢̛𝑜̛̣𝘤 𝘤𝘩𝑢̛́? 𝘭𝑎̂́𝘺 𝘤𝑎́𝘮 𝘩𝘰𝑎̣̆𝘤 𝘮𝑎̣𝘵 𝘤𝑢̛𝘢, 𝘨𝑎̣𝘵 𝘯𝘩𝑒̣ 𝘮𝑜̛́ 𝘤𝑎́ 𝘷𝑎̀𝘰.
𝘊𝑎́ 𝘩𝑢̃𝘮 𝘩𝑖̃𝘮 𝘴𝑜̂́𝘯𝘨 𝘥𝘢𝘪 𝘳𝘢 𝘱𝘩𝘦̂́𝘵, 𝘷𝑎̀ 𝘤𝑎́𝘤 𝘤𝘩𝑢́ 𝘨𝘪𝑎̂̃𝘺 𝘭𝘶𝘯𝘨 𝘵𝘶𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘪𝘦̂́𝘯 𝘮𝑎̣𝘵 𝘤𝑢̛𝘢 𝘥𝑖́𝘯𝘩 𝘬𝘩𝑎̆́𝘱 𝘤𝑎́, 𝘴𝘢𝘶 đ𝑜́ đ𝑎̃𝘪 𝘤𝘩𝘰 𝘴𝑎̣𝘤𝘩. 𝘔𝑜̛̃ đ𝑢̛𝑜̛̀𝘯𝘨 𝘯𝑢̛𝑜̛́𝘤 𝘮𝑎̆́𝘮 𝘵𝘳𝑜̣̂𝘯 đ𝑒̂̀𝘶 𝘷𝑜̛́𝘪 𝘤𝑎́ 𝘳𝑜̂̀𝘪 𝘬𝘩𝘰 𝘣𝑎̆̀𝘯𝘨 𝘵𝑜̣̂. 𝘕𝘩𝑜̛́ đ𝑜̂̉ 𝘯𝑢̛𝑜̛́𝘤 𝘯𝘩𝘪𝑒̂̀𝘶 𝘷𝑎̀ đ𝑒̂̉ 𝘭𝑢̛̉𝘢 𝘵𝘩𝑎̣̂𝘵 𝘭𝑜̛́𝘯. 𝘒𝘩𝘪 𝘯𝑎̀𝘰 𝘴𝑜̂𝘪 𝘬𝑦̃ 𝘵𝘩𝑖̀ 𝘩𝑎̣ 𝘭𝑢̛̉𝘢 𝘭𝘪𝘶 𝘳𝘪𝘶 𝘤𝘩𝘰 đ𝘦̂́𝘯 𝘬𝘩𝘪 𝘯𝑢̛𝑜̛́𝘤 𝘷𝑢̛̀𝘢 𝘤𝑎̣𝘯 𝘤𝘩𝑖̉ 𝘤𝑜̀𝘯 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝑖́𝘵 𝑜̛̉ đ𝑎́𝘺 𝘵𝑜̂ 𝘭𝑎̀ 𝘷𝑢̛̀𝘢 𝑎̆𝘯. Đ𝑎̃ đ𝑢̛𝑜̛̣𝘤 𝑎̆𝘯 𝘤𝑎́ 𝘩𝑢̃𝘮 𝘩𝑖̃𝘮 𝘬𝘩𝑜̂ 𝘵𝑜̣̂ 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝘭𝑎̂̀𝘯 𝘴𝑒̃ 𝘯𝘩𝑜̛́ đ𝑜̛̀𝘪. 𝘕𝑜́ 𝘥𝘢𝘪 𝘷𝑎̀ 𝘯𝘨𝑜̣𝘵, 𝘯𝑜́ 𝘵𝘩𝑜̛𝘮 𝘷𝑎̀ 𝘣𝑢̀𝘪, 𝘯𝘩𝘢𝘪 𝘯𝑜́ 𝘲𝘶𝘢𝘯𝘩 𝘷𝑜̛́𝘪 𝘤𝑜̛𝘮 𝘯𝘶𝑜̂́𝘵 𝘯𝑜́ 𝘥𝑖̣𝘶 𝘤𝘶𝑜̂́𝘯𝘨 𝘩𝑜̣𝘯𝘨. 𝘒𝘩𝑜̂𝘯𝘨 𝘤𝑜́ 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝘵𝘩𝑢̛́ 𝘨𝑖̀ đ𝑒̂̉ 𝘴𝘰 𝘴𝑎́𝘯𝘩 𝘷𝑖̀ 𝘲𝘶𝑎̉ 𝘬𝘩𝑜̂𝘯𝘨 𝘤𝑜́ 𝘨𝑖̀ đ𝑒̂̉ 𝘴𝘰 𝘴𝑎́𝘯𝘩 đ𝑢̛𝑜̛̣𝘤. 𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘤𝑎́𝘪 𝘵𝑜̂ đ𝑎̂́𝘵 𝘮𝑎̀𝘶 𝘨𝑎̣𝘤𝘩 𝘤𝘶𝘢, 𝘯𝘩𝑢̛̃𝘯𝘨 𝘤𝘰𝘯 𝘤𝑎́ 𝘯𝘩𝑜̉ 𝘣𝑒́ 𝘯𝑎̆̀𝘮 𝘯𝘨𝘢𝘯𝘨 𝘥𝑜̣𝘤 𝘮𝑎̀𝘶 𝘯𝐚̂𝘶 𝘵𝘩𝑎̂̃𝘮 𝘣𝑜̂́𝘤 𝘬𝘩𝑜́𝘪 𝘯𝘨𝑎̀𝘰 𝘯𝘨𝑎̣𝘵. 𝐴̆𝘯 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝘮𝘪𝘦̂́𝘯𝘨 𝘮𝘶𝑜̂́𝘯 𝑎̆𝘯 𝘩𝘢𝘪 𝑎̆𝘯 𝘣𝘢.
--------------------------
Tôi định hỏi là loại cá gì mà tên nghe lạ thế? Quẹt quẹt tìm rồi search, rồi nhờ bác Google cũng không thấy tên. Định hỏi nhưng không có dịp vì ông đã ra đi. Nhớ lại những bài viết của ông sau đó, tôi đoán là cá kìm. Không biết đúng không? Nhờ các chuyên gia rành rẽ cho xin câu trả lời.
Một bài viết, muốn dẫn thiên hạ vào cơn… mê sảng, đọc ngay một mạch, phải “chào hàng” sao cho đạt, có nghĩa là cách đặt tựa bài viết cũng là cả một nghệ thuật.
Chuyện này phải nói đến Ngữ Yên, một chuyên gia ẩm thực.
Ngữ Yên đã từng là một Tổng Thư Ký của một tạp chí chuyên môn lớn ở Saigon. Sau đó tờ báo bị đình bản, có lẽ chàng không phải loại đảng bảo sao viết vậy, nên đã chọn con đường chuyên viết về đề tài văn hóa ẩm thực.
--------------------------------
Tôi nhận một lúc 3 quyển sách của Ngữ Yên, với ý định là mình sẽ theo dõi từng ly từng tý, chắc cũng chỉ mất vài tuần. Nhưng không được, tối thiểu cũng vài năm nếu muốn đọc cho ra đọc. Phải đối chiếu, phải so sánh v.v…..
3 quyển sách tổng cộng dầy 809 trang (không kể mục lục) với 135 bài viết nói về rất nhiều cách ăn, cách làm, xuất xứ món ăn…. Có cùng một món nhưng nhiều tựa đề, hương vị mỗi bài mỗi khác. Có lẽ là vì tác giả thưởng thức tại nhiều thời điểm.
Điểm chung của 3 quyển sách là cách “chào hàng”, tạo nhiều háo hức cho người đọc. Nhưng thú thật nhiều quá, làm sao mà đọc nổi! Cũng phải mất cả năm nếu muốn đọc cho ra đọc.
Khi đọc sách của Ngữ Yên, tôi đã phải chọn cho chính mình một nguyên tắc: xem phần mục lục trước, nếu thấy có “món mà có nội dung mình từng trải qua” cộng thêm “cách chào hàng” rồi mới đọc. Chung qui chỉ là để “so sánh thời đó khác thời này thế nào và ra sao”.
Hôm nay, tôi chọn 4 trong một số bài mà tôi đã đọc đầu tiên:
1/ Sàigon, bún bò không bản quyền (trang 185 trong quyển sách có tựa cùng tên)
2/ Bánh canh nay giết bánh canh xưa (trang 64 trong Sàigòn, bún bò không bản quyền )
3/ Nhan sắc phở Saigon (trang 214 – Saigon chở cơm ăn phở)
4/ Những biến tấu chả giò Saigon (trang 199 – Sài gòn, ồ bỗng ngon ghê).
Trong bài (1), tôi chú ý:
“𝘝𝑎̀𝘰 𝘚𝘢𝘪𝘨𝘰𝘯, 𝘵𝑜̂ 𝘣𝑢́𝘯 𝘣𝑖̣ đ𝑒̣̂𝘮 𝘵𝘩𝑒̂𝘮 𝘯𝘩𝘪𝑒̂̀𝘶 𝘵𝘩𝑢̛́ 𝘳𝘢𝘶, đ𝑎̣̆𝘤 𝘣𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘭𝑎̀ 𝘨𝘪𝑎́. 𝘙𝑜̂̀𝘪 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝘷𝑎̀𝘪 𝘮𝘪𝘦̂́𝘯𝘨 𝘤𝘩𝑎̉, 𝘯𝑎̀𝘰 𝘤𝘩𝑎̉ 𝘭𝑢̣𝘢, 𝘤𝘩𝑎̉ 𝘲𝘶𝘦̂́, 𝘤𝘩𝑎̉ 𝘤𝘶𝘢, 𝘤𝘩𝑎̉ 𝘵𝑜̂𝘮, 𝘨𝐚̂𝘯, 𝘯𝘨𝘰𝑎̀𝘪 𝘯𝑎̣𝘮 𝘤𝑜̀𝘯 𝘤𝑜́ 𝘬𝘩𝘪 𝘵𝑎́𝘪, 𝘵𝑢̀𝘺 𝘲𝘶𝑎́𝘯, 𝘵𝑢̀𝘺 𝘺𝑒̂𝘶 𝘤𝑎̂̀𝘶 𝘤𝑢̉𝘢 “𝘵𝘩𝑢̛𝑜̛̣𝘯𝘨 đ𝘦̂́”. 𝘓𝑢̛𝑜̛̃𝘪 𝘚𝘢𝘪𝘨𝘰𝘯 𝘭𝑎̀ 𝘭𝑢̛𝑜̛̃𝘪 𝘯𝘩𝑎̣̂𝘱 𝘤𝑢̛, 𝘳𝑎̂́𝘵 đ𝘢 𝘯𝘨𝘶𝘺𝑒̂𝘯”.
(trang 186-BBKBQ).
Ơ, thế thì khác với bún bò Huế tôi đã từng ăn vì không có “huyết”? Tôi nhớ “huyết” là vì có học trò đã hỏi vì thấy ghê ghê sao đó, “thầy ơi, nếu muốn người trong tiệm “lấy “cục máu đóng cục” (tamari chi) thì tiếng Việt nói thế nào“. Tôi phải nhọc nhằn giải thích “máu” cũng là “huyết” nhưng tùy theo cách gọi. Mà cũng ghê thiệt chứ, nếu nói: “cho tôi tô cháo máu” nghe sao rùng rợn, ớn ớn làm sao. Tiếng Việt mình có phong phú không bạn ta? tôi thì thấy cả 2 mặt, tùy theo trường hợp
Sang bài “Vừa là bánh vừa là canh”. tác giả đã kể khá chi tiết “bánh canh” với nhiều version được update.
“𝘉𝑎́𝘯𝘩 𝘤𝘢𝘯𝘩 𝘤𝑜́ 𝘵𝘩𝑒̂̉ 𝘯𝑜́𝘪 𝘭𝑎̀ 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝘵𝘩𝑢̛́ 𝑎̂̉𝘯 𝘮𝑎̣̂𝘵 𝘯𝘩𝑎̂́𝘵 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘤𝑎́𝘤 𝘮𝑜́𝘯 𝑎̆𝘯 𝘝𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘕𝘢𝘮. 𝘓𝑎̀ 𝘷𝑖̀ 𝘯𝑜́ 𝘷𝑢̛̀𝘢 𝘣𝑎́𝘯𝘩 𝘮𝑎̀ 𝘷𝑢̛̀𝘢 𝘤𝘢𝘯𝘩, 𝘥𝐚̂𝘯 𝘛𝐚̂𝘺 𝘬𝘩𝑜́ 𝘮𝑎̀ 𝘵𝑢̛𝑜̛̉𝘯𝘨 𝘵𝑢̛𝑜̛̣𝘯𝘨 𝘳𝘢 𝘮𝑜́𝘯…𝘤𝘢𝘬𝘦 𝘴𝘰𝘰𝘱”.
Ngữ Yên còn lôi cả Đại Nam Quắc âm của Huỳnh Tịnh Của vào cuộc:
“𝘉𝑎́𝘯𝘩” 𝘭𝑎̀ đ𝑜̂̀ 𝑎̆𝘯 𝘤𝘩𝑜̛𝘪, 𝘭𝑎̂́𝘺 𝘯𝘦̂́𝘱, 𝘨𝑎̣𝘰, 𝘣𝑜̣̂𝘵 𝘣𝘰𝘯𝘨 𝘭𝑎̀𝘮 𝘤𝑜̂́𝘵, 𝘭𝑎̀𝘮 𝘳𝘢 𝘤𝑜́ 𝘮𝘪𝘦̂́𝘯𝘨, 𝘤𝑜́ 𝘵𝑎̂́𝘮 𝘷𝘶𝑜̂𝘯𝘨 𝘵𝘳𝑜̀𝘯; 𝘷𝑎̣̂𝘵 𝘤𝘩𝑖̉ 𝘨𝘪𝑜̂́𝘯𝘨 𝘯𝘩𝑢̛ 𝘷𝑎̣̂𝘺 𝘤𝑢̃𝘯𝘨 𝘨𝑜̣𝘪 𝘭𝑎̀ 𝘣𝑎́𝘯𝘩, “𝘊𝘢𝘯𝘩”: đ𝑜̂̀ 𝘥𝑢̛𝘢 𝘲𝘶𝑎̉, 𝘵𝘩𝑖̣𝘵 𝘤𝑎́ 𝘯𝑎̂́𝘶 𝘭𝑜̣̂𝘯 𝘮𝑎̀ 𝘭𝑎̂́𝘺 𝘯𝑢̛𝑜̛́𝘤 𝘵𝑢̛̣ 𝘯𝘩𝘪𝑒̂𝘯 𝘯𝑜̛̉. 𝘝𝑎̣̂𝘺 𝘮𝑎̀ 𝘹𝑢̛́ 𝘝𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘤𝑜́ 𝘤𝑎́𝘪 𝘵𝘩𝑢̛́ 𝘷𝑢̛̀𝘢 𝘣𝑎́𝘯𝘩 𝘷𝑢̛̀𝘢 𝘤𝘢𝘯𝘩. 𝘕𝑜́ 𝘭𝑎̣𝘪 𝘭𝑎̀ 𝘮𝑜́𝘯 𝑎̆𝘯 𝘯𝑜̂̉𝘪 𝘵𝘪𝘦̂́𝘯𝘨 𝘵𝑢̛̀ 𝘮𝘪𝑒̂̀𝘯 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨 đ𝑜̂̀ 𝘷𝑎̀𝘰 𝘮𝘪𝑒̂̀𝘯 𝘕𝘢𝘮…..”
Đọc suốt bài tôi không thấy một giòng nào nhắc đến 2 từ “giò heo” cả. Lạ vậy? bánh canh tôi đã từng ăn ở Saigon hầu như đều có “giò heo”. Chắc cũng thuộc loại “update” bánh canh miền Nam chăng? Xin tác giả hay quân ta cho một vài ý kiến.
- Sang bài “Nhan sắc Phở Saigon” tôi chú ý đặc biệt vì thấy mình đã từng hiện diện, bất ngờ khi nghe tin:
“𝘗𝘩𝑜̛̉ 𝘛𝑎̀𝘶 𝘛𝘩𝑢̉𝘺 𝘵𝘳𝑒̂𝘯 đ𝑢̛𝑜̛̀𝘯𝘨 𝘕𝘨𝘶𝘺𝑒̂̃𝘯 𝘛𝘩𝘪𝑒̣̂𝘯 𝘛𝘩𝘶𝑎̣̂𝘵 𝘨𝘪𝑜̛̀ đ𝐚̂𝘺 đ𝑎̃ 𝘵𝘶𝘺𝑒̣̂𝘵 𝘵𝑖́𝘤𝘩. 𝘕𝘩𝑢̛𝘯𝘨 𝑜̛̉ 𝘤𝘩𝘶𝘯𝘨 𝘤𝑢̛ 𝘕𝘨𝘶𝘺𝑒̂̃𝘯 𝘛𝘩𝘪𝑒̣̂𝘯 𝘛𝘩𝘶𝑎̣̂𝘵 – đ𝘪 𝘷𝑎̀𝘰 𝘩𝑒̉𝘮 333, 𝘴𝑜̂́ 31, 𝘭𝑜̂ 𝘑 𝘤𝑢̃𝘯𝘨 𝘤𝑜́ 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝘲𝘶𝑎́𝘯 𝘱𝘩𝑜̛̉, 𝘩𝑢̛𝑜̛𝘯𝘨 𝘴𝑎̆́𝘤 𝘬𝘩𝑎́ 𝘵𝘩𝘢𝘯𝘩.𝘗𝘩𝑜̛̉ 𝘛𝑎̀𝘶 𝘉𝘢𝘺 đ𝑢̛𝑜̛̀𝘯𝘨 𝘓𝑦́ 𝘛𝘩𝑎́𝘪 𝘛𝑜̂̉ 𝘤𝑢̃𝘯𝘨 𝘭𝑎̀ 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝘵𝘩𝑢̛́ 𝘱𝘩𝘪𝑒̂𝘯 𝘣𝑎̉𝘯 𝘤𝘩𝑢̛́ 𝘬𝘩𝑜̂𝘯𝘨 𝘤𝑜̀𝘯 𝘤𝘩𝑖́𝘯𝘩 𝘨𝑜̂́𝘤, 𝘷𝑎̀ 𝘨𝘪𝑜̛̀ đ𝐚̂𝘺 đ𝑎̃ đ𝑖̣𝘢 𝘱𝘩𝑢̛𝑜̛𝘯𝘨 𝘩𝑜́𝘢 𝘩𝑜̛𝘯 𝘷𝑜̛́𝘪 đ𝑖̃𝘢 𝘳𝘢𝘶. Đ𝑎̣̆𝘤 đ𝘪𝑒̂̉𝘮 𝘤𝑢̉𝘢 𝘱𝘩𝑜̛̉ 𝘛𝑎̀𝘶 𝘉𝘢𝘺 𝘭𝑎̀ 𝘣𝑎́𝘯𝘩 𝘱𝘩𝑜̛̉ 𝘷𝑎̀ 𝘵𝘩𝑖̣𝘵 đ𝑢̛𝑜̛𝘤 𝘣𝑎́𝘯 𝘣𝑎̀𝘺 𝘴𝑎̆̃𝘯 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝑜̂, 𝘣𝑎́𝘯𝘩 𝘯𝘩𝑜̉, 𝘵𝘩𝑖̣𝘵 𝘵𝘩𝑎́𝘪 𝘵𝘰 𝘷𝑎̀ 𝘥𝑎̀𝘺, 𝘩𝑜̛𝘪 𝘵𝘩𝑜̂ 𝘬𝑒̣̂𝘤𝘩. 𝘕𝑢̛𝑜̛́𝘤 𝘥𝑢̀𝘯𝘨 𝘬𝘩𝑜̂𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘭𝑎̆́𝘮, 𝘵𝘩𝑜̛𝘮 𝘯𝘩𝑢̛𝘯𝘨 𝘷𝑎̂̃𝘯 𝘤𝘩𝑢̛𝘢 𝘬𝘩𝑢̛̉ đ𝑢̛𝑜̛̣𝘤 𝘮𝑢̀𝘪 𝘨𝐚̂𝘺. 𝘗𝘩𝑜̛̉ 𝘛𝑎̀𝘶 𝘉𝘢𝘺 𝘤𝑜́ 𝘵𝑢̛̀ 𝘵𝘩𝑜̛̀𝘪 𝘹𝑢̛𝘢, đ𝑢̛𝑜̛̣𝘤 𝘛𝑜̂ 𝘏𝘰𝑎̀𝘪 𝘯𝘩𝑎̆́𝘤 𝘭𝑎̣𝘪 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘊𝑎́𝘵 𝘉𝑢̣𝘪 𝘊𝘩𝐚̂𝘯 𝘈𝘪…
Nghe nói bây giờ có 2 tiệm phở Tàu Bay sát bên nhau và 2 ông chủ là 2 anh em thì phải, không biết có đúng không? Thêm một chi tiết khá lý thú và tôi nghĩ là Ngữ Yên đã trả lời chính xác nhất: Khi tôi thắc mắc: .
“𝑂̛̉ 𝘯𝘨𝘰𝑎̀𝘪 𝘯𝑎̀𝘺 𝘵𝑜̂𝘪 𝘵𝘩𝑎̂́𝘺 𝘗𝘩𝑜̛̉ 𝘯𝑎̀𝘰 𝘤𝑢̃𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘰𝘯 𝘤𝑎̉ 𝘯𝘩𝑢̛𝘯𝘨 𝘩𝑢̛𝑜̛𝘯𝘨 𝘷𝑖̣ 𝘵𝘩𝑎̂́𝘺 𝘨𝘪𝑜̂́𝘯𝘨 𝘨𝘪𝑜̂́𝘯𝘨 𝘴𝘢𝘰 đ𝑜́? 𝘊𝑜̀𝘯 𝘝𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘕𝘢𝘮 𝘵𝘢 𝘵𝘩𝑖̀ 𝘯𝘩𝑎̆́𝘮 𝘮𝑎̆́𝘵 𝘤𝑢̃𝘯𝘨 𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 𝘭𝑎̀ 𝘤𝑢̉𝘢 𝘵𝘪𝑒̣̂𝘮 𝘯𝑎̀𝘰”.
Ngữ Yên trả lời: “𝘗𝘩𝑜̛̉ 𝘝𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘩𝑜̣ 𝘵𝑎̣𝘰 đ𝘪𝑒̂̉𝘮 𝘯𝘩𝑎̂́𝘯 𝘳𝘪𝑒̂𝘯𝘨 𝘯𝘩𝑢̛ 𝘤𝘢 𝘴𝑖̃ 𝘵𝘳𝑢̛𝑜̛́𝘤 1975. 𝘔𝑎̣̆𝘤 𝘥𝑢̀ 𝘤𝑢̃𝘯𝘨 𝘯𝘨𝑢̃ 𝘷𝑖̣ 𝘩𝑢̛𝑜̛𝘯𝘨, 𝘹𝑢̛𝑜̛𝘯𝘨 𝘣𝑜̀..”
Chính xác.
- Bài (4) về chả giò với đầy đủ nội dung, nhưng biết thêm được một điều: “chả giò có gốc từ bò bía”.
“𝘊𝘩𝑎̉ 𝘨𝘪𝑜̀ 𝘭𝑎̀ đ𝑎̣̆𝘤 𝘴𝑎̉𝘯 𝘤𝑢̉𝘢 𝘚𝘢𝘪𝘨𝘰𝘯, 𝘤𝑜́ 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝘵𝘩𝑜̛̀𝘪 𝘳𝘢 𝘉𝑎̆́𝘤 𝘷𝑎̀𝘰 𝘯𝘩𝑢̛̃𝘯𝘨 𝘯𝑎̆𝘮 1950 đ𝑢̛𝑜̛̣𝘤 𝘨𝑜̣𝘪 𝘭𝑎̀ 𝘯𝘦𝘮 𝘚𝘢𝘪𝘨𝘰𝘯. 𝘕𝘩𝑢̛𝘯𝘨 𝘵𝑢̛̀ 𝘬𝘩𝘪 𝘴𝘢𝘯𝘨 𝘵𝑜̛́𝘪 𝘏𝑎̀ 𝘓𝘢𝘯, 𝘵𝘩𝑖̀ 𝘮𝑜́𝘯 𝘯𝑎̀𝘺 đ𝑢̛𝑜̛̣𝘤 𝘯𝘨𝑢̛𝑜̛̀𝘪 𝘐𝘯𝘥𝘰𝘯𝘦𝘴𝘪𝘢 𝘥𝘪 𝘤𝑢̛ 𝘴𝘢𝘯𝘨 đ𝐚̂𝘺 𝘵𝑢̛̀ 𝘤𝘶𝑜̂́𝘪 𝘯𝘩𝑢̛̃𝘯𝘨 𝘯𝑎̆𝘮 1940 𝘥𝑎̀𝘯𝘩 𝘤𝘩𝘰 𝘯𝑜́ 𝘤𝑎́𝘪 𝘵𝑒̂𝘯 “𝘐𝘯𝘥𝘰𝘯𝘦𝘴𝘪𝘢 𝘭𝘰𝘦𝘮𝘱𝘪𝘢” – 𝘨𝑜̂́𝘤 𝘵𝑢̛̀ 𝘣𝑜̀ 𝘣𝑖́𝘢 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘘𝘶𝑜̂́𝘤, 𝘯𝑒̂𝘯 𝘤𝘩𝑎̉ 𝘨𝘪𝑜̀ 𝘚𝘢𝘪𝘨𝘰𝘯 đ𝑎̉𝘯𝘩 𝘱𝘩𝑎̉𝘪 𝘭𝑎̀ 𝘭𝘰𝘦𝘮𝘱𝘪𝘢."
Tôi có một ông con trai làm chung với mấy ông bạn trẻ Việt Nam khác, cậu con tôi hỏi bạn:
“𝑂̂𝘯𝘨 𝘤𝑜́ 𝘵𝘩𝑖́𝘤𝘩 𝘤𝘩𝑎̉ 𝘨𝘪𝑜̀ 𝘬𝘩𝑜̂𝘯𝘨?”
thì mấy tay kia đớ người ra không hiểu, cậu con liền điện thoại ngay cho tôi:
"𝘉𝑜̂́, 𝘤𝘰𝘯 𝘯𝑜́𝘪 𝘤𝘩𝑎̉ 𝘨𝘪𝑜̀ 𝘮𝑎̀ 𝘬𝘩𝑜̂𝘯𝘨 𝘢𝘪 𝘩𝘪𝑒̂̉𝘶?"
Tôi bảo đổi điện thoại và tôi nói trực tiếp:
"𝘤𝘩𝑎́𝘶 𝑜̛𝘪, 𝘭𝑎̀ 𝘯𝘦𝘮 𝘳𝑎́𝘯 đ𝑜́.
𝐴̀ 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝑎̀, 𝘤𝘩𝑎́𝘶 𝘤𝘩𝑢̛𝘢 𝘯𝘨𝘩𝘦 𝘣𝘢𝘰 𝘨𝘪𝑜̛̀ 𝘵𝑢̛̀ 𝘤𝘩𝑎̉ 𝘨𝘪𝑜̀”
Cùng một nước, cùng một món ăn mà cách gọi mỗi nơi mỗi khác. Kinh nghiệm này thì tôi nhiều lắm vì thường phải trả lời cho học trò tên gọi những món ăn lạ quắc. Vì vậy, cạnh mình có cái mobile cũng tiện quá đi chứ.
Cuối cùng, Tôi rút một nhận định tổng quát dựa trên nhiều bài viết không chỉ ở 3 quyển sách mà còn đầy rẫy trên chung cư Phây.
- Lê Thiệp và Ngữ Yên văn phong đều độc đáo, trau chuốt, sắc bén, rành mạch, mang đầy tính tham khảo, và hay nhất là cách “nhấn” (chữ dùng bây giờ) đúng lúc.
Lê Thiệp viết có vẻ thoải mái, rộng rãi hơn, vì không có gì là “áp lực”, còn Ngữ Yên, thì chỉ xoay quanh một chuyên đề duy nhất: “văn hóa ẩm thực”, cũng nghe chính chàng thố lộ:
“𝘕𝘦̂́𝘶 𝘵𝑜̂𝘪 𝘷𝘪𝘦̂́𝘵 𝘷𝑒̂̀ 1 𝘯𝘨𝑢̛𝑜̛̀𝘪 𝘵𝘩𝑎̂̀𝘺 đ𝑢́𝘯𝘨 𝘴𝑢̛̣ 𝘵𝘩𝑢̛̣𝘤, 𝘵𝑜̂𝘪 𝘴𝑒̃ 𝘣𝑖̣ 𝘭𝑒̂𝘯 𝑎́𝘯 𝑜̛̉ 𝘝𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘕𝘢𝘮. 𝘕𝘩𝑢̛𝘯𝘨 𝘵𝑜̂𝘪 𝘵𝘩𝑎̂́𝘺 𝘷𝑎̂̃𝘯 𝘯𝑒̂𝘯 𝘷𝘪𝘦̂́𝘵 𝘴𝘢𝘶 𝘤𝘶𝑜̣̂𝘤 𝘹𝘢 𝘤𝑎́𝘤𝘩 40 𝘯𝑎̆𝘮 “
hoặc
“𝘊𝘩𝘦̂́ đ𝑜̣̂ 𝘣𝑎́𝘰 𝘤𝘩𝑖́ 𝘯𝑎̀𝘺 𝘭𝑎̀ 𝘵𝘩𝘦̂́ đ𝑎̂́𝘺”.
Nếu cho chàng thoải mái hơn chắc cũng thuộc loại thượng thừa. Tiếc!
Kết luận: Khi “viết” thì phải vừa “vuốt” vừa “đọc” chứ không có dễ! Phải thế không các bạn ta?
Định “luận” nữa nhưng đánh máy “tire see mother”, thôi ngừng ở đây.
Hẹn tái ngộ bạn ta trong ngày rất… xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét