khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

Nhạc Blues - Tác giả Đăng Khánh

 

Cả thế giới đang "xanh mặt" (Bluesy!) vì Virus Vũ Hán, cả nước đang "quarantine"...Làm gì mãi cũng đến lúc phải chán,dọn nhà,làm vườn,nấu cơm,rửa bát...tập đàn mãi cũng không hết ngày.Hay là mình viết một cái gì cho hết thì giờ và gửi các bạn đọc,để chia xẻ tâm tình...gửi bạn tri âm đồng cảm? Mình đã viết về Nhạc Jazz mấy năm trước (nhân một kỳ bão lụt) và đã viết Harmony Of Music gần đây (dịp bị lỡ chuyến tầu Harmony Of The Sea) Hôm nay xin gửi đến các bạn bài viết về Nhạc Blues ,loại nhạc mà hầu hết chúng ta đều nghe nói đến.
NHẠC BLUES.
Nếu có câu hỏi " Nhạc Blues là gì" ?
Sẽ có nhiều câu trả lời,không nhất thiết phải hoàn toàn giống nhau,nhưng đại để câu trả lời sẽ có những yếu tố căn bản như nhau.Riêng cá nhân người viết câu trả lời sẽ là:
1.History:
" Blues là nhạc của người Mỹ- Da- Đen (African-American) khởi sinh khoảng cuối thế kỷ thứ 19 (1870) từ những người nô lệ da đen làm việc trong các đồn điền miền nam nước Mỹ, vùng đồng bằng sông Mississipi và sông Yazoo, phía trên của New Orleans thánh địa của Nhạc Jazz.
Những người nô lệ da đen bị bắt từ Tây Phi Châu về châu Mỹ ,bị bóc lột sức lao động,bị đói khổ đọa đầy,trong những lúc lao động họ đã bộc phát ra những câu ca,điệu hò.Những khi tụ họp làm lễ cầu thần họ đã ngẫu hứng hát hò ca múa theo tiếng trống..v.v. từ đó hình thành một thể loại "dân ca" riêng của người nô lệ da đen này bao gồm từ: work songs,african chants,african spiritual workship,country dance...etc...
Nhạc Blues xuất hiện ,với hình ảnh của một người da đen ôm cây Banjo hay cây Guitar trước hiên nhà gỗ nghèo nàn cất tiếng hát buồn thảm,nghẹn ngào than thân trách phận...mới buồn làm sao.!
(Hình nhạc sĩ da đen hát nhạc Blues)
Như đã nói,Blues nảy sinh từ đồng bằng phía trên của sông Mississipi trong khi Jazz phát khởi từ phía dưới,phía New Orleans nên người ta thường nghĩ đến Blues và Jazz như hai anh em họ (cousins) của nhau và có ảnh hưởng sâu xa vào nhau trên nhiều khía cạnh cho đến ngày nay (trong Jazz có Blues,trong Blues có Jazz). Ca sĩ mình hay nói " Em hát bản Blues-Jass này..." v.v. là vì vậy.
Trong "hai anh em họ" này nhạc Jazz tiến triển nhanh hơn,được hệ thống hóa sớm hơn và vì nhu cầu kiếm sống nhạc Jazz từ New Orleans,Memphis,Mississipi...đã di chuyển (migrate) lên miền Dong Bac nước Mỹ,lên Chicago,New York.rất sớm.Trong khi nhạc Blues cứ dậm chân tại chỗ mãi tới khoảng đầu thế kỷ 20 (1930-1940) mới lan tỏa ra xa và phát triển thành các styles nổi tiếng như Chicago Blues,Jazz-Blues Hybrids...và dần dà chính Blues đã sản sinh ra Rythm'n Blues (R&B) và Rock'n Roll sau này.
2.Lyrics of Blues:
Có lẽ cách dễ dàng nhất để nhận ra một ca khúc Blues của người Mỹ đen là theo dõi lời nhạc và cấu trúc của bản nhạc.
Lời nhạc của một đoạn (verse) thường có 3 câu: 2 câu đầu kể lể tâm tình rất ai oán và gây xúc động,câu thứ ba sẽ gây phản biện hay phản ửng để đáp lại hai câu trước,hình thức "Hỏi Đáp / Call-Response) và câu nhạc này sẽ được lập lại nhiều lần trong khi hát hoặc trong khi làm lễ.v.v.
Về cấu trúc,nhạc Blues với 3 câu nhạc lập đi lập lại dưới cấu trúc (pattern) : AAB và lời nhạc đan vào 12 câu nhạc gọi là " Twelve Bar Blues" gồm 12 trường canh với 3 hòa âm đơn giản Bậc 1,Bậc 4 và Bậc 5 ( I / IV / V )
Bản nhạc Blues nổi tiếng nhất là bản Hound Dog / twelve-bar Blues viết bởi Jerry Leiber và Mike Stoller. thâu đĩa nhựa năm 1953 bởi Mama Thorton best selling bán tới 500.000 đĩa và được vào bảng "Rock and Roll of Fames.Hound Dog được thâu đĩa hơn 250 lần và nổi tiếng nhất là phiên bản của Elvis Presley thâu năm 1956.Hound Dog được dùng trong rất nhiều Movies có thể kể như: Grease, Forrest Gump, Lilo & Stitch, A Few Good Men, Hounddog, Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull, and Nowhere Boy.
Blues quả là một thể loại nhạc đặc biệt của người da đen có rất nhiề ảnh hưởng và đã "mọc rễ" trong rất nhiều thể loại nhạc khác.
Xin mời các bạn nghe 12 Bar-Blues "Hound Dog" do Elvis Presley hát và đã có hơn 32 triệu người nghe..!
(Link Youtube)
HOUND DOG:
A/.You ain't nothin' but a hound dog
Cryin' all the time
You ain't nothin' but a hound dog
Cryin' all the time
Well, you ain't never caught a rabbit
And you ain't no friend of mine...
( Ba câu nhạc trên sẽ được hát "lập lại" với lời khác nhiều lần)
Bản nhạc chỉ có 3 câu,với 12 trường canh và ca sĩ hát đi hát lại 6 lần.
"Hound Dog" đại khái, như hầu hết Blues Song, tả chuyện " phụ tình,hận đời đen bạc, chạy theo bạc tiền phú qúi giầu sang..v.v. / kiểu "cải lương moi nước mắt" của mình.
Ngày xưa nếu có nghe Elvis Presley hát bài này (khoảng thập niên 60) thì chỉ biết nó là Rock and Roll / mà thật ra Hound Dog là Blues / Country / Rock'n Roll pha trộn.
12 Bar-Blues Progression căn bản là: ( Song in C.Major)
C C C C
F F C C
G F C G
3.The Blues Scale:
Khi nghe một bản nhạc Blues người ta sẽ nhận ra ngay cái "âm hưởng" Bluesy khác hẳn với những câu nhạc trong các bản nhạc khác.Cái sound Bluesy của nhạc Blues nó buồn thảm,than trách,..tình đời .
Cũng giống như nhạc việt mình (nói chung nhạc châu Á mình) bài nào có "âm hưởng" ngũ cung là nghe ra ngay vậy.Nhất là khi trong bản nhạc có tiếng đàn "độc huyền cầm" (micro tone) buồn não ruột ! / đàn này chắc phải có họ hàng với Blues cũng nên.?
Từ đâu mà nhạc Blues có đặc tính này?
Chính là từ cái nốt nhạc đặc biệt viết trong bài ca, gọi là " Blues Note" / blues note chứa đựng trong Blues Scale.
Nhạc "Ngũ cung" của mình được viết trên "âm giai ngũ cung" châu Á (Pentatonic scale) trong khi nhạc "Blues" của Mỹ (đen) được viết trên "âm giai Blues" ( Blues Scale) của họ.
Blues Scale là một chuỗi âm giai gồm 6 nốt nhạc,cách nhau bằng 5 quãng đặc biệt ( m3/M2/m2/m2/m3)
Thí dụ: C Blues Scale sẽ gồm: C / Eb / F / Gb / G / Bb
Và : C Pentatonic Scale: C / Eb / F / G / Bb
Như vậy Blues Scale chính là Ngũ Cung cho thêm một nốt nhạc Gb ( Sol giảm) chính cái note Sol giảm này (Flat5) làm ra cái âm hưởng buồn bã của nhạc Blues.
Và người ta gọi cái note Flat5 (Sol giảm) ấy là Blues Note vậy.
Trong những trường hợp ca sĩ việt nam mình muốn hát một ca khúc "bình thường" của nhạc sĩ "theo điệu Blues" thì khi hát cô ấy sẽ "bẻ cong" (bending) cái nốt thứ 5 trong âm giai thứ đó xuống nửa cung , láy 1,2 lần cái blues nốt ấy làm cho câu nhạc nghe ra có mùi vị "bluesy" ngay.
Năm tôi học đệ nhất Chu Văn An, lúc mới có bồ cũng là lúc ông Huỳnh Anh cho ra đời bài : "Đời Tôi chỉ yêu...chỉ yêu một người" / tôi thích lắm,chủ nhật nào cũng vác guitar đến ngồi gốc cây khế nhà nàng "gẩy" rả rích bài này.( Lâu ngày rồi việc cũng thành...!), Trước khi anh Huỳnh Anh mất, mấy năm trước nhân gặp anh tôi có ngỏ lời cám ơn anh về chuyện "gốc cây khế nhà vợ tôi" hơn 50 năm trước và nhạc phẩm Đời Tôi Chỉ Yêu Một Người của anh.Trong bài này anh đã xử dụng Blues note rất hay:
Sở dĩ bài này nghe ra Blues ngay, nhờ cái blues nốt " Gb" (Sol bemol) trong C Blues Scale,anh dùng trong câu "Đời Tôi Chỉ Yêu Một Người":
Đời Tôi Chỉ Yêu (chỉ yêu) Một Người
C Eb G Gb Eb C
( C blues scale gồm: C / Eb / F / Gb / G / Bb / )
Xin các bạn nghe nhạc phẩm: Đời Tôi Chỉ Yêu Một Người của nhạc sĩ Huỳnh Anh:
( Link You tube)
4.Blues Chord Progression:
Âm nhạc tạo ra từ những chuỗi âm giai,những hòa âm và sự chuyển dịch của các hòa âm ấy.Còn gọi là những "chuỗi hòa âm" hay Chord Progression.
Hòa âm có thể xuất hiện dưới dạng "cột dọc" (thường thấy trong nhạc Jazz) hay "hàng ngang" ( thấy trong nhạc Classical). Tùy theo các nốt sắp xếp trong hòa âm,khi tấu lên sẽ cho người nghe cảm giác khác biệt: vui,buồn,đau đớn,chua cay,cô đơn hờn tủi,phẫn nộ, vui sướng..v.v. Các bạn thường nghe: bài cung Trưởng thì vui, hoặc cung Thứ thường buồn, hoặc cái hòa âm Diminished này nghe đau đớn..v.v.
Hòa âm của nhạc Blues rất đơn giản, có lẽ vì khởi đầu Blues là nỗi lòng của những người da đen Phi Châu bị bắt về làm lao động./ những người dân bán khai này trong lúc đau khổ,muộn phiền xa xứ cất lên tiếng hát của lòng mình,ngẫu hứng bộc phát thành những giai điệu đơn sơ,trở thành dân ca của dòng giống họ sau này,vì vậy âm nhạc ấy chỉ hàm chứa độ hòa âm rất căn bản và giản dị.
Chuỗi âm giai (phát xuất từ ngôn ngữ của họ) gồm có 6 nốt gọi là Blues Scale,và hòa âm blues khởi đầu chỉ có 3 hợp âm căn bản cấp 1 cấp 4 và cấp 5.( I / IV / V )
Nhạc Blues có cấu trúc từ lời ca và tiết điệu làm thành 3 câu nhạc dưới dạng
Form : A / A / B
Bài nhạc có 3 câu nhạc,mỗi câu 4 trường canh tổng cộng 12 trường canh ( gọi là Twelve Bar Blues) bao gồm chuỗi hòa âm như sau:
I I I I
IV IV I I
V IV I V
Trong key C major , chord progression sẽ là:
C C C C
F F C C
G F C G
12 khuôn nhạc này được hát đi hát lại nhiều lần tạo thành một Blues Song .
Cũng chính cái "Twelve-Bar Blues" progression này trở thành rường cột (building blocks) cho các thể loại nhạc khác ( Blues đến Jazz,đến Rock...đến Pop..v.v.)
5.Improvisation:
Từ bản chất của sự sáng tạo, Blues là nhạc ngẫu hứng,là improvisation,những người nô lệ lúc đi làm,lúc tụ tập ngoài đồng bông, đồng lúa,khi tụ họp tế lễ thần linh,trong đêm vắng, họ hát lên nỗi lòng thống khổ của thân phận hẩm hiu,kẻ hát,người họa lại sáng tác ngay tại chỗ. Sau thời gian dài, các bài ca đọng lại trở thành kho tàng dân ca của chính họ.
Mãi sau này cùng với sự tiến hóa của các dòng nhạc khác (mà chính Blues cũng lang chạ vào) Blues đã đươc hệ thống hóa và trở nên một bộ môn nghệ thuật vững chắc..
Kết Luận:
Chúng ta thường hay nhắc đến Blues-Jazz như là một thể loại nhạc.Thực ra Blues và Jazz là hai loại nhạc riêng biệt .Có người cho rằng Blues và Jazz là hai anh em họ (cousins) con chú con bác,hoặc cho rằng nhạc Jazz là từ Blues phát sinh ra.
Thật ra Blues và Jazz có thể coi là hai anh em ruột (Brothers / cha mẹ là African-American) cùng sánh vai nhau phát triển trong hơn 100 năm qua từ nơi sinh quán Mississipi rồi lan tràn khắp thế giới.Tuy vậy hai anh em Blues / Jazz này có nhiều tính cá biệt:
*Blues phát sinh từ ngẫu hứng, chuỗi âm giai có nốt Blues đặc biệt,nốt nhạc như bị bẻ cong (bending) tạo ra lời ca buồn bã,đau thương.Nhạc thường hát ở cung E,A,G,C,D và thích hợp với Guitar hoặc Banjo. Hòa âm đơn giản và hầu như chỉ viết dưới nhịp 4/4
*Trong khi ấy Jazz phát triển có hệ thống hóa trở thành một "Musical Art Form" / và có vị trí nghiêm túc trong các nhạc viện.
***
Các bạn thân mến,tôi là một "life-time student of music" rất say mê âm nhạc (nhưng có lẽ không có "Huệ" trời cho, suốt đời cứ loay hoay với "nhạc cũ" và... "nhạc mới".Lúc nào cũng sẵn sàng mềm lòng với các giai điệu diễm tuyệt của Beethoven,của Chopin,của Schubert... Nhưng cùng lúc lại dễ dàng bị cuốn hút bởi những mầu sắc lung linh,những âm hưởng ray rứt chua cay của Blues của Jazz của những Hòa âm tân thời, của Swing , của Syncopation..v..v.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét