khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Oklahoma - Tác giả Jimmy Nguyễn


Năm 80 có nhận được thư, hình và quà của bạn gái cũ, đi năm 75,từ Oklahoma City. Nói chung hồi đó biết về Mỹ rất ít, sách vở và phim ảnh là chủ yếu . Nói New York thì có vẻ rành chớ Oklahoma thì không biết nó ở đâu. Mua bản đồ có 50 tiểu bang, tìm nó thì biết ở ...giữa giữa, chắc vùng toàn sa mạc với cây xương rồng bự chảng và người da đỏ. Mấy năm sau bạn gái dời qua California và hết liên lạc.

Gần đây bạn bè trên mạng, cùng lứa tuổi già, có nhiều người ở đây. Thỉnh thoảng điện thoại nói chuyện. Được biết tiểu bang này ít dân, sống hiền hoà, vật giá rẻ. Có anh bạn ở VN làm thầy giáo, qua đó cũng làm thợ như tui. Nói nhà cửa rất rẻ, mua căn cũ chỉ mấy chục ngàn, sửa chữa rồi bán cũng sống được. Giờ vợ chồng ảnh còn 4 căn " ế ", đem cho thuê, mà nghe nói chỉ được 500 một tháng ( nguyên căn ). Tui nói giá đó còn rẻ hơn VN .Lương ... rẻ nhưng mọi thứ đều rẻ nên dễ sống. Tui hỏi dân ở đó thường làm nghề gì? Ảnh nói sòng bài ở đây nhiều hơn Las Vegas, cả nước Mỹ hay đến đánh bài ở đây. Dịch vụ vì thế phát triển .Để bữa nào qua thử cho biết hén, tui mới nghe , ngộ quá!

Tui cũng nghe nói tiểu bang này có nhiều gia đình hoặc hội đoàn nhận bảo trợ người tị nạn nên nhiều người tị nạn mới đến Mỹ đã bắt đầu cuộc sống ở đây. Có điều sau khi ổn định, một số chuyển qua tiểu bang khác để gần cộng đồng hay nơi nào dễ kiếm tiền... nên dân số ở đây lòng vòng không tăng được.(khoảng bốn triệu ).

Chuyện Mỹ kỳ này nhắc tên Oklahoma vì dượng Trump mở hàng vận động tranh cử ở đây ( thành phố Tulsa ). Tui đón xem livestream trên YouTube. Mấy năm trước chuyện Mỹ tui không để ý, ai làm gì mặc ai. Từ ngày dượng đắc cử làm tông tông , bị người ta mắng vốn, cự nự hoài. Có một điều là ai bị " chửi " hoài là người đó được thiên hạ quan tâm, được bà con nhắc nhở, chớ ai hiền hoà , đàng hoàng là người ta ... quên tuốt. Nên làm lớn, lâu lâu cũng phải tạo scandal, như nói đùa hay châm chọc ông này bà kia chẳng hạn, cãi qua cãi lại mới có chuyện cho báo chí tốn mực rồi tên tuổi mới in sâu trong quần chúng . Dượng khôn lắm. Không trung dung, không dĩ hoà vi quý, dượng đứng hẳn về phe bảo thủ để nắm chắc 49% cái đã, một vài phần trăm nữa, dượng tàn tàn " vớt " lai rai. Bầu cử Mỹ chắc cũng giống bên Úc cái vụ vùng nào của đảng nào là đảng đó thắng, khỏi đi bầu cũng được . Thí dụ như tiểu bang Victoria mà tui đang ở, chắc chắn là ứng cử viên của đảng Lao Động là thắng cử. Chỉ một số nơi " xôi đậu ", mấy vùng " lẻ tẻ " này mà nghiêng bên nào là bên đó thắng, tui nghĩ Oklahoma chắc cũng vậy nên dượng phải lặn lội đến kiếm phiếu. Cái mùa dịch cúm tàu, đi vận động tranh cử cũng là chuyện nguy hiểm, tụ họp đông như vầy mà bệnh bùng phát là công toi chứ chẳng chơi. Nhưng cái " thế " bị " triệt buộc ", dượng không làm cũng không được hén. Thấy hội trường trống trơn tui cũng lo âu cho dượng.

Dượng nói chuyện hơn một giờ, tui nghe từ đầu đến cuối. Phải công nhận cái tiếng Anh abc của tui nghe mà cũng hiểu đôi chút, cũng phì cười được khi dượng diễn tả cái cảnh dượng bị truyền thông " chơi"... Tui cũng tưởng dượng nói tuỳ hứng vì không nhìn giấy, nhưng cái đoạn dượng cầm cái ly nước, tui hiểu mọi sự đều có chuẩn bị trước.

Buổi nói chuyện hôm ấy...Dĩ nhiên là dượng phải có những chủ đề chính và những hứa hẹn nhưng dượng đã lồng vào đó những lời tâm sự, dượng nói làm người ta cười nhưng rồi thương cảm. Kinh tế đang lên thì con cô vi ở đâu xuất hiện để trăm tội đổ đầu dượng. (Dượng dùng chữ " kung flu " là hiểu rồi. ). Rồi tự dưng phong trào " đen " bùng phát, để thì loạn mà dẹp là trúng kế lão Bi. Dượng cũng " kể công " đôi chút như tìm cách nâng giá dầu chẳng hạn..v...v...., để cuối cùng mong mọi người hãy bỏ phiếu cho đảng Cộng Hoà và những ứng viên sắp ứng cử vào các chức vụ địa phương cùng đảng. Tui nghe chỉ hiểu lõm bõm nhiêu đó. Tui thấy dượng cũng kể là có gọi điện tâm sự với vợ , " mợ " luôn khích lệ chồng . Đó! Sao mà buổi vận động tranh cử lại " tình " như vậy nhỉ.

Tui vô quốc tịch Úc năm 14 và đi bầu được vài lần. Cũng cái kiểu vô phòng phiếu " gạch " đại chớ không quan tâm ai đậu ai rớt vì... có biết ai đâu. Bên Úc bầu quốc hội rồi quốc hội chọn thủ tướng, không êm thì thay người khác..., nó không hấp dẫn như bầu cử trực tiếp như Mỹ. Mấy ứng cử viên bên Úc nói chuyện cũng hơi... buồn ngủ vì bên này hiền hoà, không gay cấn, chết sống như Mỹ. Sắp tới bên Mỹ lại còn màn đấu tay đôi giữa hai ứng viên nữa chứ, vui hết biết.

Và đôi lúc cũng thấy buồn cho nước mình. Người dân muốn chuyện gì cũng phải " năn nỉ ", " xin ơn ".... chớ không được có đại diện bảo vệ quyền lợi cho mình. Quốc hội gì mà lúc nào cũng đồng thuận gần " chăm phần chăm " thì tiếng nói thiểu số ở đâu? Hic! Nhìn người ta xếp hàng để nghe diễn thuyết mà ông già tui cũng nhuốm chút buồn...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét