khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Đập Đồng Cam, Tuy Hòa

 

Con suối nước vào mùa xuân chảy từ những phiến đá dầy đặc từ trên sườn núi cao của dòng sông Mekong xuống đồng bằng là điều hiếm thấy ở Á Châu ngày nay, do đó còn thoáng chút hương cổ xưa mà bạn không ngần ngại chập hai bàn tay hứng lấy và hớp lấy một ngụm.

Đấy là món quà thưởng công cho những bước chân leo lên những bậc thềm đã hơn 1.000 năm tuổi, lối đi duy nhất đưa đến dòng suối và phế tích cổ Khmer còn sắc nét của Wat Phu, nơi có một cảnh tầm rộng về những cánh đồng lúa và rừng đã giúp tôi trở về thời điểm xa xưa.


Photobucket
Hai viên chức người pháp trên đường ở Tuy Hoà, Việt Nam vào năm 1905. Trong khi chế độ thực dân thường được xem là khái niệm xấu xa ở vùng đất nầy trên thế giới, ông Fuller khảo nghiệm một vài di sản hữu ích của chế độ: những con đường bộ, đường sắt và đập nước.


Tôi lấy làm ngạc nhiên về ông cố ngoại của tôi, một kỹ sư thời pháp thuộc, người đã đi thám hiểm những khu vực nầy trong thập niên đầu của những năm 1900, đã uống nước của dòng suối nầy.

Dọc theo những bờ cát của sông Mekong, băng qua cao nguyên Boloven, màu mỡ với những đồn điền cà phê và những thác nước ào ạt đổ xuống những làng và thị trấn đông đúc dân cư ở miền trung Việt Nam, tôi trải qua một tuần lễ theo bước chân của Antoine Fayard, ông cố ngoại của tôi, người đã phác hoạ và xây dựng những con đường bộ, đập nước và kinh rạch dọc theo Đông Dương thuộc Pháp. Hai cuộc hành trình cách nhau hơn một thế kỷ.


Photobucket
Tuy Hoà ngày nay là một thành phố phát triển rộn ràng với những tiếng ồn ào của những chiếc xe máy. Người đi đường đang chờ chuyến xe hoả bắc-nam băng qua thành phố.


Chính sách thực dân là một quan niệm xấu về vùng đất nầy trên thế giới, nơi mà những người âu dựng nên những đường biên trong thời đại tân kỳ. Những người âu đi chinh phục đều nhớ lại những thảm bại thời hậu chiến (Đệ nhị thế chiến) và những cuộc rút quân, những chính sách kỳ thị da mầu và lợi nhuận riêng về kinh tế. Chuyến đi nầy cho một cái nhìn về những lợi ích của các di sản thuộc thời đế quốc thuộc địa, một vài di sản được hiểu rõ giá trị của chúng ngày nay: đường bộ, đường sắt và đập nước, những ngôi làng tăm tối đã trở thành những trung tâm dịch vụ mua bán, và những di vật vô danh tìm thấy của những kỹ sư đã thực hiện công việc.


Photobucket
Một buổi nhóm chợ trên thung lũng sông Ba ở miền trung Việt Nam vào năm 1905. Ông Fayard được chính quyền pháp tuyển dụng vào lúc chính quyền nầy liều lĩnh không ngớt gởi thêm những viên chức đến các thuộc địa.


Antoine Fayard có những người phu khiêng kiệu hoặc cởi con ngựa trắng với đoàn tùy tùng khoảng 25 người cu-li, thường phải khai quang lối đi xuyên qua rừng và đeo một khẩu súng lục để phòng chống quân thổ phỉ. Tôi đáp những chuyến taxi và xe khách chật người và lái xe máy 2 bánh chạy qua những đồi núi ngoằn nghèo thuộc những vùng sâu ở Việt Nam.

Ông cố ngoại đem theo cái nồi, những chai rượu rum, thịt muối, sữa đặc, bơ mặn và rượu vang đỏ - suy cho cùng ông ta là người pháp. Tôi dùng bữa ăn bầy bán trên những quầy dưới ánh sáng ống đèn huỳnh quang, nuốt không biết bao nhiêu tô phở bò và uống loại Beerlao âm ấm.


Photobucket
Một chợ nhỏ gần Tuy Hoà, bên cạnh cửa sông Ba.


Con gái của Fayard - bà ngoại của tôi - nay đã 90 tuổi, và cuộc du hành của tôi xuyên qua Lào và Việt Nam là món quà sinh nhật dành cho bà ngoại: Những gì tôi khám phá liên quan đến những di sản về Fayard đều đem đến ngạc nhiên và hoan hỉ cho bà. Một thế kỷ sau, những người dân làng vẫn còn ca ngợi và thụ hưởng một trong những công trình xây dựng nhiều hoài bão nhất của cha bà ta.

Tôi biết được những nơi mà ông Fayard đã đi đến bởi gia đình tôi còn lưu giử những lá thư mà ông đã gởi cho mẹ của ông, những tấm hình mà ông chụp và những chi tiết dồi dào, tỉ mỉ ghi lại trên một bản đồ in lụa rộng lớn nơi mà ngày nay là nam Lào.


Photobucket
Một bến tầu trên bờ sông Ba vào năm 1905.


Fayard đã viết về những cuộc thăm viếng những bộ lạc sống trên đồi trong vùng, kể từ đó rất nhiều bộ lạc đã biến mất hoặc bị ép phải chuyễn vùng, ông thường được mời uống máu gà và rượu nếp, những thức uống mà các giáo sĩ truyền giáo đã khuyên ông cố ngoại nốc cạn một cách nhiệt tình không để lộ ra cử chỉ làm phật lòng hiếu khách của những chủ bộ lạc.

“Tôi đã là phân nữa người an-nam-mít,” ông viết cho bà mẹ vào tháng sáu 1904, dùng danh từ mà người pháp gọi những người dân mà ngày nay thuộc về phía nam Việt Nam. “Tôi ăn cơm, đi chân đất trong nhà và mặc áo quần như họ.”


Photobucket
Ông Fuller bên bờ sông Ba.


Là một phóng viên đóng chốt ở Đông Nam Á, tôi nhận xét về ông cố ngoại qua 2 lăng kính về chính trị và lịch sử: Đã là một kỹ sư, xét theo cách hạn hẹp, ông ta giúp chính quyền pháp cũng cố việc kiểm soát toàn Đông Dương. Một con đường bộ mà ông đã phác hoạ băng qua rừng mà ngày nay nối liền Lào và Việt Nam. Đây cũng là một phần cố gắng lớn của Pháp ở hải ngoại nhằm cách ly Lào thoát khỏi ảnh hưởng các vua xiêm ở Bangkok.

Nhưng là chắt trai của Fayard, tôi phác hoạ ra hình ảnh ông cố ngoại như người nước ngoài đến miền đất lạ, một thanh niên trẻ từ vùng Burgundy (Bourgogne) ở Pháp đã trãi qua cuộc hành trình với đôi mắt rộng mở bằng tầu thủy chạy hơi nước từ Marseille xuyên qua kênh đào Suez, đến Colombo, Singapore và sau cùng đến nơi nhiệm chức ở Đông Dương.


Photobucket
Xây dựng đập Đồng Cam trên sông Ba vào cuối thập niên 1920. Ông Fayard đã phác hoạ đồ án xây đập, nơi có thể chia thành hai kênh nước. Đập nước được hoàn tất vào khoảng năm 1930, và ngày nay đập cung cấp nước cho 19.000 héc-ta ruộng lúa.


Những ngày ở lại trên xứ nầy không phải là một cuốn sách lịch sử phiên bản của thực dân: những cuộc chiến, những hiệp ước và “nhiệm vụ khai sáng văn minh.” Ông cố ngoại là một người dân pháp bình thường làm việc được thu dụng bởi một chính phủ mà vào thời điểm ấy đã liều lĩnh không ngớt gởi thêm viên chức đến các thuộc địa. Fayard đã được thẩm tra và tuyển dụng làm việc ở Đông Dương và đã nhận được phúc đáp không ngờ đến: Cảm ơn sự tình nguyện; chuyến tầu của ông sẽ khởi hành ngày 23 tháng hai.


Photobucket
Đập Đồng Cam ngày nay. Mặc dù đập nước mang lại sự thịnh vượng trên thung lũng, nó cũng đem đến sự chết chóc: 52 công nhân làm việc đã bỏ mình vì bệnh sốt rét, chết đuối hoặc vì chất nổ dùng phá các tảng đá trong thời gian xây dựng.


Đã hơn 5 thập niên qua kể từ khi người pháp rời khỏi Đông Dương, nhưng xuyên qua những vùng rải rác dân cư ở Lào và miền trung Việt Nam vẫn còn có những người còn nhớ đến những di sản còn lại: những ổ bánh mì baguettes bán tại chợ buổi sáng, những hộp thư hình chử nhật bầu bầu sơn vàng, những cột cây số sơn mầu trắng đỏ dọc theo các đường bộ, những thứ nầy mà người ta thường thấy dọc trên vùng đồng quê ở Pháp.

Được nhồi nhét vào chiếc xe minibus đầy ắp công nhân việt, tôi vượt qua những ngọn núi rừng dầy đặc ở Lào nơi có những đoạn đường bộ và những con đường mòn đang được xây dựng, gọi là đường mòn Hồ Chí Minh mà một thời đã được dùng đến.

Bên phía biên giới thuộc Lào, chẳng có gì khó hiễu về những đặc tính khai phóng đã khiến cho người pháp mạo hiểm đến vùng hoang vu, nơi mà những người âu du hành không biết gì cho đến mãi vào cuối bán thế kỷ 19. Những cánh rừng dầy đặc đủ đễ xem việc săn bắt hữu lý các loài trăn rừng, nai và những mãnh thú hoang mà ông Fayard đã từng làm.

“Nếu tôi giết một con hổ là tôi sẽ tránh hoạ cho các người,” Fayard viết trong một lá thư gởi cho mẹ vào tháng tư 1904. “ít ra cũng tránh khỏi nanh vuốt của nó.”

Nhưng trong thung lũng cạnh bờ biển Đông, nơi mà Fayard đã phác hoạ một hệ thống tưới nước rộng lớn, người ta sống chen chúc gần nhau hơn. Những làng mạc đầy mầu sắc rực rở cách biệt nhau bởi những cánh đồng lúa, nơi mà dưới ánh mặt trời, những nông dân gù lưng làm việc bên những bó mạ xanh tươi.


Photobucket
Hệ thống tưới nước của ông Fayard cho phép nông dân thu hoạch được nhiều vụ mùa trong năm.


Sau đó ông đến trú ngụ trong một làng nhỏ gọi là Phú Sen, Fayard lúc đó đã vào trung tuần tưổi 20 và vẫn còn độc thân, đã phác hoạ ra việc xây dựng đập nước trên sông Ba để cung cấp nước cho 2 kênh uốn khúc, mỗi kênh bên mỗi bờ sông. Mặc dù ông ta còn nghi ngờ trong kế hoạch xây dựng - nó quá “đồ sộ” đối với một nước nghèo, ông viết trong thư gởi cho mẹ - đập nước được hoàn tất vào khoảng năm 1930, sau đó ông thuyên chuyễn đến Ma-rốc, nơi ông ta đã thiết kế cảng Tangiers và lập gia đình.

Ngày nay, đập Đồng Cam mà nhiều người biết đến, cấp nước cho 19.000 héc-ta hoặc 73 dặm vuông những cánh đồng lúa xanh rì rào dưới cơn gió.


Photobucket
Một trong hai kênh nước chảy qua thung lũng sông Ba ở miền trung Việt Nam.


Tôi dừng chiếc xe taxi lại trước một làng nhỏ nơi có hai người đàn ông già đang đứng gần bên kênh nước. Tôi chìa cho họ xem những tấm hình ông Fayard chụp và hỏi xem họ còn nhớ đến ông ta.

Nguyễn Đình Sum, một nông dân 85 tuổi, thuật lại việc hoàn thành xây dựng hệ thống kênh và đập nước đã biến đổi đời sống của dân làng, bởi vì chẵng bao lâu sau họ không cần phải lên núi lùng bắt các thú hoang và đào bới những củ rễ rừng.

Thế thì sự làm nhục như thế nào khi bị người ngoại bang thống trị? Tôi đặt câu hỏi.

“Thật lòng mà nói, có rất nhiều người đã không cảm thấy thoải mái dưới sự cai trị của người pháp,” ông Nguyễn trả lời. “Nhưng họ cảm phục những gì mà người pháp đã xây dựng.”

Ông ta liếc nhìn về con kênh. “Người pháp đã xây dựng con kênh nầy,” ông nói, “và nó đem lại sự thịnh vượng cho chúng tôi.”


Photobucket
Nguyễn Phúc, 86 tuổi, một nông dân ở thung lũng sông Ba. Ông Phúc cho biết việc thu hoạch lúa trong thung lũng tăng lên 4 vụ mùa kể từ khi đập nước được đưa vào hoạt động.


Suốt 3 ngày lưu lại trong thung lũng sông Ba, tôi dừng chân trên những làng mà ông Fayard đã ghi trong những lá thư hoặc viết sau lưng những tấm hình chụp phai mờ với thời gian.

Những tấm hình trên trăm năm được chụp lại và dùng như lá thư mở đầu câu chuyện: Tôi đưa cho những người lớn tuổi mà tôi gặp để họ xem và hỏi họ về những chuyện đã xảy ra.

Nguyễn Phúc, một nông dân 86 tuổi chỉ còn lại hai chiếc răng cửa, kể lại cho tôi biết rằng vụ lúa thu hoạch trong thung lũng được tăng lên 4 vụ mùa khi kênh dẫn nước được đưa vào xử dụng bởi vì với nguồn nước đầy ắp, họ có thể trồng lúa nhiều vụ trong năm.

Khi còn là cậu bé, ông ta rất nhút nhát trước mặt những người pháp, ông kể lại, bởi vì ông thấy họ có vẻ rất lạ lùng - đặc biệt với những đôi mắt mầu sáng.

Trần Chử, một nông dân 91 tuổi sinh sống ở làng Phú Sen, làng mà ông cố ngoại của tôi đã lưu trú gần một năm, còn nhớ lại lúc chờ đợi lễ khánh thành đập nước, đầy nghi thức long trọng với những người trong bộ đồng phục.

Ông Trần nói “Trước khi chưa có đập nước, chúng tôi chỉ có nước từ trên trời rơi xuống.”

Người pháp và người việt sống cách biệt hai thế giới khác nhau, ông kể tiếp.

“Người pháp nói tiếng pháp và tôi nói tiếng việt,” ông nói. “Chúng tôi chỉ nhìn nhau rồi cùng cười.”


Photobucket
Trần Chử, 91 tuổi, sinh sống tại Phú Sen, Việt Nam, một làng mà ông Fayard đã cư ngụ khoãng một năm, còn nhớ lại lúc chờ đợi lễ khánh thành đập nước, đầy nghi thức long trọng với những người trong bộ đồng phục. Ông Trần nói “Trước khi chưa có đập nước, chúng tôi chỉ có nước từ trên trời rơi xuống.”


Than ơi, nếu chỉ toàn bộ lịch sử của thuộc địa Pháp đều được viết như những gì xảy ra ở thung lũng nầy! Tất nhiên chẳng phải là như vậy. Vào thời điểm đập nước vừa hoàn tất, chính quyền pháp đã đang loại trừ những cuộc nổi dậy một phần ở các tỉnh thuộc miền bắc vì nạn đói. Những tấm hình ông Fayard đã chụp được vào lúc ấy: ông chụp cảnh xử trảm bằng gươm. Một tấm hình khác chụp một đầu người bị chặt treo trên ngọn giáo với biển ghi chép tội đã phạm.

Cái chết non yểu thường xảy ra chung giửa người bị trị và người cai trị. Trong một nhóm viên chức thuộc địa trẻ mà Fayard quen biết ở Đông Dương, một người chết vì “mắc dịch”; một người khác dẩm chân vào một bẩy hổ và chết vì nhiểm trùng. Ngay chính ông Fayard cũng đã sa sút sức khoẻ vì chứng sốt rét và những chứng bệnh nhiệt đới kỳ lạ.


Photobucket
Ông Nguyễn Đình Sum, 85 tuổi, một nông dân trồng lúa phát biểu “Thật lòng mà nói, có rất nhiều người đã không cảm thấy thoải mái dưới sự cai trị của người pháp nhưng họ cảm phục những gì mà người pháp đã xây dựng.”

Cũng còn có những cái chết khác trong suốt thời gian xây dựng đập nước: 52 người công nhân chết vì sốt rét, chết đuối hoặc vì chất nổ, Trần Tiến Anh, người phụ trách đơn vị điều hành hệ thống tưới nước ngày nay kể lại.

Trong ngày mồng tám tháng giêng âm lịch hàng năm, những dân làng tụ tập ở đập nước cầu cúng cảm tạ những người đã bỏ công xây dựng nên, ông Trần kể thêm.

Khi tôi cho ông ta biết về ông cố ngoại của tôi, ông ấy xin một tấm hình của ông Fayard và mời tôi trở lại vào ngày mai.

Buổi sáng hôm sau, một cái bàn dài được bày dọn những tô cháo và hàng mớ gà luộc cùng hàng đống bia hộp. Khoảng một tá viên chức thuộc đơn vị phục vụ điều hành đập nước tập họp lại cùng ông Trần và cùng nâng chén chúc mừng “Người pháp đã xây dựng những công cụ lợi ích ở đây.”

Ông ta xới đầy chén cho tôi. “Chén cơm nầy để cảm tạ dòng nước đến từ đập Đồng Cam,” ông nói.

Trong một thoáng, tôi bỏ qua một bên cái bãn tính hoài nghi của người viết báo. Chúng tôi mừng cho làn nước và những bó lúa non mầu xanh mạ. Không một ai nhắc đến và chỉ trích chính sách thực dân thuộc địa.

Ngày hôm trước, lúc chạng vạng tối, tôi đứng bên bờ sông Ba và lấy điện thoại di động ra để gọi bà ngoại hiện đang sống ở Pháp. Tôi mô tả đập nước và những con kênh, mà bà chẳng bao giờ thấy, và kể cho bà biết về những người nông dân mà tôi đã gặp và họ đã không ngớt lời khen ngợi về kế hoạch và công trình xây dựng. Tôi nói với bà ngoại, hàng ngàn gia đình đã được hưởng lợi.

Tôi cầm điện thoại di động dương tay ra hướng về nguồn nước chảy.

“Bà có nghe gì không?” tôi nói. “Cháu đang đứng trước cái đập của ông cố.”







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét