khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Thi vấn đáp Tú Tài thời trước 30/4/75 - Tác giả Tưởng Năng Tiến



Đến khi tôi đủ tuổi để dự thí tú tài thì Bộ Giáo Dục đã quyết định bỏ thi vấn đáp. Thiệt khoẻ. Cứ theo như lời của qúi vị đàn anh lớp trước thì phải trải qua oral – kỳ hạch miệng – mới thiệt sự biết đá biết vàng, chớ “hai cái bằng tú tài của thời chú mày thì kể như là đồ bỏ.”

Nghe cũng hơi tưng tức.

Coi: năm tôi đậu tú tài I, tỉ lệ trúng tuyển toàn miền Nam (VN) cho ban C chỉ có 8 phần trăm. Một trăm đứa đi thi thì rớt hết 92, vậy mà cái bằng của tui bị “coi như đồ bỏ” là sao – hả Trời?

Tôi chỉ bớt ấm ức, và bật cười ha hả (bên bàn nhậu) sau khi nghe chuyện vui về một cuộc thi vấn đáp:

Giám khảo, người Tây, hỏi:

- Vị quan toàn quyền nào ở Đông Dương đã trở thành vị tổng thống thứ mười bốn của nước Pháp?

Thí sinh vừa gãi đầu, vừa lầu bầu bằng tiếng Việt:

- Đ … mẹ, hỏi gì khó dữ vậy cà!

Vậy mà đậu oral vì giám khảo nghe “Đ.M” ra “Doumer.” Tôi sinh sau đẻ muộn, đã dốt lại lười, không mấy khi đụng tới sách vở nên chẳng biết Doumer là cái thằng cha (hay con bà) nào cả. Bữa rồi, nhờ đọc Vương Hồng Sển mới học thêm được ba điều/bốn chuyện:

“… Viết về ông Doumer, tôi đã sửa ngòi bút, suy nghĩ thật nhiều: viết sai thì hổ với lương tâm, bằng bốc thơm ông lại ngại tiếng gièm pha còn mến tiếc Tây đầm. Nhưng ở Hà Nội cầu Long Biên còn đó, ai giẫm chơn lên phải nhớ người xây dựng, mới không thẹn sao ‘uống nước nỡ quên nguồn’! Ở Huế, cầu Tràng Tiền đổi tên mấy lượt, nhưng vẫn còn sờ sờ, ở Sài Gòn này, cầu Bình Lợi cũng là kỳ công bất hủ của ông Doumer, chớ mấy ai khác. Vậy tôi biết gì, cứ nói.
 
Doumer qua Việt Nam khi tuổi chưa đầy 40. Người khỏe mạnh, làm việc bằng mười, thêm tài ba xuất chúng.
 
Những kỳ công của ông là: 
 
- Ông thấy xa, lập trường Viễn Đông Bác Cổ, để bảo vệ cổ tích, đền chùa khỏi bị phá phách cắp gỡ, tu bổ cổ tích còn lại…
 
- Ông lập trường cao đẳng ở Hà Nội …
 
- Chính ông năm 1901 đã đến tại chỗ, chọn Đà Lạt thay vì Dankia và đốc thúc, tài trợ cho bác sĩ Yersin thành lập nơi nghỉ mát Đà Lạt như ngày nay đã thấy. 
 
Ba cây cầu sắt ông để lại, thật là kỳ công bất hủ …”

Riêng về cầu Long Biên, tác giả Nguyễn Thông còn cho biết thêm một chuyện nhỏ bên lề:

“Thấy bảo rằng, cầu xây xong, có nhiều quan chức cả tây lẫn ta khuyên ông Paul Doumer lập 2 cái trạm ở đầu cầu để thu tiền qua lại, bù đắp số tiền đã bỏ ra, ông Paul liền bảo, các thầy chỉ nghĩ chuyện bóp nặn dân. Cầu xây bằng ngân sách thuộc địa, do chính dân xứ này đóng góp, giờ lại đòi người ta nộp nữa, sao các thầy bất nhân thế.”





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét