khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

Giáo dục VNCH đầy tính NHÂN BẢN: 47 năm thầy trò tái ngộ trên đất khách - Tác giả Bs Nguyễn văn Lành






Thắm thoát thế mà đã 54 năm từ khi bước qua cửa hông của trường.

Ngày đầu , trong đồng phục áo trắng quần sọt xanh, ngồi  “yên sau“ chiếc xe lambretta cũ kỹ được Ba đưa đến trường …. lòng thật vui, dù lúc ấy chưa gặp thầy Nguyễn Thanh Liêm (giáo sư Việt Văn) để được nghe : ”Tôi đi học“ của nhà văn Thanh Tịnh … Sau này nhớ lại thì buổi trưa nắng chói chan Sàigòn theo Ba đến trường Petrus Trương Vĩnh Ký lần đầu chắc cũng xúc cảm như buổi sáng đi học đầu tiên trong sương thu và gió lạnh ở Gia Hạc, ven sông Hương của nhà văn Thanh Tịnh …

54 năm sau, nhớ lại vẫn còn những rung động trong tim trong ngày đến trường lần đầu cùng Ba …

Một đoạn trong Tôi Đi Học của nhà văn Thanh Tịnh:“ … Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học ..”.

…. Rồi tôi “lớn lên“ ở ngôi trường PK …..

Ngày ngày đi bộ đến trường đúng giờ rồi khi tan trường lặng lẽ đếm từng bước chân cho đến khi về đến nhà ….

Rồi những năm sau Nguyễn Thành Danh (U.S.), Phạm Viên Minh (AUS) thỉnh thoảng  cho “quá giang“ và Nhật Trung (Heaven), Phước Hải (AUS), Trung  Tín (SG), Lam Sơn (SG) , Trịnh Khánh Hội (US)  sẳn sàng chở dùm đến những quán cà phê, Thanh Hải Bùi Viện….
 
Cuộc đời của cậu bé PK yên bình, đẹp quá vì chung quanh luôn có những bạn bè gần gủi, sẽ chia ngọt bùi .. và được học ở ngôi trường cổ kính, dưới sự dạy dỗ tận tâm của các thầy cô, luôn mong cho trò mình đạt được những kết quả tốt đẹp nhất ….

Vẫn nhớ thầy Nguyễn Thanh Liêm (cố) trong những bước nhẹ ở lớp thất 5, cuối hành lang. Thầy Nguyễn Quang Oánh, hùng hồn qua những bài giảng Việt Văn, thầy Bách, cô Quế – cô Loan – thầy Tuấn – thầy Đức (cố)- Madame La Porte với những âm Pháp thật dễ thương, thầy Xuân Hoàng (cố) biến những triết lý của cuộc đời thành những công thức giản đơn nhất, nhớ thầy An – Xương (cố)  – Quỳ – Dân , Cô Cúc (cố) , thầy Lộc .. thầy Vũ Ký (cố), cô Thục, thầy Nam (cố) , thầy Thành Tích – Bá Kim (cố), Tứ Hải, thầy Hữu Ba (cố), thầy Hầu (cố), Cô Thịnh, Cô Thiên Hương … làm sao mà quên được các thầy cô, dù nay các thầy cô đã quá thất thập cổ lai hy hay một số đã quá vãng.

…. Và tưởng rằng đã yên …. nhưng rồi cuộc đời tự nhiên khựng lại ở lớp đệ nhất.

Những đêm trằn trọc không ngũ, những cơn lo vô cớ, đầu nặng trĩu dù trống rỗng, thích tìm một chổ vắng …

Có những buổi sáng, thay vì vào lớp, đi thẳng lên phòng bác Thư, người y tá già tốt bụng, ba của bạn học cùng lớp ở Nguyễn Tri Phương. Bác Thư bao giờ cũng cho 2 viên Panadol, rồi chỉ chiếc giường của “ trạm xá “ cho nằm nghĩ.
Hai tháng đầu chỉ thấy “một chân trời tím ngắt“.

Looking back nowadays, was it stress, anxiety or more precisely … was it a touch of depression. It came from nowhere .. quite sudden without any triggers ..
 
…. … Thế rồi những “bẹo tai“, “cú đầu nhẹ“ của thầy Nguyễn Sỹ Thân, với nụ cười hiền từ, lời giảng nhỏ nhẹ nhưng rỏ ràng trong những giờ lý hoá, hình như giúp làm tỉnh hẳn “cơn mê muội“.

Thầy Sỹ Thân đi dạy không mang theo notes chỉ nhìn vào vở của cậu bé ngồi bìa,  bàn đầu dảy giữa để tiếp tục giảng .. … Thầy thường bẹo tai người viết vì đọc không được chử viết của trò mình ….

Rồi theo giòng thời gian, theo thầy và bạn, “in“ lúc nào không hay …. “thích học“ … “Rồi nay qua cơn mê!“ như lời một bài hát ….

Ngày thi tú tài hai đến, chấp nhận nhưng không nôn nóng và hăm hở như các bạn lớp …

Ngày đi xem kết quả cùng Phước Hải, Viên Minh, hai người bạn thân ngồi cùng bàn … cả ba đứa đều vui vì “kết quả của học trò PK“.

… Thế rồi, lớp tổ chức một buổi ăn tối tại bến tàu Phú Lâm, có thầy giáo sư hướng dẫn Nguyễn Sỹ Thân. Các bạn lần lượt, sau bửa cơm, xin thầy “hướng dẫn“ bước đi tương lai … Ai cũng hỏi, chỉ riêng mình “tôi với trời bơ vơ“ ở một góc bàn dài vì sợ thầy la … Thế mà lạ, sau khi cố vấn cho tất cả các bạn … thầy bước đến chổ người viết, đặt nhẹ bàn tay trên vai, hỏi: ”Sao em không hỏi thầy …”.

Nước mắt chỉ chực tràn từ cậu bé nhiều năm trước là trưởng ban học tập, trưởng lớp, nhiều “tưởng lệ chứng“, giải được những bài toán khó nhất (như Nguyễn Trí Dũng nhắc khi gặp lại sau 50 năm), thế mà trong năm cuối lại “lận đận“ … giờ không biết bến bờ … thầy như hiểu được, nhẹ nhàng an ủi, “động viên“ rồi cho một câu khuyên dài .. Ngước mắt nhìn thầy với lời cám ơn dù thật ngạc nhiên với hai chử cuối của thầy.

Và hai chử ấy hằn mãi trong tim …..cho đến cuối năm 1986, trong kỳ thi lâm sàng cuối cùng tại bịnh viện Saint Vincent Sydney, một vị giáo sư, đại diện hai giáo sư khác, bắt tay và nói: ”The best score … ever“ …

Bước nhanh ra cổng bệnh viện, nói với “cô bạn“ Cẩm Vân, người chở dùm đến trường thi: “Xong rồi, anh trả nợ được cho Ba Mạ anh cùng gia đình và thầy Sỹ Thân“. Cô bé chỉ mừng theo dù lúc ấy có biết thầy Sỹ Thân là ai mô …..
Ba tháng sau hát tặng Cẩm Vân:

“Từ ngày có em về,
Nhà mình tràn ánh trăng thề
Dòng nhạc tình đã tắt lâu,
Tuôn trào ngọt ngào như dòng suối …. “

Và từ đó mỗi đêm, qua bửa cơm tối một hai tiếng , truyện ngắn truyện dài kể hết cho người nghe.

Chuyện người viết qua những thăng trầm, thử thách … “ba nổi bảy chìm“ …những ngày vui lẩn những ngày trầm mặc. Hành trang làm người ít ỏi, có chăng là tình thương của gia đình, và lời khuyên của thầy Sỹ Thân …… đó là sức mạnh và sức bật để thành người. Hình ảnh thầy Sỹ Thân và đêm Phú Lâm … mang mãi, nhắc hoài như kim chỉ nam …
 
Thế rồi 47 năm sau, ngày rời trường PK, lúc ngồi ở phòng họp bệnh viện Bến Sắn Bình Dương tháng một 2019, bác sĩ Phan Hồng Hải, chuyển phôn, hai anh em chia cuộc điện đàm viển liên với thầy Nguyễn Sỹ Thân ……..

Ngày 13/3/2019, trong cơn mưa nhẹ, hai vợ chồng theo xe lửa đón thầy, cùng hai bạn trẻ đồng hành: anh Đức và anh Lưu, tại cảng Sydney.
 
Gặp lại thầy sau khoảng thời gian dài, lòng vui không tả, bên người vợ hiền cũng vui không kém … khi qua những câu chuyện “chồng“ kể ngày qua ngày, thì hình ảnh thầy Sỹ Thân không chỉ là hình ảnh người thầy kính mến, mà còn là hình ảnh của một người cha, người chú, một ân nhân đã giúp cho chồng mình vươn hình hài lớn dậy …. Cảm động quá đi thôi.
 
Rồi bảy ngày Sydney của thầy Sỹ Thân vun đầy tình thầy trò, đồng nghiệp …

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét