khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Câu của Trump: 'VN phát triển nhanh hiếm có' đúng tới đâu?



Tới Hà Nội để dự cuộc họp thượng đỉnh về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump khen ngợi Việt Nam để khích lệ Triều Tiên.

Vài giờ đồng hồ sau khi đáp xuống Nội Bài trên, ông viết trên Twitter rằng:

''Việt Nam đang là một trong những nơi phát triển hiếm có trên Trái Đất. Triều Tiên cũng sẽ rất nhanh chóng giống như vậy, nếu chịu phi hạt nhân hóa."

Dù phê phán 'chủ nghĩa xã hội' ở Venezuela, TT Trump có vẻ như thích 'nước xã hội chủ nghĩa là Việt Nam', theo Nahal Toosi trong bài 'In Vietnam, Trump finds a 'socialist' country he likes' trên trang Politico,, về chuyến thăm vừa qua của lãnh đạo Mỹ sang Hà Nội.

Nhưng các mặt khác nhau của câu chuyện Việt Nam có cho thấy ông Trump nói đúng hay không?

Bạn hãy cùng BBC tìm hiểu qua các con số.

Về kinh tế


Theo báo cáo của World Bank, kể từ sau Đổi mới năm 1986, Việt Nam đã có những tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, với GDP tăng bình quân tăng 7% một năm.

Trong khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 1985 chỉ là 230 đô la Mỹ, thì hiện nay đã tăng lên gấp 100 lần, với con số là 2300 đô la vào năm 2017.

Về chỉ số phát triển con người

 
Dựa trên các con số từ Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, kể từ năm 1990 cho đến năm 2017, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam tăng từ 70,5 lên đến 76,5.

Chỉ số Phát triển về con người (HDI) của Việt Nam là 0.694, hơn mức trung bình thế giới, 0.645 và đứng thứ 116 trong tổng số 189 đất nước và lãnh thổ.

Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (0.733).

Môi trường


Công nghiệp hóa và phát triển kinh tế cũng đã gây ra những tác hại nghiêm trọng đến môi trường ở Việt Nam.
 
Chỉ số ô nhiễm không khí của thủ đô Hà Nội, dựa trên Chỉ số Chất lượng Không khí (Air Quality Index) hiện nay đang là 161, tính trung bình, tới mức cảnh báo có hại cho sức khỏe.

Con số này cao hơn gấp đôi chỉ số AQI ở TP Hồ Chí Minh, là 65.

Về Chỉ số Năng lực Quản l‎ý Môi trường (Environmental Performance Index), dựa trên nghiên cứu từ ĐH Yale và Columbia, Việt Nam đứng thứ 132 trên 180 nước.

Đây là chỉ số có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường của các nước.

Nhân quyền


Giống như Trung Quốc, các chỉ số về nhân quyền ở Việt Nam trong các năm qua vẫn bị cho là rất thấp, cho dù có tăng trưởng kinh tế cao.

Lý do là hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền quản lý có định nghĩa khác về các quyền cơ bản, bao gồm tự do ngôn luận, và tự do hội họp.

Môi trường báo chí vẫn bị cho là "hà khắc vào loại nhất châu Á", theo đánh giá mà trang BBC News phần về Country Profile Việt Nam trích thuật.

Việt Nam không có báo chí tư nhân, và cũng không có đảng phái, nghiệp đoàn nào được hoạt động độc lập ngoài sự kiểm soát của đảng cộng sản.

Tuy thế, chính phủ Việt Nam bác bỏ phê phán của Tổ chức Human Rights Watch nói tình hình nhân quyền nước này 'xuống cấp nghiêm trọng' thời gian qua.

Tham nhũng


Theo đánh giá tham nhũng của Minh bạch Quốc tế (Transparency International), Việt Nam xếp thứ 117 trên thế giới vào năm 2018, tụt 10 vị trị trên bảng xếp hạng so với năm 2017.

Đây là điều đáng ngạc nhiên là cảm nhận về tham nhũng trong người dân không giảm dù có chiến dịch chống tham nhũng mạnh kể từ năm 2016 của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Vẫn về tham nhũng, Triều Tiên đứng thứ 5 trong các nước 'đội sổ', chỉ trên Somalia, Syria, Nam Sudan và Yemen.

Trong khi đó, Hoa Kỳ xếp thứ 22, tụt xuống sáu vị trí so với năm 2017.

Tự lực năng động và cũng nhờ trợ giúp

 
Bên cạnh hàng chục tỷ USD tiền đầu tư, Việt Nam 'cất cánh' trong 30 năm qua nhờ cả vào tiền hỗ trợ phát triển từ bên ngoài.

Bài trên trang The Diplomat của Gianluca Spezza và Nazanin Zadeh-Cummings so sánh số tiền ODA (Viện trợ Phát triển Chính thức) mà Bắc Triều Tiên nhận được với các quốc gia khác, gồm Việt Nam.
Số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cung cấp cho thấy từ năm 1995 đến 2016, Triều Tiên chỉ nhận được 1,62 tỷ đô la trong các chương trình viện trợ quốc tế.

Con số mà Việt Nam nhận được là 42,2 tỷ.

Ngoài ra, mỗi năm, nguồn kiều hối gửi về Việt Nam đều rất cao, lên tới gần 16 tỷ đô la năm 2018, điều Triều Tiên không có.

Với việc không có tuyên bố hòa bình được nêu ra ở Hà Nội sau khi hội đàm Mỹ - Triều bị cắt ngắn, lời khen Việt Nam của TT Trump để khuyến khích Triều Tiên làm theo xem ra ngày càng cách xa thực tế với Bình Nhưỡng.

Ngược lại, để áp dụng mô hình kinh tế của Việt Nam có hiệu quả như những gì giới quan sát nhận định và để nhận ODA ồ ạt như Việt Nam, Triều Tiên phải bỏ 'bảo vật' là vũ khí nguyên tử, điều cho tới nay ông Kim Jong-un không muốn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét