khktmd 2015
Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019
Trường Y Khoa, Lớp Y Khoa, và Chính Trị - Tác giả Bs Lê văn Sắc
Bác sĩ nhìn em bác sĩ cười,Em nhìn bác sĩ thật là vui,
Chúng em y tá yêu nghề thuốc,
Yêu các sinh viên, bác sĩ “thầy”.
Bốn câu thơ này đã được lưu truyền trong trường y khoa, nhất là trong các bệnh viện trong những lúc các sinh viên y khoa đi thực tập, giao tiếp với các y tá hay các nữ hộ sinh quốc gia làm việc trong các khu phòng tại bệnh viện. Ngày ấy, các y tá thường học các lớp huấn luyện y tá, điều dưỡng hay các nữ hộ sinh quốc gia học tại bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương, tức là phải tiếp xúc với các bác sĩ, nhất là các sinh viên y khoa “ngơ ngác” như nai vàng nhưng lại “có giá” đối với các cô và đã tạo nên các mối tình sinh viên thời ấy.
Nguyên do người ta gọi sinh viên y khoa là các ông thầy là vì các lớp hộ sinh hay y tá đều do các bác sĩ dậy, thường họ phải xưng hô là thầy, rồi khi tiếp xúc với các sinh viên y khoa đi thực tập, họ không biết xưng hô thế nào cho tiện, họ bèn gọi là các “ông thầy” (dĩ nhiên với các vị bác sĩ nữ, sinh viên y khoa nữ họ gọi là bà thầy).
Tôi thi vào y khoa mùa nhập học 1964 tại Đại Học Khoa Học (lớp Dự Bị Y Khoa APM) và thi vào Quân Y kỳ hè năm 1965 sau khi được lên năm thứ I… và lớp học Dự Bị Y Khoa của tôi đã nổi đình nổi đám ngay từ đó với Phong Trào Tranh Đấu đòi chuyển ngữ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt với các sinh viên VC Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Nguyễn Huy Diễm, Vũ Công… Cuộc biến động y khoa “nổi đình nổi đám” này bùng hổ với các cuộc hội thảo Thanh Niên Trước Hiện Tình Đất Nước ở ngoài và trong các trường học thì có tên là Sinh Viên Trước Hiện Tình Đất Nước…
Tại Đại Học Văn Khoa (chi nhánh mới ở đường Cường Để, khu Thành Cộng Hòa sau cuộc Đảo Chánh 02 tháng 11 năm 1963… Hôm đó, đầu năm học 1964, tôi lên Phú Nhuận, đến nhà Đặng Trọng Thịnh (bạn cùng lớp Dự Bị Y Khoa, ở Phú Nhuận, em họ của BS Đỗ Thị Nhuận -Trưởng Khu Ký Sinh Trùng Học Đại Học Y Khoa Saigon lúc bấy giờ) rồi tôi rủ Đặng Trọng Thịnh ra Saigon chơi, đi qua đường Cường Để, vô tình đi ngang, thấy có “hội thảo Sinh Viên Trước Hiện Tình Đất Nước”, tôi và Đặng Trọng Thịnh bèn ghé vào xem, nhưng chỉ ngồi trên thành lan can trước cửa. Cuộc hội thảo lúc bấy giờ do Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa do Đoàn Văn Toại (bạn cùng học Trung Học Nguyễn Trãi hay Chu văn An với em tôi, BS Lê Văn Thu) làm Trưởng Ban Tổ Chức.
Khởi đầu, Đoàn văn Toại lên cầm Micro nói đôi lời về hiện tình đất nước lúc bấy giờ, rồi hỏi có ai muốn phát biểu không thì có một cô gái “có da, có thịt” tức là hơi mập, đeo kính đen đi lên, trông thấy, tôi giật mình liền vì ban đêm mà cô này đeo kính râm, với kinh nghiệm sống với VC tại Miền Bắc và Biến Cố Phật Giáo biểu tình chống và lật đỗ chính quyền Ngô Đình Diệm, tôi bèn nhủ thầm: “Chết mẹ rồi! Việt Cộng”… Cô gái khá mập ấy lên cầm microphone do Đoàn Văn Toại trao cho và nói: “Ngày này năm ngoái, chúng ta thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam…”
Nghe vậy thì Đoàn văn Toại giật mình, vội đưa tay ra giật lại microphone thì liền có 2 tiếng súng nổ. Tôi và Đặng Trọng Thịnh nhẩy xuống khỏi lan can và không thấy gì nữa vì bọn VC đã cúp điện để cho cô gái trốn chạy… và cuộc Hội Thảo đương nhiên tan vỡ… Riêng về cô gái đeo kính đen thì không biết có phải là đảng viên cộng sản không hay chỉ là người ngây thơ bị VC chiêu dụ và sai khiến nên khi phát biểu đã phát biểu sai. Mặt Trận Giải Phóng ma của VC đã được thành lập vào tháng 12 năm 1960 ở ngoài Hà Nội chứ không phải vào ”năm ngoái” như cô ấy nói, tức năm 1963 (so với năm 1964 lúc bấy giờ).
Ngày hôm sau, em tôi, Lê Văn Thu về và cho biết Đoàn Văn Toại là bạn học cùng lớp trung học. Sau đó, tại lớp Dự Bị Y Khoa tại Đại Học Khoa Học Saigon, chúng tôi cũng phải đối phó với một cuộc hội thảo như vậy. Bọn VC tuyên bố (lâu ngày tôi quên tên trưởng lớp lúc bấy giờ, hình như Lê Văn Bảo, tên phó là Nguyễn Văn Hưng)… “Sinh Viên chúng ta… có trách nhiệm, trước thời cuộc, trước hiện tình đất nước” (cũng quên câu phát biểu), đa số anh em sinh viên đều ngơ ngác, không biết phản ứng ra sao… Tôi ngó quanh, thấy tình trạng vậy, bèn “xâm mình” lên phát biểu: “Tôi là một người Bắc Di Cư, ở với VC từ nhỏ, biết rõ VC”… Nghe vậy thì hầu hết các bạn sinh viên trong lớp đều vỗ tay hoan hô vang dội… Tức thì, bọn VC, khoảng cỡ 10 tên nhào lên bao vây tôi…
Tôi cũng không biêt phản ứng làm sao thì anh em sinh viên quốc gia cũng nhào lên, đông hơn, trong có Đặng Trọng Thịnh, bao vây tụi VC nên tụi chúng phải bỏ chạy xuống, nhờ vậy, tôi thoát được trận đòn hội chợ của VC. Sau đó, GS Dược Sĩ Trần Ngọc Tiếng (vợ là GS môn vạn vật Dương Thị Mai tại Đại Học Khoa Học lúc bấy giờ) tuyên bố cho lớp nghỉ học ngày hôm đó…
Trong số sinh viên tổ chức phá rối hôm đó có một học sinh học Đệ Nhất Chu Văn An với tôi). Sau vụ đó thì Lê Văn Bảo và Nguyễn Văn Hưng biến mất khỏi lớp học. Sau biến cố này, tôi và Đặng Trọng Thịnh kéo nhau lên báo Thời Luận của cụ Nghiêm Xuân Thiện, gặp ký giả Sao Biển trình bầy vấn đề nhưng ký giả Sao Biển có vẻ nhạt nhẽo, không hỏi han gì, chúng tôi biết gặp một tên “thân cộng” nên bỏ về. Sau năm 1975 (cỡ sau năm 1987), Sao Biển sang Mỹ, ở San Jose, vẫn lập trường lơ mơ, dù đã phải bỏ VC ra đi mà vẫn chẳng có một bài viết chống cộng nào, cộng tác với Hoàng Anh Tuấn, cùng một ruột vậy thôi…
Sau này, Đặng Trọng Thịnh bỏ đi học Khóa 22 Võ Bị Đà Lạt, học làm sĩ quan “hiện dịch” để đánh VC, ra Thiếu Úy, cho đến khi Miền Nam mất vào tay VC, lên tới cấp Đại Úy, bị tù cải tạo, súyt chết, hiện ở Nam California, gần khu nhà BS Đỗ Thị Nhuận…
Tóm lại, vụ tranh đấu chuyển ngữ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt khởi đầu từ lớp Dự Bị Y Khoa của chúng tôi từ năm 1964 và lên tới năm thứ nhất Y Khoa. Lúc đầu thì đa số các giáo sư vẫn muốn duy trì chuyển ngữ tiếng Pháp, không chuyển sang tiếng Việt vì sách vở y khoa Việt Nam không có… trong đó có các giáo sư Phạm Biểu Tâm, GS Trần Anh, GS Nguyễn Hữu… Sau cú tranh đấu náo loạn ngày đó, thấy chính trị (cộng sản) xâm nhập vào trường học như vậy, GS Nguyễn Hữu bỏ chạy sang Pháp, vì GS Nguyễn Hữu ngày xưa cũng có thời theo Việt Minh, rồi bỏ kháng chiến mà về, biết rõ chính sách khủng bố giết người của VC.
Trong buổi học cuối cùng dậy lớp chúng tôi, GS Nguyễn Hữu đã nói bóng gió về tình hình chính trị nguy hiểm “tranh đấu của VC” và ra đi. Còn GS Trần Anh và Phạm Biểu Tâm vẫn ở lại. Năm 1968, VC tấn công vào nhiều nơi, mà Saigon bị nặng nhất. GS Trần Anh là người chống cộng, ngày đó được mời làm bác sĩ tại Bệnh Viện Triều Châu, ông thấy thương binh VC bị thương đã được lén lút đưa vào Bệnh Viện Triều Châu chữa trị, ông bèn cầm điện thoại báo cho cảnh sát (quốc gia) đến bắt. GS Trần Anh không nghĩ ra rằng VC đưa thương binh của chúng vào BV Triều Châu chữa trị thì trong đó phải là ổ VC và Trung Cộng…. Ngày đó, tôi không biết gì về vụ này, cứ nghĩ đơn giản là ông chết vì hậu quả chuyện ông đổi chiều từ chống chuyển ngữ sang ủng hộ chuyển ngữ nên bị VC giết, ông có tên trong ngũ đầu chế 5 người mà Nguyễn Cao Kỳ chỉ mặt, chỉ định tham gia Hội Đồng Quản Trị Trường Đại Học Y Khoa sau khi cất chức GS Phạm Biểu Tâm.
Sau gặp BS Đỗ Thị Nhuận, tôi than thở vụ GS Trần Anh bị ám sát (chỉ sau BS Lê Minh Trí ít lâu), BS Đỗ Thị Nhuận bảo: “Ông Trần Anh chết vì ông ấy cầm điện thoại gọi cảnh sát mình đến bắt thương binh VC được đưa vào chữa trị ở bệnh viện Triều Châu. Lúc đó tôi mới biết và theo dư luận, cả BS Đỗ Thị Nhuận, cũng “tin là Dương Văn Đầy (học cùng lớp y khoa với tôi) đã bắn chết GS Trần Anh… Dương Văn Đầy là người Miền Nam, nói chuyện rất hay và tính bạo tợn, dám nói, dám làm nên sau này, Dương Văn Đầy (sau năm, 1975) về làm Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân VC quận Nhì Saigon và bị chết. Tôi nghĩ là Dương Văn Đầy đã bị ám sát chết vì sau khi biết rõ VC là gì, Dương Văn Đầy đã nói ra miệng, chống đối VC nên bị VC thanh toán chứ không phải chết bệnh vì Dương Văn Đầy chết, VC chẳng có một lời thương tiếc, tưởng niệm nào…
Còn vụ BS Lê Minh Trí, Tổng Trưởng Giáo Dục bị giết chết là vì ông ra lệnh ngưng chuyện cho thanh niên du học ngoại quốc (đa số là tìm cách trốn quân dịch) và dư luận xôn xao và chống đối, chửi rủa dữ dội, nên tôi nghĩ là BS Lê Minh Trí sẽ khó sống… vì lúc đó Miền Nam chưa biết cộng sản là gì, hoạt động cho cộng sản nhiều lắm (chợt nhớ câu “ra ngõ là gặp VC”, không phải “ra ngõ gặp anh hùng” như VC thường nói).
Lớp Y Khoa của tôi gặp rất nhiều sóng gió, tổn thất rất nhiều: Đầu tiên là Lê văn Bảo, Nguyễn Văn Hưng bỏ đi mất tích, còn cô thủ quỹ thì bỏ y khoa, học nha khoa, người chết đầu tiên là Lê Văn Quý, đang chạy xe gắn máy Honda đằng sau trường Y Khoa, thì một bà Tầu từ trên lề bước xuống, không trông trứơc dòm sau, Lê Văn Quý đụng vào bà, Lê Văn Quý ngã, bị thương bể đầu chết, năm thứ 2 thì có Trần Quốc Chương bị VC giết, ném từ trên lầu Khu Sinh Hóa của BS Bùi Duy Tâm xuống, chết vì bể xương sọ…
Sau này, Vũ Thị Manh Nha, học cùng lớp, cháu của BS Hải Quân Phạm Vận, chỉ huy phó rồi chỉ huy trưởng Trường Quân Y của chúng tôi, có lần học trong lớp, Manh Nha ngồi cạnh tôi mới hỏi tôi có biết tại sao anh Trần Quốc Chương bị giết chết không? Tôi bảo không biết, Manh Nha mới kể cho biết vì “Trần Quốc Chương nghe VC tuyên truyền, theo ra khu, sau thấy VC không được, nên bỏ về, không theo VC nữa, nên VC giết để bịt miệng, bảo vệ đường dây liên lạc với VC ngoài khu”…
BS Vũ Thị Manh Nha sau này cũng chết sớm, em tôi Lê Văn Thu cho biết và không biết vì lý do gì… Vũ Thị Manh Nha chết rất trẻ, dù trẻ hơn tôi, thua tôi nhiều tuổi… Trần Quốc Chương học lớp tôi, chết khi vào Khu Sinh Hóa có việc gì đó, trước giờ phải vào thi 2 môn Ký Sinh Trùng Học (BS Đỗ Thị Nhuận), Vi Trùng Học (BS Vũ Quí Đài) (giảng đường I). Lúc đó 2 ông bà Đỗ Thị Nhuận, Vũ Quí Đài đang sửa soạn phòng thi.
Chuyện mà có người bảo Trần Quốc Chương đang là nội trú bị giết (đổ thừa cho Phái Bộ Viện Trợ Y Khoa Mỹ là sai hoàn toàn). Trần Quốc Chương lúc đó mới học năm thứ II Y Khoa, chưa học đến năm thứ IV, làm sao mà là Nội Trú được... Gia Đình Trần Quốc Chương, tức gia đình ông Trần Thúc Linh (thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, thời ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ) có lần đổ thừa cho Nguyễn Cao Kỳ ám sát Trần Quốc Chương là không đúng, và theo lời Vũ Thị Manh Nha là Trần Quốc Chương bị VC dụ ra khu, chán VC, bỏ VC, về, bị VC giết bịt miệng, bảo vệ đường dây liên lạc ra khu của chúng là đúng…
Hôm Trần Quốc Chương bị ném từ trên lầu Sinh Hóa của BS Bùi Duy Tâm xuống là đúng, lúc đó, khoảng 8 giờ kém 5 phút, chúng tôi còn phải đứng chờ ngoài cửa Giảng Đường I vì bên trong 2 vị GS Đỗ Thị Nhuận & Vũ Quí Đài sửa soạn phòng thi chưa xong, nên chúng tôi chưa được vào lớp, vô tình chứng kiến cảnh Trần Quốc Chương đau đớn, lăn lộn trên nền xi-măng.
Hôm đó, tôi chỉ nghe tiếng huỵch như con vật nào rơi từ trên cao xuống, bỗng nghe tiếng một bạn gái (tiếng quen lắm, không biết của Đỗ Thị Như Hồng (hiện ở San Jose) hay Nguyễn Thị Song Song (hiện không biết ở đâu), bảo anh Chương té rồi. Tôi vội chạy ra xem thì thấy cảnh Trần Quốc Chương đang lăn lộn đau đớn trên sàn xi măng lối đi, và GS Khoa Trưởng Đặng Văn Chiếu (bố của BS Đặng Văn Chất, cùng lớp) đang săn sóc cho Chương (vì GS Chiếu làm khoa trưởng nên phải vào sớm, trước 8 giờ sáng) nên đã thấy và săn sóc cho Chương. Còn BS Bùi Duy Tâm nguồn gốc thế nào, tôi không biết, nhưng theo BS Đỗ Thị Nhuận, thì Bùi Duy Tâm quê làng Hành Thiện, là em họ Trường Chinh Đặng Xuân Khu, con bà cô của Đặng Xuân Khu…
Sau khi sang Mỹ, BS Bùi Duy Tâm mở phòng mạch tại San Francisco, còn bà vợ mở phòng nha khoa cũng tại San Francisco, có con là nha sĩ Bùi Duy Thiện, mở phòng mạch Nha Khoa tại San Jose. Bùi Duy Thiện có người em gái lấy con trai của BS Nguyệt Mehlert. Nguyệt Mehlert là học trò của BS Bùi Duy Tâm, khi ông Bùi Duy Tâm mở trường Đại Học Y Khoa Tư Thục Minh Đức ở Saigon, mà Nguyệt Mehlert (ca sĩ Thu Hà, nhóm “3 Trái Táo” ở Saigon ngày đó) là học trò lại được kết thông gia với ông thầy Bùi Duy Tâm. Nguyệt Mehlert học Y Khoa Minh Đức cùng khóa với BS Trần Quốc Thanh, cả 2 người đến San Jose sau này. Khi BS Bùi Duy Tâm về Việt Nam, tính mở Đại Học Y Khoa Thăng Long ở Hà Nội, bị bọn VC bắt đánh què chân.
Sau khi thoát được về Mỹ, trong một buổi họp mặt của Hội Y Sĩ Việt Nam Bắc California, BS Bùi Duy Tâm và bà vợ có đến dự, nhưng không học trò hay bạn nào dám đến ngồi cùng, tôi vẫn dẫn nhà tôi đến ngồi cùng bàn, ý muốn nghe ông Bùi Duy Tâm có nói gì không, nhưng ông bà đều im lặng. Sau đó, không thấy bà ấy đi dự họp mặt Hội Y Sĩ Bắc California nữa, rồi nghe tin bà mất ít lâu sau… Nay thì GS Bùi Duy Tâm đã về Việt Nam mở trường Y Khoa Tân Tạo tại Long An và theo BS Trần Văn Nam thì VC đã “sa thải ông Tâm rồi, đã dẫn vợ mới về Bắc California và ghé thăm San Jose…
Có một số người nhầm vụ BS Trần Anh và Trần Quốc Chương là do Phái Bộ Y Tế Hoa Kỳ “tranh chấp lập trường Pháp Mỹ mà giết những người theo Pháp”.
Không! Không phải như vậy, các vị này chỉ nhìn thấy 2 phía Mỹ, Pháp mà quên Việt Cộng, cứ coi như Việt Cộng không có hiện hữu và giết người khủng bố lúc đó
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét