khktmd 2015
Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018
BI KỊCH CỦA NHỮNG ANH HÙNG - Tác giả Linh Phương
Đọc “ Thiên Long Bát Bộ “ tác phẩm của Kim Dung, hẳn không ai không biết cái chết của Kiều Phong . Cái chết của Kiều Phong( Tiêu Phong ) là một bi kịch, nhưng Kiều Phong là một hình tượng đẹp nhất của một anh hùng. Bi kịch về cái chết của Kiều Phong là bi kịch tái hiện quá khứ của 30 năm trước cha chàng đã ôm xác chết của vợ, và ôm đứa con ( tức Kiều Phong ) nhảy xuống vực tại Nhạn Môn Quan tự vẫn khi bị các cao thủ Trung nguyên vây đánh.
Bi kịch đau đớn nhất là ông giết người yêu là A Châu , lúc Kiều Phong vì hiểu lầm nên hẹn cùng Đoàn Chính Thuần quyết đấu. A Châu thương cha nàng cải trang thành Đoàn Chính Thuần và A Châu đã chết dưới tay Kiều Phong. Sau đó, biết mình giết lầm A Châu, Kiều Phong nguyện sau khi trả thù cho cha mẹ xong ông sẽ tự sát để được nằm bên A Châu. Vì thế, anh Nguyễn Tôn Nhan - nhà
thơ, dịch giả đã cảm khái Kiều Phong.
"Hán Liêu nào biết về đâu?
Ngậm ngùi tiếng hát A Châu thuở nào
Rượu chìm trong cõi chiêm bao"
Tôi ngưỡng mộ khí phách của Kiều Phong, cuộc đời ông trùng trùng điệp gian nan, oan khuất, khổ tận cam lai nhưng ông vẫn vượt qua. Trong cái hiếu hay tình ông đều trọn vẹn, thủy chung.Tình yêu của ông thật lớn lao dành cho A Châu không hình bóng nào thay thế được.
Bi kịch kết thúc cuộc đời của Kiều Phong là đối với Khất Đan ( Liêu ) ông là kẻ phản bội- đối với Tống triều ( Hán ) ông là Liêu cẩu đã phụ nơi nuôi mình lớn lên. Và chỗ dựa của ông là A Châu cũng bỏ ông ra đi về thế giới bên kia. Không chỗ nương thân dù trời đất bao la, nhưng lòng người quá hẹp ,Kiều Phong đành chọn cái chết thật anh hùng để giải oan, tạ tội cùng tổ tiên, cùng quê hương. Bao oan khiên mà Kiều Phong gánh chịu, vì Tổ quốc, vì nhân dân đó là nhân vật kinh điển anh hùng của những hình tượng anh hùng trong tác phẩm của Kim Dung.
Cuộc đời của Kiều Phong là một bi kịch, mỗi số phận con người có một bi kịch khác nhau. Bi kịch của cuộc chiến tranh Việt Nam là một bi kịch lớn lao với mấy mươi năm đánh nhau, xương máu tuổi trẻ hai miền hầu như sắp cạn kiệt. Bi kịch của sự thắng-thua và những hệ lụy chiến tranh vẫn còn đó. Guồng máy chiến tranh đã nghiền nát xương máu anh em, làm phân bón cho rừng thẳm, cho ruộng đồng, cho đất đai với những địa danh đi vào lịch sử huynh đệ tương tàn.
Bao nhiêu mối tình, bao nhiêu ước mơ tuổi thanh xuân lên đường ra chiến trường như là một định mệnh. Định mệnh của người lính, định mệnh của cả dân tộc chính là bi kịch lớn nhất trong lịch sử . Bi kịch mà những anh hùng như Kiều Phong phải chết, phải “ sanh vi tướng,tử vi thần “ trước giờ kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Bốn mươi ba năm qua, giấc mộng đời người đã lụn tàn trong trái tim những người lính năm xưa. Cuộc sống của họ vô vàn khó khăn khi kẹt lại quê nhà. Ôi ! Quê nhà sao xa lạ quá với ngưòi “ bên thua cuộc “. Những con người đã biến dạng từ nụ cười, từ tiếng khóc, từ tình yêu thơ mộng, nồng thắm thời bom đạn đến nhẫn tâm,vô cảm thời thực dụng hôm nay. 43 năm giấc mộng đời người héo khô nước mắt, còn đâu :
“ …Em ở Sài Gòn em bỏ học
Anh nhớ con đường nhớ lá me …”
( Thơ Linh Phương )
Tất cả đi vào quá khứ xa xăm, tình yêu cũng đi vào quá khứ xa xăm -quá khứ bi thương mà tuổi trẻ Việt Nam chung vai gánh chịu. Mỗi một người lính là một bi kịch anh hùng, một Kiều Phong vì giang san xã tắc. Họ đi vào quá khứ khi người đời lãng quên - họ là những người của quá khứ hôm qua. Tuổi trẻ hôm nay không biết gì chiến tranh ngày hôm qua, nếu biết cũng mờ nhạt trong ký ức. Nếu biết, cũng chỉ biết hình tượng bị tuyên truyền người lính VNCH qua sách vở một chiều của “ bên thắng cuộc “. Còn hai kẻ cựu thù có người nằm dưới ba tấc đất - có người tóc điểm sương - có người đã lụm cụm rồi vẫn nhìn nhau là cựu thù ? Một dân tộc tự hào là một dân tộc anh hùng, nhân bản, nhân văn là như vậy sao ?
Không ! Những anh hùng đã chết mất mẹ hết rồi, chỉ còn lại sự cố chấp, sự thù hằn, thụ động, an phận, vô cảm và những kẻ bán nước. để được vinh thân phì gia. Ôi ! Bi kịch của một đất nước anh hùng, của những anh hùng sau cuộc chiến . Bốn mươi ba năm, chưa ai trả lại nhân phẩm cho người lính VNCH đã bị tù đày, bị chết trong trại cải tạo , bị làm nhục sau ngày 30 tháng 4 -1975. Bốn mươi ba năm - một đời người đau đáu khôn nguôi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét