khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

"Bác sĩ Google"



Chắc chắn là không ít người trong số chúng ta đã từng tìm đến Google để tra thông tin về triệu chứng bệnh mà mình đang gặp phải. Mục đích là tìm hiểu xem đó là căn bệnh gì và nó có nghiêm trọng hay không. Một nghiên cứu mới đây đã công nhận là ‘bác sĩ Google’ thực sự có ích cho người dùng.

Một  cuộc khảo sát mới đây đã cho thấy hầu hết các bệnh nhân khi sử dụng Google để tìm kiếm thông tin về triệu chứng bệnh của mình, trước khi họ đến trực tiếp khoa cấp cứu, đều giúp họ trình bày rõ ràng hơn về bệnh với bác sĩ.

Chức năng tìm kiếm thông tin có khi lại làm quý vị đặt ra thêm nhiều câu hỏi hơn là việc cung cấp một câu trả lời cụ thể đi thẳng vào vấn đề. Nhưng một nghiên cứu được thực hiện tại Úc đã phát hiện ra, điều đó lại thực sự có nhiều lợi ích, đặc biệt là khi bệnh nhân tìm đến bác sĩ và trình bày về bệnh trạng của mình.

Có hơn 1/3 trong số 400 người bệnh đã tham gia cuộc khảo sát tại 2 khoa cấp cứu ở Melbourne – St Vincent’s và Austin health – đã cho biết trước khi đến bệnh viện, họ đã lên mạng tìm hiểu về triệu chứng của họ .

Trái ngược với ý kiến cho rằng, điều này có thể dẫn làm cho các bệnh nhân ồ ạt đổ về các khoa cấp cứu trong khi bản thân họ không thực sự gặp vấn đề nghiêm trọng nào, đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Anthony Cocco cho biết thực tế là việc tìm hiểu thông tin trước khi đến bệnh viện là điều hữu ích - miễn là bệnh nhân đọc từ những nguồn có uy tín.

"Việc tìm hiểu trước cho phép bệnh nhân có thể làm rõ và phân loại những triệu chứng mà họ đang gặp phải", ông nói.

"Đáng chú ý nhất, họ thậm chí có thể đặt thêm nhiều câu hỏi cho bác sĩ của họ và giao tiếp hiệu quả hơn."

Đau ngực, dạ dày và đau lưng cũng như đau đầu là những triệu chứng phổ biến nhất được tìm kiếm trên mạng.

Trong số 139 người tìm kiếm thông tin về triệu chứng của họ trước khi đi cấp cứu, có 86 người đã tra thông tin trước cả một ngày, sau đó mới đến bệnh viện.

Hầu hết những người tìm kiếm thông tin về các vấn đề sức khỏe, đều đọc từ các trang nằm đầu tiên trong danh sách mà Google đề xuất, họ không hề bỏ qua hoặc nghi ngờ lời khuyên nào từ những bác sĩ đa khoa của họ vì những gì mà họ đọc trên mạng.

“Tôi nghĩ điều này sẽ làm cho các bác sĩ yên tâm.”

Tuy nhiên, có một số bệnh nhân trong cuộc khảo sát đồng ý việc tìm hiểu các triệu chứng trên mạng khiến họ lo lắng hơn nhiều.

Tiến sĩ Cocco cho biết thêm: “Rõ ràng là bất cứ khi nào bạn không khỏe, bạn sẽ cảm thấy lo lắng. Những người đến bệnh viện cấp cứu vào cái ngày mà mọi chuyển biến trong sức khỏe của họ ở mức tệ nhất, nhưng chắc chắn là nghiên cứu của chúng tôi không khuyến khích mọi người ồ ạt đổ về phòng cấp cứu bất kể khi nào bạn thấy không khỏe.”


“Tìm hiểu trước thông tin là vô cùng hiệu quả”



Erica Stevens hiện đang phải sống với chứng Myalgic Encephalomyelitis (ME) - tình trạng sức khỏe phức tạp nhưng khá phổ biến, thường được gọi là ‘Hội chứng mệt mỏi mãn tính’.

Cô Stevens cho biết bà đã gặp ít nhất bốn bác sĩ khác nhau kể từ lần đầu tiên được chẩn đoán với một loại virus không xác định được  cách đây hai năm.

Cô cho biết các bác sĩ đều không thực sự hiểu rõ về tình trạng của bà, thế nên việc cô tự tìm hiểu về các triệu chứng trên mạng, sau đó đem đến các bác sĩ để nói chuyện với họ, thực sự đem lại lợi ích rất lớn cho cô.

“ME là một căn bệnh rất phức tạp. Không phải tất cả các bác sĩ gia đình và các bác sĩ thực tập đều nhận thức được sự phức tạp cũng như mức độ nghiêm trọng của nó,” cô Stevens cho SBS News biết.

“Việc tìm kiếm thông tin trực tuyến thực sự vô cùng có lợi.”

Những nghiên cứu trước đây đã tìm thấy việc thường các chuyên gia y tế không thích việc bệnh nhân của họ tự tìm hiểu về bệnh trạng.

“Bác sĩ của tôi khá cởi mở về việc tôi tự tìm hiểu về bệnh của mình. Ông ấy thậm chí còn bảo rằng tôi là một trong những bệnh nhân chủ động và tích cực vì lợi ích của chính sức khỏe bản thân,” cô nói.

Tiến sĩ Cocco đã nói rằng các bác sĩ nên hiểu và thông cảm việc bệnh nhân của họ có thể tự tìm hiểu thông tin bên ngoài.

“Tôi nghĩ rằng các bác sĩ và bệnh nhân nên thảo luận về những vấn đề này nhiều hơn, đặc biệt là nếu bệnh nhân sẽ càng cảm thấy thêm tin tưởng bác sĩ của họ nhờ những gì họ đọc trên mạng,” ông nói.

“Đây chắc chắn là điều mà chúng ta nên khuyến khích. Tuy nhiên quý vị cũng nên lưu ý rằng tìm hiểu thông tin là tốt, nhưng vẫn không thay thế được sự tư vấn trực tiếp từ chuyên viên y tế.”



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét