Lứa hậu sinh chúng tôi, thế hệ hậu chiến, không chỉ tôi mà phần lớn đều nghe nhạc đỏ từ nhỏ.
Sinh nhật lên mười, tôi nghe nhạc Phạm Duy: Tuổi thần tiên, Tuổi mộng mơ, Ông trăng xuống chơi... và ba tôi chiều nào cũng chơi đàn Mandolin hát các bài hát của Lê Thương, trong đó bài mà tôi thuộc làu là "Thằng cuội". "Lặng yên ta nói Cuội nghe: Ngồi trên trăng mãi làm chi..."- Đó là hình ảnh vừa đẹp lại vừa buồn bã nhất mà tôi được biết.
Lớn lên, tôi buổi sáng tôi nghe Bảo Yến, Nhã Phương ở loa phường... Buổi trưa tôi nghe Tuấn Vũ, Chế Linh ở loa nhà hàng xóm... và mười lăm tuổi thôi thuộc lòng "Rừng lá thấp", "Nó và tôi"...
Rồi đến "Hai mùa mưa"...
Mười sáu tuổi, còn gì thơ mộng hơn khi nghe:
... Này cây phượng vĩ bên đường che nắng ban trưa
Này con đường dẫn vào sân ga tắm trăng mơ..."
Có ai đã một lần "tắm trăng mơ" mới thấm được vào lòng ánh trăng tưới lên "đường ga nhỏ bé nằm đợi mong đã bao lâu"
...
Không có lời thơ nào đẹp hơn để mô tả sự cô độc thèm tình người đến như vậy..."
Đã có khoảng thời gian làm sinh viên, khi bắt đầu biết đọc Dostoievsky, L. Tolstoy, Suzuki, Kawabata... hay Nieztsche, Heidderger, Phạm Công Thiện, A. Camus, J.P. Sartre... tôi bắt đầu lúc "điên loạn" với Wagner ,, Schubert , Bethooven, Chopin lúc trầm ngâm với Brahms, Schumann ... lúc vui vẻ, êm ái với Mozart, Liszt...
Nổi loạn hơn là với đủ các thể loại Rock, Metal Rock mà tôi nghe trong Club N đầu tiên mở trên đường Lý Chính Thắng ngày trước hay tối về quái quái với Prince, sau này là Amy Winehouse...vv...
Nhưng rồi mỗi lần đi đâu xa, trở về quê nhà, điều đầu tiên là tôi bật nhạc Bolero, để trái tim biết xúc động trở lại, để cảm nhận mùi quê hương, để nhận ra mình đã được sinh ra từ nơi này.
Và không biết, Trinh Gia Kiet còn nhớ không, đêm trăng đó, trên Cù Lần, cả bọn vừa dò dẫm đường đi trong rừng tối vừa cùng hát "Chuyến đò vĩ tuyến":
"Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng"...
Và giờ đây, sau khi quay vòng tất cả các thể loại nhạc trên đời, sự lựa chọn cuối cùng của tôi, cho một thân thể và tâm hồn êm dịu, là một bản nhạc rất tình tứ có tên "Hoa mười giờ", kể về chuyện tình bất hủ của đôi lứa: yêu nhau và rồi người ấy... đi với người khác... hắt hủi cô gái mà anh ta đã từng yêu.
Có lẽ Bolero cũng vậy. Khi người ta đã chán chê rồi, người ta sẵn sàng khoác tấm áo khác để ra đi...
Không sao, sẽ có lúc, màu hoa mười giờ lại đỏ rực trong tim, như dòng máu quê hương lại chảy tràn trong mình.
Bolero, là máu của trái tim Nam Việt- nơi Vua Nguyễn Ánh đã đi mở cõi từ ngàn xưa
Rồi đến "Hai mùa mưa"...
Mười sáu tuổi, còn gì thơ mộng hơn khi nghe:
... Này cây phượng vĩ bên đường che nắng ban trưa
Này con đường dẫn vào sân ga tắm trăng mơ..."
Có ai đã một lần "tắm trăng mơ" mới thấm được vào lòng ánh trăng tưới lên "đường ga nhỏ bé nằm đợi mong đã bao lâu"
...
Không có lời thơ nào đẹp hơn để mô tả sự cô độc thèm tình người đến như vậy..."
Đã có khoảng thời gian làm sinh viên, khi bắt đầu biết đọc Dostoievsky, L. Tolstoy, Suzuki, Kawabata... hay Nieztsche, Heidderger, Phạm Công Thiện, A. Camus, J.P. Sartre... tôi bắt đầu lúc "điên loạn" với Wagner ,, Schubert , Bethooven, Chopin lúc trầm ngâm với Brahms, Schumann ... lúc vui vẻ, êm ái với Mozart, Liszt...
Nổi loạn hơn là với đủ các thể loại Rock, Metal Rock mà tôi nghe trong Club N đầu tiên mở trên đường Lý Chính Thắng ngày trước hay tối về quái quái với Prince, sau này là Amy Winehouse...vv...
Nhưng rồi mỗi lần đi đâu xa, trở về quê nhà, điều đầu tiên là tôi bật nhạc Bolero, để trái tim biết xúc động trở lại, để cảm nhận mùi quê hương, để nhận ra mình đã được sinh ra từ nơi này.
Và không biết, Trinh Gia Kiet còn nhớ không, đêm trăng đó, trên Cù Lần, cả bọn vừa dò dẫm đường đi trong rừng tối vừa cùng hát "Chuyến đò vĩ tuyến":
"Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng"...
Và giờ đây, sau khi quay vòng tất cả các thể loại nhạc trên đời, sự lựa chọn cuối cùng của tôi, cho một thân thể và tâm hồn êm dịu, là một bản nhạc rất tình tứ có tên "Hoa mười giờ", kể về chuyện tình bất hủ của đôi lứa: yêu nhau và rồi người ấy... đi với người khác... hắt hủi cô gái mà anh ta đã từng yêu.
Có lẽ Bolero cũng vậy. Khi người ta đã chán chê rồi, người ta sẵn sàng khoác tấm áo khác để ra đi...
Không sao, sẽ có lúc, màu hoa mười giờ lại đỏ rực trong tim, như dòng máu quê hương lại chảy tràn trong mình.
Bolero, là máu của trái tim Nam Việt- nơi Vua Nguyễn Ánh đã đi mở cõi từ ngàn xưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét