khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Chỉ có ở đất của quân xâm lược và đất của đầy tớ: chổ nào có từ ba đảng viên CS, phải thành lập chi bộ đảng CS




Joseph Goebbels, bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc xã là kẻ đã từng nói: “Nếu nói dối đủ lớn và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”, là tên tội đồ của nhân loại được xem là Thánh của nghệ thuật tuyên truyền, nay mà đội mồ sống dậy cũng phải chấp tay tôn những tên tuyên truyền gia kinh tế của Trung quốc làm bậc thầy. Bắc Kinh dẻo mỏ, thích ca ngợi thúc đẩy sự minh bạch và thương mại tự do một khi đề cập đến các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên ngược lại, trong chính quốc gia của mình, Bắc Kinh lại đưa ra những biện pháp ngăn chận tối đa và nhất là tìm cách gài các đảng viên Cộng sản vào các công ty để tìm cách gây ảnh hưởng đến quyết định của các tập đoàn phương Tây.

„…Chúng ta nên dẫn đầu toàn cầu hóa kinh tế hay chỉ ngờ vực và do dự, bỏ lỡ cơ hội. Chúng ta có nên cùng nhau thúc đẩy hợp tác khu vực hay mỗi người mỗi nước đi một đường. Chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế mở có lợi cho tất cả mọi người. Sự mở cửa mang lại tiến bộ còn đóng cửa khiến chúng ta ở lại phía sau. Chúng ta cần thiết lập hệ thống hợp tác khu vực, giúp cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế mở cửa hơn, bao trùm hơn và cân bằng hơn…“ là thông điệp do Tập Cẩn Bình vừa nêu ra tại APEC – Đà Nẵng. Bất kể, tại Hội nghị APEC, qua những cuộc điện đàm với thủ tướng Đức, tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos, Thụy Sĩ, tại những hội nghị thượng đỉnh G20 v.v… Tập Cẩn Bình luôn luôn có những câu chữ đầu môi „”Chúng tôi ủng hộ các hiệp định thương mại tự do minh bạch và cởi mở”, „phải mở cửa thị trường tự do“, „ hoan nghênh toàn cầu hóa“ và nhất là không ngượng miệng khi nhắc đến „chúng ta phải nói không với Bảo hộ mậu dịch“, hoặc là „”Không ai có thể nổi lên như người chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại”. Đây là những câu chữ từng được xem là dành riêng cho các thời Tổng thống Mỹ trước đây để tấn công Trung quốc thì nay, gió đã đổi chiều, vai trò lãnh đạo thế giới đã được thay đổi: Tập Cẩn Bình lạnh lùng truyền giảng, đòi hỏi tự do mậu dịch thế giới trong khi Donald Trump, tổng thống Mỹ lại co cụm, rút về chính sách kinh tế đối ngoại song phương (bilaterally), thương thảo với từng nước một.

Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như tập trung những yêu cầu này để nhắm vào thế giới bên ngoài. Trong thị trường Trung Quốc, các công ty phương Tây lại được hưởng các quy tắc khác: Trung Quốc che bọc, tự bảo vệ toàn bộ ngành công nghiệp, tách khỏi những quy định tự do kinh tế do chính họ hô hào. Nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh, nhiều sản phẩm các công ty nước ngoài bị áp thuế cao và thường chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào nước này qua hình thức là một liên doanh (Joint Venture) với một đối tác Trung Quốc.

Không những vậy, đảng Cộng sản Trung quốc đang cố tình mở rộng ảnh hưởng chính trị vào khu vực tư nhân – kể cả những công ty phương Tây đang hoạt động tại đây. Theo báo cáo từ tờ “Handelsblatt” tại Đức, các chuyên gia kinh tế phương Tây đang lo lắng theo dõi, các đảng viên của đảng CS trong các hãng xưởng công ty đang cố gắng gây ảnh hưởng đến các quyết định thuộc tầng quản lý. “Sự phát triển này gây ra rất nhiều lo ngại cho chúng tôi”, theo lời phát biểu của  Mats Harborn, ông Sếp của công ty sản xuất xe tải Scania Thụy Điển và đồng thời là chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu.

Theo luật pháp Trung Quốc, các công ty có ba nhân viên là đảng viên trở lên đều có quyền yêu cầu và trách nhiệm lập một chi bộ CS. Các đảng viên này được công ty trả lương vì đảng CS quả quyết rằng, các đảng viên là những nhân viên ưu tú, làm việc tốt, đạt nhiều hiệu quả hơn người bình thường (?). Nhưng một mặt dù hưởng lương của công ty nhưng mặt khác, họ lại chuyển tiếp các báo cáo cho lãnh đạo của đảng. Hiện nay, cũng đang xảy ra nhiều  trường hợp, có một số chi bộ đảng đòi hỏi có tiếng nói trong các quyết định của công ty. Một số các công ty liên doanh đang lên tiếng báo động vì tình trạng này nhưng một số công ty khác vẫn giữ im lặng vì sợ thiệt hại đến quyền lợi riêng của họ khi được hỏi.

Hãng sản xuất máy bay Airbus đã xác nhận rằng, họ bị chính quyền tỉnh Heilongjiang thuộc miền đông bắc Trung quốc đòi hỏi phải thành lập một chi bộ đảng trong một nhà máy tại địa phương. Dù vậy, ảnh hưởng của ủy ban này vẫn còn “giới hạn trong chức năng tư vấn”, Airbus cho biết. Câu hỏi đang còn bỏ ngõ, thế thì khi nào „chức năng tư vấn“ của chi bộ đảng CS này trở thành chức năng quyết định?

Liên đoàn Công nghiệp Đức (Bundesverband der Deutschen Industrie – BDI) nhìn nhận tình hình trầm trọng hơn “Sự tăng cường lực lượng đảng viên CS trong tất cả các lĩnh vực xã hội gây ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty nước ngoài tại Trung Quốc”, ông Dieter Kempf củ tịch BDI tuyên bố cùng tờ “Handelsblatt”.  Lời quyết định cuối cùng về kinh doanh và đầu tư phải được dành riêng cho những nhà đầu tư quốc tế – chứ không phải là đảng”. Harborn, chủ tịch hội đồng quản trị Scania thậm chí còn đi xa hơn. Ông cảnh báo rằng việc mở rộng quyền lực cho các cán bộ đảng “có thể có những hậu quả sâu xa cho khả năng đưa ra những quyết định độc lập của các liên doanh.”

Phương Tôn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét