Lịch sử hai nghìn năm
"Hai nghìn năm trước Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam."
Đây không phải là lập luận của một luật gia, sử gia, học giả mà là lời của chính Thủ tướng danh tiếng nhất của CHND Trung Hoa.
Tài liệu của Tòa Bạch Ốc (đã được giải mật) ghi thật rõ biên bản cuộc họp kín tại Bắc Kinh ngày 9 tháng 7, 1971 giữa Thủ tướng Chu Ân Lai và Cố vấn Henry Kissinger. Lúc ấy ông Kissinger gặp ông Chu để sắp xếp chuyến viếng thăm của Tổng thống Nixon (tháng 2, 1972).
Thật lạ lùng: trong buổi họp, ông Chu đã xác nhận: "Hai nghìn năm trước Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam… tổ tiên chúng tôi là những người bóc lột nhưng bị đánh bại bởi hai nữ tướng".
Hành động xâm lăng cũng không dễ, vì ngay từ đầu Trung Quốc đã bị đánh bại, lại bị đánh bại bởi hai nữ tướng.
Nói tới khí phách của con người Việt Nam, ông Chu xác nhận:
"Hai người nữ anh hùng ấy đã đánh bại tổ tiên của chúng tôi là những người bóc lột' (These two heroines who defeated our ancestors who were exploiters).
Biên bản Tòa Bạch Ốc ghi lại đàm thoại:
-Thủ tướng Chu: "Việt Nam là một nước anh hùng."
-TS Kissinger: "Họ là một dân tộc anh hùng, một dân tộc vĩ đại."
-Thủ tướng Chu:
"Họ là một dân tộc vĩ đại, anh hùng và đáng khâm phục. Hai nghìn năm trước Trung quốc đã xâm lược họ, và Trung quốc đã bị đánh bại. Lại bị đánh bại bởi hai người đàn bà, hai nữ tướng."(Nguyên văn: They are a great and heroic and admirable prople. Two thousand years ago China committed aggression against them, and China was defeated. It was defeated by two ladies, two woman generals).
Ít người, kể cả người Trung Quốc được biết đến câu chuyện là chính Thủ tướng Chu Ân Lai khi sang thăm Việt Nam đã tới Đền thờ Hai Bà Trưng để phúng viếng. Ông Chu nói tiếp:
"Và khi tôi sang Việt Nam với tư cách là đại diện của nước Trung Hoa mới tôi đã đi thăm viếng Hà Nội, tôi đã đích thân đến tận mộ hai nữ tướng ấy và đặt vòng hoa trên những ngôi mộ để tỏ lòng kính trọng của tôi đối với hai vị nữ anh hùng, họ là những người đã đánh bại tổ tiên chúng tôi là những người bóc lột." (Nguyên văn: And when I went to Vietnam as a representative of New China on a visit on North Vietnam, I went personally to the graves of these two women generals and left wreaths of flowers on the graves to pay my respects for these two heroines who had defeated our ancestors who were exploiters).
Lịch sử Việt và Trung viết về Hai Bà Trưng
Vợ Thi Sách là Trưng Trắc, con gái quan lạc tướng ở huyện Mê Linh (làng Hạ Lôi, Huyện Yên lãng, tỉnh Phúc yên) cùng với em gái là Trưng Nhị nổi lên đem quân về đánh Tô Định. Bọn Tô Định phải chạy trốn về quận Nam Hải. Lúc bấy giờ những quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cũng nổi lên theo về với hai bà. Chẳng bao lâu quân hai bà hạ được 65 thành trì. Hai bà bèn xưng vương, đóng đô ở Mê Linh, là chỗ quê nhà."
Rồi ông bình luận: "Hai bà họ Trưng làm vua được ba năm, nhưng lấy cái tài trí người đàn bà mà dấy được nghĩa lớn như thế, khiến cho vua tôi nhà Hán phải lo sợ, ấy cũng là đủ để cái tiếng thơm về muôn đời. Đến ngày nay có nhiều nơi lập đền thờ hai bà để ghi tạc cái danh tiếng của hai người nữ anh hùng nước Việt Nam ta."
Chính Lịch sử Trung Quốc cũng phải ghi nhận về chiến thắng của Hai Bà tuy vẫn ngạo nghễ gọi người dân Việt là "Nam man".
Chương 86 trong sách sử Hậu Hán Thư (thế kỷ thứ 5), quyển thứ 5 viết về "Lịch sử miền Nam và Tây Nam man" (Biographies of the Southern and the Southwestern Barbarians), có ghi:
"Vào năm Kiến Vũ thứ 16, ở quận Giao Chỉ có hai người phụ nữ tên là Trưng Trắc (Zheng Ce) và Trưng Nhị (Zheng Er) nổi loạn và tấn công thủ đô của thái thú. Trưng Trắc là con gái của lạc tướng ở quận Mê Linh (Miling 麊 泠), kết hôn với một người đàn ông tên là Thi Sách (Shi Suo 詩 索). Người phụ nữ này là một chiến binh hung dữ, bị thái thú Giao Chỉ kỷ luật nên nổi giận và nổi loạn. Các thị trấn man rợ của quận Cửu Chân (Jiuzhen), Nhật Nam (Rinan), và Hợp Phố (Hepu) tất cả đều theo hai bà này và đánh chiếm được sáu mươi lăm thành phố và tuyên bố là Vua.."
Tài liệu của Trung Quốc không nói gì tới những tàn ác của quân đội và quan chức Trung Quốc đối với người dân Việt, kể cả việc giết chồng bà Trưng Trắc.
Sau Hai Bà Trưng, Trung Quốc luôn quay lại xâm chiếm nhưng không chiếm hẳn được, trước sau, dù sau mấy trăm năm rồi cũng bị đánh bật ra. Bốn lần Việt Nam bị Bắc thuộc tổng cộng tới hơn một 1000 năm.
Chắc ông Chu đã phản hồi về lịch sử nhà Hán cũng như những triều đại khác, cho nên mới không úp mở khi dùng cả hai chữ "xâm lăng" và "bóc lột" để nói về tổ tiên ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét