khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Khởi nghiệp tại thung lũng Silicon, hãy ‘quên’ mình là người Việt?







Trong một căn hộ nhỏ, nội thất tối giản, thuộc vùng Mountain View, phía Bắc California, có một chàng trai với vóc dáng nhỏ bé ngồi cặm cụi bên chiếc máy tính, với những dòng mã chằng chịt. Nếu không giới thiệu, ít ai biết được đây chính là sáng lập viên kiêm tổng giám đốc một công ty khởi nghiệp (startup) tại Thung lũng Silicon – thủ đô công nghệ của thế giới.

“Khởi nghiệp là gì? Là mình làm phần lớn thời gian mà không có tiền” Minh Thảo cười.

Nụ cười của người hiểu rõ thứ mình đang làm.

Sự hi sinh của cha mẹ và ước mơ khởi nghiệp

Đến Mỹ từ năm 13 tuổi, Thảo luôn cho rằng, đây là một điều may mắn trong cuộc đời cậu. Nhưng sự may mắn này không từ trên trời rơi xuống, nó đến từ hi sinh của cha mẹ Thảo.

“Qua đây thì mẹ mình đi làm nail, còn ba làm thợ tiện. Ở Việt Nam, cả hai người đều là giảng viên Toán, đứng trên bục giảng, giờ qua đây phải cúi xuống chà chân cho người ta. Đó là một sự hi sinh rất lớn, nên mình rất tập trung vào học tập và gây dựng sự nghiệp tại Mỹ.” Thảo nói.

Vượt qua rào cản ngôn ngữ ban đầu, Thảo, với khả năng Toán học vượt trội, không gặp nhiều khó khăn để hoàn thành cấp hai, cấp ba một cách xuất sắc, tiến thẳng tới ĐH Stanford, một trong những trường đại học danh giá hàng đầu nước Mỹ. Thành tích mà theo cậu, cũng là do ‘hên’.

Ngay từ năm cuối đại học, Thảo đã kiếm được không dưới năm ngàn đô mỗi tháng nhờ các công việc bán thời gian. Những đồng tiền này, thay vì tiêu xài, cậu sinh viên năm cuối dành để thực hiện ước mơ của cuộc đời, ước mơ mang tên khởi nghiệp, bất chấp lời mời gọi đầu quân của những gã khổng lồ công nghệ.

“Cuối cùng là mình muốn gì? Mình có giấc mơ gì? Mình muốn đem lại gì cống hiến cho thế giới? Thì mình phải luôn luôn đặt ra những câu hỏi đó.” Thảo chia sẻ.

“Startup không dành cho người yếu tim”

Cách đây một năm, một tờ báo Việt Nam viết về Thảo, như một tấm gương kiệt xuất, dám bỏ những lời mời gọi của Google, Facebook để ‘liều lĩnh’ khởi nghiệp. Cho đến thời điểm này, Magpie, dự án khởi nghiệp thứ hai của Thảo được ‘ca tụng’ trong bài báo trên, được coi là một thất bại.

Việc một startup sớm nở, tối tàn, từ đỉnh cao rơi xuống vực sâu trong một sớm một chiều không phải là chuyện hiếm, nhất là trong một môi trường khắc nghiệt như Thung lũng Silicon.

“Làm startup rất là khó, không dành cho người yếu tim. Nó giống như là nuốt thuỷ tinh vậy. Muốn làm được thì phải tự tin vào bản thân, và phải cực kỳ lạc quan” Thảo nói, vẫn với nụ cười trên môi.

Và có lẽ phải rất lạc quan, người ta mới đứng dậy sau hai thất bại ban đầu, để đi tiếp con đường mà mình đã chọn. Tới lúc này, ngay cả cha mẹ Thảo, người luôn ủng hộ cậu, cũng tỏ ra hoài nghi khi thấy con mình vẫn ‘trắng tay’ sau 4 năm mày mò khởi nghiệp. Nhưng Thảo vẫn kiên định với đam mê, khi mà “ngọn lửa trong lòng” đang hừng hực cháy. Cậu cho biết áp lực lớn nhất lúc này, không phải đến từ gia đình.

“Điều khiến mình căng thẳng nhất, đó là làm sao để mang lại giá trị cho những người đã làm cùng mình, đã hi sinh những năm tháng sung mãn nhất trong cuộc đời của họ để làm startup của mình.” Thảo cho biết.

Dự án khởi nghiệp thứ ba của Thảo, JourneyHop, một trang web giúp người dùng chia sẻ phòng khách sạn, tìm kiếm những người bạn mới, đang trong quá trình kêu gọi đầu tư, xây dựng mạng lưới khách hàng. Nếu mọi việc suôn sẻ, cậu sẽ ‘cân nhắc’ trả lương cho bản thân, sau gần 1 năm làm việc ‘không công’






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét