khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Quan hệ Mỹ-Trung vùng Nam Thái Bình Dương - Tác giả Việt Nguyên



Mười lăm năm sau biến cố 911 ở Nữu Ước, chiến tranh chống khủng bố của Tổng Thống George W. Bush thành công một nửa. Hoa Kỳ an ninh hơn sau biến cố 911 nhưng phong trào Hồi Giáo quá khích với thánh chiến Jihad không tàn lụi dưới sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ.

Osama Bin Ladin bị giết, Al Qaeda yếu dần nhưng khủng bố lớn mạnh trên các phần đất khác trên thế giới nhất là Trung Đông và Phi Châu, Syria và Iraq với hơn 100,000 nhóm khủng bố mang nhiều bộ mặt khác với 15 năm trước.

ISIS nguy hiểm hơn Al Qaeda năm 2001. Tổng Thống George W. Bush khởi đầu chiến tranh chống khủng bố, Tổng Thống Obama tiếp tục con đường cùng mục đích khác chiến thuật nhưng trong 8 năm cầm quyền Tổng Thống Obama trở thành tổng thống với quân đội tham chiến ở các nước ngoài trong thời gian dài nhất khác với bộ mặt giải hòa bình Nobel năm 2009, lời hứa rút quân khỏi Iraq và A Phú Hãn cũng không thực hiện được. Chuyến đi qua Trung Hoa của Tổng Thống Obama ngày Hội Nghị G20 đã cho thấy kẻ thù nguy hiểm nhất của Hoa Kỳ và thế giới không phải là ISIS mà là đảng CSTQ, một Trung Cộng thâm hiểm trong 15 năm qua lợi dụng rối loạn ở Trung Đông và chính sách đối nội lủng củng của Hoa Kỳ trong mấy năm nay để bành trướng thế lực kinh tế quân sự và đe dọa các nước láng giềng trên Nam Thái Bình Dương. Trung Cộng đứng thế “ngư ông đắc lợi” thừa nước đục thả câu, lợi dụng chủ thuyết chống khủng bố của Tổng Thống Bush xem những người yêu hòa bình tự do ở Tây Tạng, Tân Cương, và các phong trào yêu nước trong Trung Hoa là nhóm khủng bố. Tập Cận Bình thực hiện chủ thuyết Mao trở lại vào đầu thế kỷ 21 nguy hiểm hơn thuyết Jihad. Hoa Kỳ nhìn thấy hai tòa cao ốc sụp ngày 11 tháng 9, 2001 nhưng không thấy những tai hại đằng sau vinh quang thành tựu kinh tế của mô hình Trung Quốc.

Thái độ tiếp khách của Tập Cận Bình ngày họp G20 là thái độ của Hoàng Đế Trung Hoa trong 4000 năm tiếp sứ thần triều cống. Tổng Thống Obama đến không được yếu nhân ra đón, không thảm đỏ, Tập Cận Bình đứng giữa đợi khách đến không chào đón như người Tây phương đón khách. Thái độ hống hách của Hoàng Đế Trung Hoa xem Trung Hoa là “cái rốn của vũ trụ.” Trung Quốc coi tất cả các nước lân bang đều là chư hầu. Đế quốc do CSTQ cai trị trong đó có hơn 1/3 dân thiểu số bị cai trị như trong 5000 năm với thái độ thiên triều, Nam man Bắc rợ, Tây Dương cho đến khi nhà Thanh sụp đổ năm 1911-1912 bị ngũ cường thôn tính. Bắc Kinh thay đổi lịch sử, viết sử giả, làm bản đồ giả dùng những bản đồ ấy để làm vũ khí xâm lăng các nước láng giềng từ Tây Tạng, qua Tân Cương đến Việt Nam và Đại Hàn. Giáo Sư Jim Wung Kim viết sách lịch sử Đại Hàn qua đại học Havard, đại học đã mướn ông ngồi viết sử vì “Trung Cộng sửa sử Đại Hàn cho người Đại Hàn là người Hán” tương tự như người Việt Nam bị xem là từ người Hán khác với sách nhân chủng học của đại học Oxford trong đó người Việt có nguồn gốc từ Bách Việt, giòng dõi riêng không thuộc dân Hán. Sau Đại Hội G20, một ông sư quốc doanh Thích Chấn Quang đã nói Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc là hỗn “vì người Việt là em người Hán!” Lý luận của ông sư thiếu văn hóa cũng giống như nói “Vượn là tổ loài người bây giờ người nhốt vượn, đười ươi là tổ tiên vào chuồng ở sở thú thì người hỗn láo với tổ tiên?”

Mao Trạch Đông ngay sau khi nhà Thanh sụp đã nhìn bản đồ thế giới và thấy: “Trung Quốc là nước lớn chung quanh là các nước chư hầu.” Trung Cộng đầu độc dân và những người như sư Thích Chấn Quang để lập chính quyền Phát Xít, cho Trung Hoa có nền văn minh đầu tiên khác với sử thế giới, văn minh và chính quyền đầu tiên là ở vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) nơi con người từ Phi Châu sa mạc Sahara đến đầu tiên. Văn minh Mesopotamia (nay vùng Iraq) có vào năm 3500 trước Tây lịch sau đó là Ai Cập vùng sông Nile năm 2850 trước Tây lịch. Đời nhà Thang với chữ viết năm 16 trước Tây lịch. Người Hán thích tự hào với dân tộc tính ngay đến Tôn Dật Tiên cha đẻ của Cộng Sản và Trung Hoa Dân Quốc đã tuyên bố: “chủ thuyết Marxist không có gì mới, 2,000 năm trước những điều Marx viết đã có trong sách Khổng Tử” cũng vì niềm tự hào này Tập Cận Bình lập lại các viện Khổng Tử.

Tự hào dân tộc nhưng người Hán không biết rõ nguồn gốc của mình, trên đỉnh núi Hoàng Lĩnh thờ Hoàng Đế có tấm bia ghi rõ: “Ngài đến từ đâu không rõ chỉ biết ngài đến từ phương Tây.” Nam man, Bắc rợ, Tây Dương đều bị Tàu khinh bỉ nhưng họ không hề chỉ trích các dân tộc phương Tây. Mới đây Giáo Sư Sun Weidong, đại học khoa học kỹ thuật An Huy, đã trả lời câu hỏi người Hán từ đâu đến? Giáo Sư Tôn nghiên cứu địa lý trong sử ký Tư Mã Thiên: “phía Bắc nhà Hạ sông chia ra làm 9 nhánh rồi hợp lại lần nữa thành một đổ ra biển.” đã thấy rằng con sông này không phải là Hoàng Hà mà là sông Nile, Ai Cập. Đời nhà Hạ sáng lập Trung Quốc 2070-1600 trước Tây lịch đến từ Ai Cập.
Người Việt Nam nếu không cảnh giác như Giáo Sư Kim Đại Hàn thì phải biết sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn viết Việt Nam là An Nam (Xứ Nam bị bình định) một phần của Trung Hoa cho đến thế kỷ 19 bị Pháp chiếm. Trong viện bảo tàng lịch sử ở Trường An sách vẫn viết: “cho đến 2,000 năm trước Việt Nam là một phần của Trung Hoa, người Việt nói tiếng Trung Hoa, bản sắc Trung Hoa,” không phải chỉ có người Việt sống dưới chế độ cộng sản bị lừa ngay cả trẻ con ở Trung Hoa bây giờ cũng không biết lịch sử các nước ngoài.

Quá khứ của Trung Hoa được các nhà độc tài cộng sản trong thế kỷ 20 sử dụng. Tập Cận Bình vào thế kỷ thứ 21 chỉ làm sống lại giáo điều của Mao. Mao Trạch Đông là tân Hoàng Đế đầu tiên của đảng cộng sản Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình là Hoàng Đế thứ hai che đậy âm mưu với chính sách giao thương. Giang Trạch Dân là Hoàng Đế thứ ba dẫn Trung Hoa về với quá khứ cách mạng đổ máu với khẩu hiệu “Đoàn kết và ổn định.” Hoàng Đế thứ tư Hồ Cẩm Đào giao quyền cho Hoàng Đế Tập Cận Bình con người to lớn như người Âu Mỹ, mặc y phục Tây Phương, cười mỉm nhưng không che được tâm thâm độc lừa các nhà lãnh đạo Tây Phương đầu thế kỷ 21 để tiếp tục chính sách thôn chiếm 14 quốc gia láng giềng.

Từ năm 1968, Trung Cộng bắt đầu đi lên trên đường kinh tế, trở thành một cường quốc, chưa có một quốc gia nào trên thế giới được Hoa Kỳ giúp đỡ nhiều như vậy, một phần vì quyền lợi của Hoa Kỳ. Năm 1949, Mao Trạch Đông đứng ở Thiên An Môn tuyên bố cách mạng toàn thắng “người Trung Hoa cuối cùng đã đứng dậy.” Trung Hoa của họ Mao sau cuộc cách mạng đánh thắng Tưởng Giới Thạch là một Trung Hoa nghèo đói với nền kinh tế kiệt quệ. Họ Mao làm cách mạng nhưng muốn đưa xã hội trở về con đường phong kiến thể hiện qua xã hội của Tập Cận Bình hiện nay: “con giòng cháu giống, cha truyền con nối” Học bài học của vua Càn Long, Mao Trạch Đông không giao thiệp với Tây phương, bắt tay với Sô Viết tin tưởng bắt tay với Sô Viết tin tưởng chủ nghĩa Mác Lenin là cơ hội tái xây dựng xã hội Khổng Tử như Tôn Dật Tiên nói. Mao yêu cầu Sô Viết nhận sinh viên vào các trường đại học và tháo hãng xưởng ở Sô Viết đem qua ráp lại ở Trung Hoa. Trên hết, trong đầu Mao chỉ nghĩ đến làm bom nguyên tử nhất là sau chiến tranh Triều Tiên mặc dù Mao tuyên bố “bom nguyên tử chỉ là con cọp giấy, thành quả chiến tranh tùy thuộc vào nhân dân” như tác giả Nicola Horsburgh ghi nhận. Năm 1949, Lưu Thiếu Kỳ được gởi qua Moscow không được đi thăm các lò nguyên tử nhưng được Nga giúp. Năm 1955, Sô Viết ký hiệp ước nguyên tử với Trung Công lập 39 trung tâm nguyên tử ở Trung Hoa nhưng sau đó hôn nhân Bắc Kinh và Moscow trục trặc. Thập niên 1950, Hoa Kỳ và Sô Viết chạy đua vũ trang nguyên tử. Hoa Kỳ đặt các vũ khí nguyên tử chiến lược ở Đài Loan, Nam Hàn, Guam và Hawaii và định dùng bom nguyên tử trong cuộc chiến Đông Dương. Sô Viết không nhiệt tâm với Trung Cộng. Mao xem Krushchev là tên “xét lại.” Tình nghĩa anh em Cộng Sản đứt đôi năm 1959, Krushchev bỏ hiệp ước nguyên tử với Bắc Kinh. Mao Trạch Đông lên tiếng cho chương trình kiểm soát vũ khí là âm mưu giữa Hoa Kỳ và Sô Viết và muốn là cường quốc thì Trung Cộng phải có bom nguyên tử. Ngày 16 tháng 10, 1964, Trung Cộng thành công với cuộc thử bom nguyên tử đầu tiên. Sau khi Mao chết năm 1976, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Cộng lập bang giao mật thiết với Hoa Kỳ “giấu khả năng để câu giờ” để bắt kịp Hoa Kỳ cho đến thập niên 1990. Năm 1979, Trung Cộng dạy Việt Nam bài học ở biên giới, thua nhưng được học bài học, Trung Cộng đầu tư vào quân sự nhờ kinh tế tăng trưởng với giúp đỡ của Hoa Kỳ vì Kissinger khi qua Bắc Kinh năm 1971 đã tin là Trung Cộng không nguy hiểm bằng Sô Viết. Hoa Kỳ liên minh với Trung Cộng để ngăn sự bành trướng của Sô Viết.

Hai mươi năm sau, khối Sô Viết sụp đổ, hai sự kiện đã khiến Trung Cộng nhất định phải thành cường quốc quân sự: trận bão sa mạc năm 1991, Trung Cộng chứng kiến sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ và hỏa tiễn cùng bom tinh khôn và năm 1996, Tổng Thống Đài Loan Trần Thủy Biển phát biểu chính sách độc lập, không muốn “một Trung Hoa,” Trung Cộng cảnh cáo bằng những hỏa tiễn tầm ngắn bắn qua eo biển, Hoa Kỳ phản ứng bằng cách đưa hai chiến hạm trong đó có chiến hạm Nimitz. Hoa Kỳ cho Trung Cộng thấy rõ quân đội nhân dân không thể thắng nếu Hoa Kỳ can thiệp, từ đó ngân quỹ quân đội nhân dân tăng 11% mỗi năm. Sách “Sức mạnh quân đội Trung Quốc” của Roger Clift đã tiên đoán Trung Cộng sẽ dùng sức mạnh để cân bằng thế lực Hoa Kỳ ở Nam Thái Bình Dương và điều này đã xảy ra ở Biển Đông với các căn cứ quân sự và thương mại trên các hòn đảo tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa. Từ “giấu khả năng, đợi cơ hội” của Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình “giấc mơ Trung Hoa” kêu gọi sự hợp tác mới giữa Mỹ-Trung dựa trên tin tưởng và hợp tác Trung Cộng đã đánh lừa các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ.

Tổng Thống Clinton gọi Hồ Cẩm Đào là Gorbachev của Trung Hoa. Sau biến cố 911 năm 2001, Tổng Thống Bush qua Bắc Kinh năm 2006 để hợp tác với CSTQ nhằm chặn khủng bố Hồi Giáo nhưng sau đó thất vọng vì Bắc Kinh gian dối trong hiệp thương WTO, bất cứ hợp tác bí mật nào cũng giúp cho Trung Cộng gian dối từ kỹ thuật quân sự qua đến truyền thông dân sự nhưng Trung Cộng không thay đổi thành một chính quyền dân chủ tự do như Hoa Kỳ mong đợi. Từ 1971, Kissinger bị Trung Cộng lừa, thay vì “trở thành đồng minh chiến thuật với Hoa Kỳ,” Trung Cộng dùng “lá bài Hoa Kỳ để đánh lại Sô Viết.” Tổng Thống Clinton phấn khởi gọi “Trung Quốc là đối tác chiến lược với Hoa Kỳ” nhưng đến thời G. W. Bush, Trung Cộng trở thành “đối thủ chiến lược” nay hai đối thủ đối mặt trong cuộc chiến tranh nóng lạnh ở Nam Thái Bình Dương thời Tổng Thống Obama.
“Nuôi ong tay áo” Hoa Kỳ nay phải đối đầu với Trung Cộng ở biển đông. Tổng ThốngObama bận tay ở Trung Đông nhưng giữ chính sách quân sự ở Đông Nam Á ngăn chận chính sách xâm lăng của Trung Cộng. Tập Cận Bình cảnh cáo Hoa Kỳ không được can thiệp vào chính sách “một vòng đai một con đường lụa.” Chiến tranh trên Biển Đông có thể xảy ra? Theo nghiên cứu của trường đại học Johns Hopkins với kinh nghiệm từ thế chiến thứ nhất “chiến tranh sẽ xảy ra khi quyền lực mới nổi lên đụng quyền lực cũ như Anh và Mỹ ngày trước.” Jonathan Holsleg trong sách “Chiến tranh sắp đến giữa Trung Quốc và Á Châu” thì cho rằng chiến tranh có thể xảy ra dựa trên lý luận: Trung Cộng phải chứng tỏ quyền lực siêu đẳng trên các quốc gia trong vùng nhưng các nhà lãnh đạo đảng CSTQ phải nghĩ lại vì kinh tế Trung Hoa không còn tăng trưởng như những năm trước. Roger Clift, cựu sĩ quan bộ quốc phòng Hoa Kỳ và nghiên cứu gia cơ quan Rand giới hạn nghiên cứu về chiến tranh Hoa Kỳ và TC ở eo biển Đài Loan và Hoàng Sa Trường Sa. Ông quả quyết nếu chiến tranh xảy ra chắc chắn Trung Cộng sẽ thua, lý do giản dị là Hoa Kỳ có kỹ thuật cao hơn nhất là về mặt chiến đấu cơ và chiến hạm đồng thời Hoa Kỳ có các đồng minh thân tín ở trong vùng như, Nhật, Đại Hàn, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, Miến Điện, Đài Loan. Trung Cộng thua vì chú trọng quá nhiều về kỹ thuật quân sự, tối tân hóa quân trang nhưng không đủ tổ chức, huấn luyện và cải tổ quân đội. Biết sẽ thua nên theo tinh thần năm ngàn năm lịch sử Trung Hoa, Tập Cận Bình đã ra mặt tiểu nhân khi đón Tổng Thống Obama.

Liệu có chiến tranh giữa Trung Cộng và Việt Nam? Các tác giả viết về Biển Đông chỉ chú trọng đến Hoa Kỳ và Trung Cộng với hai quyền lợi của hai cường quốc nhưng không nhắc đến Việt Nam. Những xung đột quanh Hoàng Sa và Trường Sa đã cho thấy Trung Cộng không cần một cuộc chiến để dạy cho Việt Nam một bài học như năm 1979. Việt Nam 41 năm sau ngày 30 tháng 4, 1975 đã đạt được giấc mơ “mỗi quốc gia có một thể chế “như cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt mong mỏi. Thể chế của CSVN hiện nay là “chế độ nô lệ cho CSTQ.” Những xung đột quân sự trên Hoàng Sa Trường Sa giống như những ngọn roi trừng phạt của chủ nhân quất roi trên lưng những tên nô lệ trong bộ chính trị trung ương đang kéo chiếc xe bò “mô hình Trung Quốc.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét