khktmd 2015
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016
Nguyên do chính khiến VNCH bị sụp đổ 1975 - Tác giả Đào Văn
Qua tuyên bố của tướng Westmoreland (tại Nam Cali 9.1995), vì mục tiêu chiến lược của Mỹ , nên Ông ta không được tiến quân ra Bắc , không được phá đường mòn HCM. Vậy đâu là mục tiêu chiến lược của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam? Nhằm trả lời câu hỏi vừa nêu , người viết đã tìm kiếm tài liệu , đúc kết thành bài viết này để gửi đến người đọc hầu có chứng cớ dễ dàng đưa ra nhận định về vần đề mà Tướng Westy nêu ra 1995. Nhưng trước khi bàn đến đề tài trên, người viết xin bổ túc thêm thông tin về câu hỏi đã nêu "Ai ra lệnh rút quân khỏi Pleiku-Kontum 1975 ", và bài viết đã gửi đến bạn đọc trước đây. Trong bài viết này, bạn đọc đã coi qua tuyên bố của các Tư Lệnh Vùng như Tướng Trưởng, Tướng Phú , Tướng Nam đã nói rõ chính TT Thiệu là người đã ra lệnh triệt thoái. Ngoài ra sách của tác giả Frank Snepp 1977 và Tài liệu CIA công bố 2009 ( CIA and The Generals) cũng đồng quan điểm với các Tướng Tư Lệnh Vùng qui trách nhiệm cho TT Thiệu là người đã ra lệnh rút quân khỏi QK I và II năm 1975.
Còn Đại Tướng Viên là người có mặt trong các phiên họp với TT Thiệu trong việc tái phối trí... cũng đã lên tiếng. Các đoạn văn viện dẫn, được trích từ cuốn The Final Collapse của tác giả Cao Văn Viên . Về nguyên nhân VNCH bị sụp đổ , trong cuốn The Final Collapse tác giả tường thuật khá chi tiết nguyên nhân xa gần dẫn đến sự thất bại của cuộc chiến Việt Nam, thí dụ như tin tức về hậu cần , thiếu thiết bị quân sự cung ứng cho chiến tranh, mà theo tác giả cũng là nguyên do đẫn đến sự thất bại. Và còn nguyên do nào khác dẫn đến việc VNCH bị sụp đổ hay không, xin đọc hết bài viết này với tài liệu dẫn chứng trích từ tài liệu Tối Mật Tòa Bạch Ốc , giải mật và công bố 2002, và The Pentagon Papers , tài liệu tối mật về chiến tranh Việt Nam được Bộ Quốc Phòng giải mật và công bố vào ngày 13 Jun. 2011 thời sẽ rõ. Một đoạn văn trong tác phẩm của Đại Tướng Viên viết :
" Không ai thấy rõ vấn đề hơn tổng thống Thiệu. Khi người khách cuối cùng của quốc hội Hoa Kỳ rời Việt Nam, tổng thống Thiệu biết ngay VNCH không còn hy vọng gì về khoản tiền 300 triệu quân viện phụ cấp. Tổng thống Thiệu cũng biết quân viện cho VNCH trong tương lai sẽ ít hơn chứ không thể nhiều hơn và tổng thống Thiệu dựa nhiều quyết định của ông vào những suy luận đó: những gì ông ta cương quyết từ chối hành động trong suốt hai năm qua, bây giờ ông phải làm. Tổng thống Thiệu quyết định tái phối trí quân đội dựa vào phần đất VNCH có thể bảo vệ được.
[ - - - ]
Với những quyết định có sẵn, ngày 11 tháng 3-1975 một ngày sau khi Ban Mê Thuột bị tấn công tổng thống Thiệu mời thủ tướng Trần Thiện Khiêm, cố vấn an ninh quốc gia, trung tướng Đặng Văn Quang và tác giả đến dinh tổng thống để ăn sáng và bàn luận. Sau khi bữa ăn được dọn ra và các người hầu rời bàn, tổng thống Thiệu lấy ra một bản đồ nhỏ và bắt đầu cuộc thảo luận với những tường trình về tình hình chiến sự mà ba người khách đã hoàn toàn tường tận. Nói xong về tình hình chiến sự, tổng thống Thiệu đi ngay vào vấn đề với quyết định: "Với khả năng và lực lượng chúng ta đang có, chắc chắn chúng ta không thể bảo vệ được tất cả lãnh thổ chúng ta muốn bảo vệ." Như vậy, chúng ta nên tái phối trí lực lượng và bảo vệ những vùng đông dân, trù phú, vì những vùng đất đó mới thật sự quan trọng"
Trong cuốn sách The Final Collapse có thuật lại hai phiên họp trước khi rút quân khỏi Pleiku và Kontum . Đó là phiên họp ngày 11 tháng 3 năm 1975, xác nhận có sự hiên diện của TT Thiệu , TT Khiêm , Tướng Quang và Tướng Viên , coi như đó là phiên họp trù bị. Còn phiên họp tại Cam Ranh ngày 14 tháng 3 năm 1975, có ghi :
“The samepersonalities who had attended the palace meeting three days earlier accompanied Thieu to Cam Ranh : Prime Minister Tran Thien Khiem , Lt. Gen Dang Van Quang, and I.”
Có nghiã là các nhân vật có mặt trước đó 3 ngày thời đều tháp tùng Tổng Thống Thiệu đến họp tại Cam Ranh ngày 14.3.1975 [4] Với phần trích dẫn bổ túc tin tức của Tướng Viên nêu trên hy vọng vần đề khá rõ rệt, ai phải chịu trách nhiệm về vụ ra lệnh rút quân, và Thủ Tướng TT Khiêm biết hay không biết việc rút quân tưởng đã sáng tỏ , người viết bài xin nhường bạn đọc thẩm định .
(Cuốn sách của Tướng Viên nêu trên phát hành 1983 ).
Về tinh thần chiến đấu... tác giả Cao Văn Viên nhận định:
" Nghĩ lại việc đã qua, câu hỏi là miền Nam có sống sót nếu chúng ta không áp dụng kế hoạch tái phối trí lực lượng quân sự hay không. Bây giờ nói thì sự đã rồi, nhưng tác giả tin miền Nam có nhiều cơ hội hơn nếu không thực hiện tái phối trí. Tinh thần chiến đấu của quân đội VNCH và nhân dân bị hủy diệt là kết quả trực tiếp của kế hoạch tái phối trí. Không có kế hoạch đó, có lẽ quân đội của chúng ta không tan rã nhanh như vậy. "
Nhưng có tinh thần chiến đấu mà không có phương tiện thì ...
" Đó là cái nhìn về phương diện quân sự trong giai đoạn ngắn hạn. Sau Ban Mê Thuột tác giả nghĩ CSBV sẽ làm áp lực để có được một chánh phủ liên hiệp; và tổng thống Thiệu có thể chấp nhận. Nhưng dù chuyện đó có xảy ra, đó chỉ là một hoàn cảnh hòa hoãn tạm bợ nhất thời: cộng sản sẽ tiếp tục tìm cách lấy thêm đất qua chiến thắng quân sự để bắt VNCH nhượng bộ thêm về chính trị. Liệu VNCH có chịu nỗi những áp lực đó trong một thời gian dài hay không" Tác giả nghĩ câu trả lời sẽ tùy thuộc vào số quân viện của Hoa Kỳ cung cấp cho VNCH. Một sự thật không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6-1975 nếu không nhận được số quân viện phụ trội. Và một quân đội sẽ không thể nào chiến đấu nếu không có những trang bị cần thiết để chiến đấu. "
Phương tiện phục vụ cho quân đội thì lại bị lệ thuộc vào nước ngoài, vì VNCH không có khả năng tự lực ... Trong khi đó thì Quốc Hội Mỹ cắt ngân khoản viện trợ quân sự ... Đoạn văn Tướng Viên viết về khả năng quân đội VNCH còn cầm cự nổi trong ngắn hạn nếu không triệt thoái Pleiku và Kon tum, nhưng trong dài hạn thì cần có viện trợ quân sự từ phía Mỹ. Điều này phù hợp với ước tính tình báo cuả viên chức DIA, là nếu có đủ phương tiện quân sự thì quân Bắc Việt khó có thể mở cuộc tổng tấn công trong thời gian khoảng 6 tháng tới :
" ..
.Ford continued to lobby a skeptical Congress for millions of dollars in military aid, and DIA's analysis enmeshed the Agency in the middle of the aid debate. An appraisal published on January 10 by Charles Desaulniers, DIA's mostsenior Southeast Asia analyst, noted that while an all-out offensive was unlikely in the next six months,
“The South's armed forces..."
Đoạn văn trên được trích từ cuốn The Viet Nam Cauldron… do cơ quan Tình Báo Quân Đội Mỹ công bố năm 2012. Trong tài liệu này cũng bàn về sự cắt giảm viện trợ cho VNCH phù hợp với những chi tiết mà Tướng Viên nêu ra .
Còn nguyên nhân nưã làm Sàigòn thất thủ là sự rút quân đội Mỹ ra khỏi VN thể theo yêu cầu cuả Trung Cộng vì quyền lợi chung của hai nước Mỹ - TQ. Điều này được ghi lại trong biên bản phiên họp giưã TS Kissinger và Thủ Tướng Chu Ân Lai ngày 9 tháng 7 năm 1971
"I can assure you that we want to end the war in Vietnam through negotiations, and that we are prepared to set a date for the withdrawal of all our forces from Vietnam and Indochina as you suggested before. "
Đoạn văn trên trich trong các biên bản chuyến đi TQ của TS Kissinger năm 1971. (Trích tài liệu Tòa Bạch Ốc ) . Sang năm 1972, Tổng Thống Nixon chính thức thăm TQ, và biên bản phiên họp giưã Tổng Thống Nixon và Thủ Tướng Chu có đoạn ghi :
" ...Prime Minister Chou : Indochina as a whole.
President Nixon:
Mr. Prime Minister, the problem of Vietnam is one that no longer should divide us. The Prime Minister has suggested that if we could move more quickly this would be a wise, and as he points out, courageous thing to do.
This is a possibility which we have considered,..."
Tổng Thống Nixon cũng nhắc lại lời đề nghị của Thủ Tướng Chu là sớm giải quyết vấn đề VN, và rằng vần đề VN sẽ không còn chia rẽ hai nước ...
(Trích tài liệu Tòa Bạch Ốc )
- Ngoài ra còn một lý do rút quân Mỹ khỏi VN, đó là: "I greatly respect the Prime Minister's views on this subject because this is simply an issue on which the only gainer in having the war continue is the Soviet Union. They want the U.S. tied down. They, of course, want to get more and more influence in North Vietnam as a result. From all the intelligence we get they - should we say - may even be egging on the North Vietnamese to hold out and not settle."
Về phía Trung Quốc coi vấn đề VN không quan trọng bằng vần đề Liên Xô, Thủ Tướng Chu muốn biết quan điểm của Mỹ đối với Liên Xô ... Trả lời về vấn đề Liên Xô , Tổng Thống Nixon cho biết nếu tiếp tục chiến tranh thì lợi thế sẽ nghiêng về phía Liên Xô, vì Liên Xô muốn Mỹ xa lầy tại VN.
( Trích tài liệu Tòa Bạch Ốc )
Về chuyện Mỹ-Trung hợp tác chống Liên Xô
Vào năm 1979 Ông Đặng Tiểu Bình đi Mỹ, Ông ta hô hào chống Liên Xô , kêu gọi Mỹ hợp tác" trói con gấu Bắc cực " , và có đoạn ghi trong cuốn Mưu Lược Đặng Tiểu Bình như sau:
" Trong tình hình không có hy vọng hòa hoãn với Liên xô, Đặng không thể không kế thừa chiến lược quốc tế của những năm cuối đời Mao Trạch Đông: Liên hiệp với Mỹ để cùng ngăn chặn dã tâm bành trướng của Liên xô. Phương pháp này quả nhiên đem lại hiệu quả. Qua việc Đặng sang thăm Mỹ đầu năm 1979, Liên xô giữ thái độ im lạng khi Trung quốc dạy bài học cho Việt Nam "
Cho nên có thể nói , chiến tranh tại Việt Nam có ảnh hưởng đến sự tan rã cuả khối Xô Viết 1989 , và có thể coi đây cũng là mục tiêu chiến lược của Mỹ khi đem chiến tranh chống giải phóng ( Counter - Insurgency Program - CIP)vào Việt Nam năm 1961 nhằm chống Liên Xô, vì trước đó, năm 1960 Liên xô đã chọn VN để phát động chiến tranh giải phóng như tài liệu The Pentagon Papers được Bộ Quốc Phòng Mỹ giải mật 13.6.2011 đã phơi bày.
Một yếu tố khác liên quan đến tiêu đề tưởng cũng nên ghi lại để rộng đường dư luận . Phía Mỹ đã hai lần từ chối không ký kết thỏa ước quân sự hỗ tương ( Mutual Defense Treaty ) với VNCH . Lần đầu vào năm 1957 [13] Lý do từ chối phía Mỹ viện cớ vì VNCH đã nằm trong khối SEATO - Thế nhưng , Phi Luật Tân là nước cũng nằm trong khối SEATO thì Mỹ lại ký kết Mutual Defense với nước Phi ngày 30.8.1951. Ngoài ra Mỹ cũng ký kết Thoả Hiệp Quân Sự Hỗ Tương với các nước khác trong vùng như Nam Hàn, Nhựt Bản và Đài Loan; Và lần thứ hai vào năm 1961 VNCH nhắc lại yêu cầu Mỹ ký Thỏa Hiệp Quân Sự,và VNCH chỉ muốn nhận viên trợ quân sự, mà không muốn Mỹ đưa quân đội Mỹ vào Việt Nam.
Kết cuộc dẫn đến cuộc đảo chánh 1963 , và Chính Phủ kế nhiệm đã chấp thuận cho Mỹ đưa quân vào Việt Nam để Mỹ thực hiện chiến lược CIP . Điều này phù hợp với Counter - Insurgency Program của Mỹ đề ra 1961 , chứng tỏ rằng Mỹ chỉ xử dụng VNCH như là chiến trường nhằm chống Liên Xô qua chiến tranh giải phóng do Liên Xô khởi xướng (1960) . Sau 48 năm kể từ ngày lật đổ Chính Phủ Ngô Đình Diệm (1963), ngày 13.6.2011 phía Bộ Quốc Phòng Mỹ cho công bố tài liệu tối mật về chiến tranh Việt Nam đã chính thức thừa nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc đảo chánh 1963, và còn thừa nhận “ việc lật đổ Chính phủ Diệm đãlàm tăng trách nhiệm của chúng ta là đã can dự vào sự hình thành nên một nước Việt Nam mà thực chất là không có người lãnh đạo “ .
Ngoài ra, còn một yếu tố về vụ lật đổ chế độ Đệ I VNCH, theo CIA, Ông Nhu đề ra " giải pháp" Bắc - Nam 1963. Nếu giải pháp Bắc-Nam thành hiện thực thì CIP program của Mỹ dùng VN để chống Liên Xô sẽ không thể áp dụng được, vì Chính phủ Diệm chống việc đưa quân đội Mỹ vào VN, và tự tìm đường lối hòa giải với miền Bắc để chấm dứt chiến tranh . Theo CIA: “ họ tin rằng giải pháp hòa giải với những người cùng một dân tộc vẫn hay hơn là cúi đầu trước áp lực của ngọai bang ( Mỹ )”
Nay thì nền Đệ I và Đệ II VNCH đã sụp đổ, người viết xin ghi lại câu nói của ông Ngô Đình Nhu trước khi bị sát hại (1963) :
"...bởi vì ông ta (NĐ. Diệm ) từ chối là một chính phủ bù nhìn."(parce qu'il refuse d'être un gouvernement puppet )
Và tuyên bố từ chức của TT Thiệu: “...thất hứa, thiếu công bằng, thiếu tín nghĩa, vô nhân đạo, đốt một đồng minh đang chịu đau khổ …” để suy xét về số phận của một nước nhược tiểu.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét