khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Hải quân Tàu Cộng chưa phải là lực lượng đáng sợ - Tác giả Hà Tường Cát



Trong thời sự quốc tế, bên cạnh các tin tức đáng tin cậy, luôn luôn có các sự đồn đại  và những lập luận mang định kiến hay hoang tưởng đánh lạc hướng phán đoán của công chúng.

Một trang báo điện tử ở Israel đầu tháng này loan tin “Máy bay Trung Quốc sẽ tham gia chiến dịch không quân cùng với Nga ở Syria”. Website này còn nói rằng hàng không mẫu hạm CV-16 Liêu Ninh đã đến vùng biển Trung Đông từ ngày 26 tháng 9 và các máy bay chiến đấu J-15 sẵn sàng cất cánh từ mẫu hạm.

Đại tá hải quân hồi hưu Zhang Junshe, cựu phó giám đốc văn phòng nghiên cứu chiến lược của Hải Quân Trung Quốc, bác bỏ tin tức vô căn cứ này, cho biết hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đến nay mới chỉ hoạt động ở vùng biển gần Trung Quốc. Ông nói thêm là Trung Quốc chưa hề có ý định muốn sử dụng  quân lực ở hải ngoại. Tuy nhiên vẫn có những dư luận quan tâm vì gần đây người ta biết rằng Trung Quốc đang tự đóng một hàng không mẫu hạm thứ nhì tại công xưởng hải quân Đại Liên.

Sau khi thành công trong đổi mới và trở thành cường quốc kinh tế hàng thứ nhì thế giới, Trung Quốc có tham vọng làm một cường quốc Đông Á. Để đạt tới mục tiêu ấy, trước hết cần phải phát triển lực lượng hải quân tới tầm cỡ ngang bằng Hoa Kỳ. Vì vậy trong vòng 10 năm gần đây, hải quân Trung Quốc đã bành trướng rất nhanh về số lượng cũng như về kiểu chiến hạm  và các hệ thống vũ khí bao gồm máy bay, hỏa tiễn, trang bị điện tử, …Tổng cộng hải quân Trung Quốc có khoảng 700 chiến hạm hiện dịch thuộc đủ loại từ chiến đấu đến trên mặt biển đến tàu ngầm, tàu chở quân đổ bộ, tiểu đĩnh và những tàu sử dụng cho các nhiệm vụ tiếp trợ khác. Theo dự phóng của Trung Quốc, đến năm 2020 hải quân Trung Quốc sẽ lớn hơn hải quân Hoa Kỳ, tính theo tổng lượng trọng tải, với 351 chiến hạm chiến đấu chủ lực.

Tình trạng ấy khiến cho người ta có thể lầm hiểu về sức mạnh hải quân Trung Quốc hiện nay và trong tương lai gần. Nhưng theo nhận định của các giới am hiểu, quân lực Trung Quốc nói chung và hải quân nói riêng chưa phải là mối đe dọa quá lớn cho Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn và các quốc gia Đông Nam Á.

Trong một bài viết được tờ The Huffington Post  đăng lại hồi tháng 3 vừa qua, Franz-Stefan Gady nói rằng khi đánh giá sức mạnh của hải quân Trung Quốc, nên lấy kinh nghiệm hải quân Ý thời Mussolini trong Thế Chiến II. Theo ông đánh giá thực lực quân sự của một quốc gia là điều rất khó và chỉ có thể biết khi đi vào hành động nghĩa là trong chiến tranh thật sự.

Gady chi rằng Regina Marina, hải quân Ý, tương tự như hải quân Trung Quốc ngày nay, đã phát triển nhanh về số lượng nhưng về phẩm chất, kỹ thuật, khả năng nhân sự, chiến lược và chiến thuật thua kém hải quân Anh nên hoàn toàn thất bại khi lâm chiến. Tuy nhiên trước khi chiến tranh xảy ra, Anh và Pháp đã đánh giá hải quân Ý quá cao và chuẩn bị các kế hoạch đối phó không thích ứng ảnh hưởng làm chậm sự phát triển quân lực ở những lãnh vực khác như lục quân và không quân, khiến cho Đức đã hoàn toàn nắm chủ động trong giai đoạn đầu của Thế Chiến II.

Gady cũng so sánh chiến lược hải quân của Ý, trên căn bản là phòng thủ duyên hải, giống như Trung Quốc cho đến gần đây. Từ chiến lược ấy chuyển sang chiến lược hoạt động viễn duyên đến khắp mọi vùng biển như hải quân Trung Quốc tuyên bố ba năm trước đây, sẽ không phải là việc đơn giản có thể thực hiện nhanh chóng và hiệu lực.

Năm 2009, lần đầu tiên Trung Quốc điều phái chiến hạm tham gia chiến dịch quốc tế chống hải tặc ở vịnh Aden, Đông Phi. Tuy nhiên hầu hết hoạt động hải quân cho đến nay đều chỉ ở gần duyên hải và trong Biển Đông. Trong khi đó  Trung Quốc tiếp tục đổi mới khí tài, sản xuất những chiến hạm hiện đại như các khu trục hạm lớp Luyang III và hộ tống hạm lớp Jiangdao. Từ khi Tập Cận Bình nắm quyền lực, người ta nhận thấy hải quân Trung Quốc ít có gia tăng về số lượng trong khi tập trung nỗ lực vào công tác đào tạo, huấn luyện và thao dượt.

Háng không mẫu hạm Liêu Ninh là chiến hạm lớn nhất của Trung Quốc nhưng mới chỉ có giá trị tâm lý chưa thể có vai trò chiến thuật trong bất cứ hoạt động nào trên các biển Đông Hải, Hoàng Hải hay Nam Hải (gọi theo Việt Nam là Biển Đông).  Liêu Ninh sẽ chỉ là chiến hạm dùng vào việc huấn luyện cho hải quân cùng các phi đội máy bay chiến đấu. Mẫu hạm này cũng chưa  thể là sức mạnh đáng kể gì so với các hàng không mẫu hạm Mỹ. Do đó Trung Quốc luôn luôn khoa trương về sức mạnh  hỏa tiễn

DF-21D mà theo họ có thể tiêu diệt một hàng không mẫu hạm. DF-21D đặt trên xe di động nhưng cũng chỉ ở trên đất liền, và dù với tầm bắn xa 900 dặm được điều khiển chính xác không dễ dàng đánh trúng một mẫu hạm xa ngoài đại dương được bảo vệ bằng những hệ thống hệ thống phòng thủ của hạm đội.

Trung Quốc đang phát triển loại máy bay chiến đấu J-15 đặt căn cứ trên hàng không mẫu hạm. Tuy nhiên động cơ của J-15 được coi là yếu và khi cất cánh từ mẫu hạm Liêu Ninh trên đường băng uốn cong lên (ski-jump) không cớ hỗ trợ của máy phóng sẽ phải giới hạn số lượng vũ khí mang theo.
Với chiến lược chuyển trục về châu Á, Hoa Kỳ dự trù sẽ điều phối 60% lực lượng hải quân cho vùng Thái Bình Dương năm 2020 với khoảng 67 chiến hạm. Ít nhất 4 hải đội đặc nhiệm, mỗi hải đội tập trung quanh một hàng không mẫu hạm nguyên tử trong số 11 hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ, sẽ được luân phiên hoạt động thường trực ở Thái Bình Dương, hậu cứ chính tại Hawaii và Nhật Bản. Hải quân Trung Quốc sẽ còn rất lâu mới có thể là đối thủ ngang sức với hải quân Hoa Kỳ.

Quan trọng hơn hết, theo nhận định của các chuyên gia quân sự, Trung Quốc có thể có chiến hạm tân tiến nhưng thiều nhân sự đủ khả năng và kinh nghiệm để điều khiển các chiến hạm và hệ thống vũ khí. Ở thời hiện đại, Trung Quốc chưa từng có kinh nghiệm gì về hải chiến ở tầm cỡ lớn. Lịch sử lâu dài cũng đã cho thấy thủy quân Trung Quốc hai lần thua trên sông Bạch Đằng và xưa hơn nữa Bắc quân của Tào Tháo bị tan bởi  Đông Ngô – một trong các dân tộc Việt – ở sông Xích Bích, môt đoạn sông Dương Tử.

Tờ South China Morning Post ở Hong Kong cho biết trong một cuộc tập trận ở Biển Đông đầu mùa hè này,  hải quân  Trung Quốc đã phải gọi một số sĩ quan mãn dịch trở lại, do không đủ nhân sự có trình độ cần thiết. Ngoài ra người ta chưa thể nào đánh giá khả năng về chiến lược và chiến thuật của các cấp chỉ huy cao hơn trong sự điều động lực lượng  tham chiến.

Như thế nếu hải quân Trung Quốc có thể tạo nên sự đe dọa đáng ngại nào thì mới chỉ có thể là trong vùng Biển Đông và ở quy mô nhỏ. Nhưng Biển Đông là vùng biển gần đất liền, không nơi nào cách xa bờ quá 500 hải lý, nếu xảy ra xung đột ở đây, các chiến hạm khó làm chủ chiến trường khi phải đối phó với nhiều loại tàu nhỏ trang bị thủy lôi hay hỏa tiễn, chưa kể tàu ngầm, máy bay đặt căn cứ trên đất liền và hỏa tiễn phòng thủ duyên hải.

Tạp chí  The National Innterest số xuất bản tháng 8 nói rằng những quốc gia bị khó khăn tiềm tàng tình trạng tham nhũng, không bao giờ có đầy đủ ngân sách bền vững để phát triển về mọi mặt. Do đó Trung Quốc có thể tạo được thế mạnh đáng kể về mặt quân sự trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, Hoa Kỳ cũng như các nước láng giềng sẽ chưa có gì đáng sợ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét