khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Nịnh hót qua văn chương, ngữ học - Tác giả Ngưới Lính Già Oregon



1. Nịnh hót theo ngôn ngữ truyền thống:

Để nói về người, và việc, nịnh bợ, trong ngôn ngữ truyên thống, tiếng Việt có chữ thằng nịnh, và sự xu nịnh. Tiếng Anh có flatterer, flattery, và to flatter (bởi tiếng Anh Trung cổ, flateren, và tiếng Pháp cổ đại, flater, gốc germanique). Tiếng Pháp có flatteur, flatteuse, flatterie, và flatter (bởi tiếng francique của người Francs cổ, xuất phát từ chữ flat, hay plat, có nghĩa lòng bàn tay, tức ve vuốt ai bằng lòng bàn tay). Tiếng Latin là adulari, dẫn tới động từ to adulate trong Anh ngữ và aduler trong Pháp ngữ, đều cùng nghĩa nịnh hót. Tự nó, nịnh là hành động xấu (nịnh thần, nịnh đầm) vì thiếu thành thật, để đạt mục đích nào đó, như quyền lợi, chức tước, hoặc tình cảm. Cũng như “thằng ăn cắp / ăn cướp / ma cô”, người ta gọi “thằng nịnh”, chứ không bao giờ “ông nịnh”. Trong những truyện Nôm nước ta, các tác giả, chẳng hạn Nguyễn Đình Chiểu của Lục Vân Tiên, bày tỏ sự khinh ghét những thằng nịnh và khuyên ta nên xa lánh chúng. Vào thời phong kiến, vua chúa nào nghe lời xu nịnh của quần thần đều bị thân bại danh liệt, và ví dụ thì vô số trong lịch sử. Thi sĩ Latin Ovide viết trong Les Héroïdes (10 BC): “Ne vous laissez pas séduire par les mensonges de la flatterie” (Đừng để bị quyến rũ bởi những lời láo khoét của sự xu nịnh). Trong phần đầu Inferno (Địa ngục, viết năm 1300) của tuyệt phẩm La Divina Commedia, thi hào Ý Dante Alighieri (1265-1321) được thi hào Latin Virgile (70-19 BC, tác giả thiên anh hùng ca L’Énéide) dẫn xuống thăm chín tầng Địa ngục. Tầng chót giam những đứa lừa thầy phản bạn –tội nặng nhất. Tầng 8, áp chót, chia thành mười bờ hào bằng đá có cầu thông nhau (bolgia), được canh giữ bởi Gyreon, quái vật có cánh, ba đầu và ba thân mình dính với nhau, nhốt những thằng nịnh hót, cùng với những tên mang tội lừa đảo, gian dối, dụ dỗ, ngụy cố vấn, gây chia rẽ, tham nhũng, coi tử vi, phù thủy, tiên tri giả… Tiện nhân nghĩ thằng đại nịnh thần Tố Hữu, đã làm thơ khóc thương tên tội đồ quốc tế Staline còn hơn cha nó, chắc cũng quanh quẩn ở tầng thứ 8 này.

2) Nịnh hót trong tiếng lóng Anh và Pháp:

Tiện nhân muốn gộp chung vào tiếng lóng (slang / argot) tiếng bình dân (popular / populaire), hay thô tục (vulgar / vulgaire), của Anh và Pháp ngữ. Quả vậy, người ta thấy có nhiều từ ngữ thuộc ba loại này, mà không tự điển nào (dám) ghi ra, hay ghi ra hết. Để sử dụng nhuần nhuyễn, cần sống chung đụng lâu dài và nghe người bản xứ nói chuyện với nhau, hoặc với mình. Hoặc đọc những tác phẩm đương thời, chẳng hạn của Pháp, gồm những nhân vật trẻ sử dụng ngôn từ hiện đại, đặc biệt ngôn ngữ đường phố của một Céline hay một Boris Vian. Tới đây, xin mở ngoặc lớn: ngoài tiếng lóng, trong báo chí và tiểu thuyết của Pháp bây giờ, có những câu văn Pháp lai căng với nhiều tiếng Anh được chêm vào nguyên con, không ngoặc kép, mà người ta gọi là “franglais”, khiến những ông Hàn Lâm Viện Pháp đã phải cau mày, phẫn nộ. Một ví dụ: “C’est un appartement de grand standing, avec parking” (Đó là một căn phòng loại sang có bãi đậu xe). Những chữ score, match, stress, cash, playback, self-service v.v... được “vô tư” dùng, tự nhiên như người Hà Nội. Còn những chữ bình dân, tục tĩu, hay “bựa”, thì vô kể. Đó là lẽ tự nhiên. Vì ngôn ngữ, cũng như tư duy, quan niệm đạo đức, hay dòng sông, luôn thay đổi theo thời gian, biến hóa không ngừng, có thế xã hội mới tiến bộ, xin các ông Hàn Lâm Tây đừng quá lo lắng, mà tổn thọ.

Ngoài ngôn ngữ chính thống, tiện nhân được đọc (trên Net, từ hàng trăm lời bình phẩm tiêu cực của độc giả Mỹ về tin tức liên quan đến cậu Obozo hay mợ Hilly, chẳng hạn), nghe (và học, từ miệng của anh hàng xóm Mỹ vui tính, vốn là cựu Trung úy Marine ở Đà Nẵng) những tiếng lóng thô tục trong Anh ngữ về “thằng nịnh”, và việc “nịnh hót”. Đó là ass-kisser (kiss = hôn), ass-licker (lick = liếm).
Chữ ass có nhiều nghĩa: (a) đen kịt: mông (buns, bottoms), hậu môn (asshole, anus), (b) đen vừa: con lừa (c) hơi bóng: bộ phận sinh dục nói chung, (d) và bóng lộn: một thằng ngu, stupid, hay bozo (dunce, fool, cf nickname Obozo). Phần nào giống như chữ Pháp con (đọc là “kông”,có nghĩa âm đạo, vagin, và thằng ngu), đối lại với zizi (dương vật). Dĩ nhiên, trong nội dung ”nịnh hót” và đi với “hôn / liếm”, chữ ass được hiểu theo nghĩa (a) và (c), và được dùng với “tần suất” tối đa, giống các chữ fucking, damn, shit được gắn thường trực trên môi người Mỹ (kể cả học sinh) hay những chữ cul, con, foutre, merde của Tây. Riết rồi chúng mất đi nghĩa đen hay bóng, để trở thành những tán thán từ dùng để xả xú báp khi cần. Chẳng hạn chữ merde: ở Pháp, ai chưa một lần gọi tên “yêu dấu” của nó thì chưa phải là Tây (chính cống), cũng giống trong thành ngữ quen thuộc: “Không ăn đậu không phải là Mễ, không đi trễ không phải là Việt Nam”.

Pháp ngữ cũng có tiếng lóng đồng nghĩa nịnh hót với ass và ass-licker hay ass-kisser. Đó là cul và lèche-cul. Hoặc lèche-bottes (liếm giày). Hoặc đơn giản hơn, khỏi cần đi với cul, là lèche trống trơn, chỉ sự liếm, tức sự nịnh hót (“faire de la lèche”),vàlécheur, léchard, thằng liếm, tức thằng nịnh (vừa phải). Còn việc / thằng nịnh một cách dữ dội, hạ tiện (flatter bassement), như Tố Hữu, thì có chữ flagorner và bà con của nó: flagornerie (sự), flagorneur (người) hay, dơ dáy hơn, pompe-anus (bơm-hậu môn, trong Việt ngữ cũng có câu: “đút ống đu đủ vào đ. bơm lên mây xanh”). Tiếng Pháp không có chữ tương đương ass-kisser, được đồng hóa với ass-licker. Trường hợp phải dịch “kiss my ass”, tiếng Pháp có: “Va te faire foutre” (Piss off! Fuck off! Stuff it!). Nhưng thôi, bấy nhiêu ví dụ, tiện nhân tưởng cũng đủ rồi.

3. Còn trong tiếng Việt ta?

Phong phú lắm chứ, không thua Anh ngữ và Pháp ngữ. Vài cách nói bình dân để chỉ việc / thằng xu nịnh: “tay sai”, “gia nô”, “khuyển mã”, “bợ đít”, “bưng bô”. Tuy nhiên, tay sai và gia nô thì thường quá, và không hoàn toàn đúng nghĩa nịnh hót, vì tớ nịnh chủ là điều đương nhiên, có khi bắt buộc, mất tính tự nguyện, mà tự nguyện là một trong những điều kiện và sắc thái của nịnh hót. Khuyển mã thì trong Kiều đã có hai câu thơ rất đài các: Tái sinh chưa dứt hương thề / Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai. Chữ bưng bô diễn tả sự việc cụ thể, nhưng không hẳn là xu nịnh, mà còn hàm ý một hành động tốt, tích cực, vào thời buổi này: giúp đỡ người già yếu, bệnh tật, như con cái đối với cha mẹ, hoặc y tá làm việc trong các nhà dưỡng lão. Bợ đít vẽ ra hình ảnh sống động, đập vào mắt, nhưng không hấp dẫn bằng lèche-cul, hay ass-lick, và đôi khi thấy tội nghiệp nếu chẳng may bợ phải cặp mông nặng quá tải.

Nhìn trước nhìn sau, tiện nhân chỉ thấy chữ Nâng Bi (viết hoa để tăng thêm phần long trọng) là chính xác, hoàn hảo nhất, thanh lịch và “chất lượng” nhất. Nói chung, tuyệt vời. Trên cả tuyệt vời. Qua mặt cả lèche-cul của Tây và ass-lick của Mỹ. Tiện nhân sẽ đi một đường bình giải sau về chữ quốc hồn quốc túy tuyệt cú mèo này.

4. Nguồn gốc của Nâng Bi:

Bây giờ, xin phép đi tra cứu “lý lịch trích ngang trích dọc” và “hộ khẩu” của chữ Nâng Bi. Hỏi một ông láng giềng gốc Cầu Kè, Trà Vinh, ông lắc đầu: “Tụi tui là dân miệt dzường hổng có nói nưng bi. Lần đầu tui mới nghe đó đa. Chữ này có dzẻ dzăng minh lắm đa!”. Hỏi một anh bạn Bắc kỳ, anh hớn hở, như người trúng mánh: “Có, có, hồi còn bé, ở ngoài Bắc, tôi có nghe nói chữ này chứ, nhưng không biết do ai đặt.” Đúng thế, không biết ai là cha đẻ của nó, nhưng vào cuối thập niên 60, tiện nhân được nghe từ miệng của bạn bè nhà binh và thấy nó xuất hiện trên tờ báo Sống của Chu Tử, hay Con Ong của Thương Sinh (Duyên Anh) –tác giả của những bài đả kích đám “dân biểu gia nô của tông tông”.

Lên Net, tiện nhân được đọc bài của một nhà học giả thật giải thích rằng nâng bi là do chữ lobby (vận động hành lang quốc hội) của Mỹ. Không đúng. Vì ngoài âm bi, hai chữ này chẳng có dây mơ rễ má gì với nhau. Lobby chỉ một nhóm tư nhân không có mục đích nịnh hót ai, mà chỉ muốn đi đêm gây ảnh hưởng (influence) trên cơ quan lập pháp, về một đạo luật có lợi cho họ, để đổi lại một khoản đền ơn sòng phẳng nào đó. Nghĩa là một hình thức “hối lộ” kiểu Mỹ không hơn không kém, hợp pháp, công khai.

Một nhà nghiên cứu khác, có lẽ bị ám ảnh bởi chữ “bi”, đã không ngần ngại viết bài kể chuyện một anh cấp dưới chơi bi da với xếp lớn, cố thả cho xếp thắng bằng cách “nâng” các trái “bi” da cho ông ta. Nhưng “nâng” bằng cách nào? Chứng tỏ tác giả không rành chơi bi da, vì không ai nâng (như trong bóng chuyền, nâng banh cho đồng đội đập), nhưng cố tình đi đường cơ thế nào mà các trái bi được “gom / để / đặt” vào vị thế dễ dàng (như giò gà, hoặc sát lỗ) cho xếp thụt và ăn điểm ngon lành. Lại nữa, chơi bi da, xì phé, hay cờ tướng cốt để cho xếp mình thắng, trên thực tế chưa hẳn là nịnh hót, mà để lập công, lấy điểm –ba hành động khác biệt, độc lập với nhau...

Đi tìm trong kho tàng tục ngữ, ca dao VN, không thấy chữ Nâng Bi. Chỉ nghe trong ngôn ngữ dân gian, và qua những lần trà dư tửu hậu, rượu vào lời ra, câu nói sau đây liên quan đến nội dung nâng bi, mặc dù chứa đựng hình ảnh và hành vi rất khác nhau: “cầm c. cho chó đái” (nghe tục quá, nhưng cũng phải trích ra, xin lỗi quý vị, quý bạn, nhất là phái nữ). Nhân đó, tiện nhân lại nhớ đến câu chuyện ai kể lâu rồi. Một anh thư ký nọ mới được tuyển dụng, một hôm, thấy ông giám đốc đi vào toilet. Khi ông trở ra, anh đứng tại cửa văn phòng, cúi chào, và cất tiếng, xuýt xoa: “Dạ bẩm ngài giám đốc, ngài quá bận rộn, đa đoan công việc của sở cơ thế, mà ngài vẫn đích thân vào phòng vệ sinh để tiểu tiện ạ! Không ai bình dân hơn ngài ạ!”. Nịnh đến thế thì hết cỡ, Tố Hữu mà sống lại, chắc cũng phải khóc thét lên ạ!

5. Lời bàn Mao Tôn Cương về tuyệt ngữ Nâng Bi:

Trở lại chữ nâng bi và ý nghĩa, nội dung, hình thức toàn bích của nó. Bi ở đây là tiếng lóng cho (hai) quả tinh hoàn, còn gọi là ngọc hoàn, tức balls trong tiếng Anh và couilles hay roupes, roupettes của Pháp ngữ. Hai quả trứng này, hoặc, theo ngôn từ bình dân, hai trái lựu đạn (“trên răng dưới lựu đạn”), tức hai hòn bi (lớn, nhỏ còn tùy người đối diện), nếu lỡ bị đụng mạnh vào sẽ gây đau đớn tột cùng, tê tái, nhức nhối còn hơn bị bò đá –một “sự cố” mà bất cứ anh đàn ông nào, trong một lần nào đó trong đời, cũng đã kinh qua. Bởi thế các võ sĩ giác đấu (gladiator) La Mã phải giấu của nợ bằng một cái khố (giáp) kim loại. Bởi thế, mới có sự ví von: “đau như hoạn”. Bởi thế, mới có câu thơ của Xuân Diệu: Không gian như có dây tơ / Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu. Dĩ nhiên, ai cũng hiểu, trong câu thơ lãng mạn này, Xuân Diệu muốn ca tụng vẻ đẹp mỏng manh như tơ liễu của buổi chiều tà. Thấy hợp với đề tài, tiện nhân mạn phép mượn tạm để nhắc khéo quý ông (quý bà không có gì phải lo) về nỗi khổ thầm kín của đàn ông, mặc dù câu thơ chẳng dính líu gì đến bi, trứng hay lựu đạn.

Bởi mong manh, dễ vỡ, dễ đau, dễ thương như thế, bi mới phải được nâng chứ. Động từ này rất đắc địa, tuyệt chiêu. Khiến người ta nhớ thành ngữ: Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Hai chữ nâng và hứng, ở đây, có cùng nghĩa. Nhưng với bi, phải dùng nâng, không thể hứng, ngoại trừ Michael Jackson khi trình diễn thường hứng bi bằng một động tác tưởng tượng (mà có người gọi là “bốc bi”, sai và kém tao nhã) ném vào mặt khán giả? Bởi bi cũng là trứng, nên động từ nâng hàm ý một sự “tiếp cận”, tức “giao lưu”, tức cầm trực tiếp đối tượng (bi, trứng) trong lòng bàn tay êm ái. Ngoài ra, theo định nghĩa tổng quát, nâng có nghĩa đưa lên cao một chút (lift up / soulever). Một cách nhẹ nhàng, như trong câu thơ của Thế Lữ: Cười nâng tà áo đưa lên gió / Em bảo: Hoa kia khóc hộ người. Một cách trân trọng, như cử chỉ của Kim Trọng đưa đàn cho Thúy Kiều: Hiên sau treo sẵn cầm trăng / Vội vàng sinh đã tay nâng ngang mày.

Khi đi với bi, nâng trở thành nâng niu (to caress, to pamper, to fondle / caresser, dorloter, cajoler, choyer). Nâng bi, bởi thế, được dịch là to caress the balls / caresser les couilles. Nghĩa là cầm lấy, mân mó, nâng niu, vuốt ve hai hòn bi của đối-tượng-nịnh một cách cụ thể, đê mê, âu yếm, với bàn tay đủ năm ngón kiêu sa.

6. Trường hợp tên Đại sứ Đại Cà Chớn Mỹ tại Việt Nam:

Ted Osius, tức Ozizi, vì muốn bảo vệ job, chứ không phải vì lý tưởng lý tiếc gì ráo trọi, đang muối mặt nịnh hót cực kỳ và bẩn thỉu lũ Việt Cộng, phản bội những cựu chiến binh và tử sĩ đồng hương của hắn đã tham chiến tại VN, và các quân dân đồng minh VNCH, bằng cách vinh danh bọn lính VC đánh thuê cho Liên Xô và Tàu Cộng, gọi chúng là “anh hùng”, ngày 27/7 vừa qua tại Hà Nội. Trước đó, Ozizi đã từ chối đứng bên lá Cờ Vàng yêu quý, thiêng liêng, cao cả của Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Hải Ngoại. Nhận thấy không ai có thể bơm, thổi, liếm VC một cách đắc lực, điệu nghệ, “ấn tượng” bằng Ozizi, tiện nhân muốn dành riêng cho hắn ta cái tước hiệu nâng bi  – cực kỳ ấn tượng, cực kỳ vĩ đại, cực kỳ hoành tráng.

Trong cả hai nghĩa bóng và nghĩa đen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét