khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Năm con dê, nói chuyện ghen - Tác giả Phan Văn Song






Mừng Năm  Con Dê.

Jalousie, tiếng Tây ta nói, đấy là Ghen… » ( Lời Việt do dân chơi Sài gòn năm xưa phỏng dịch « tự do » …)

Năm Con Dê, năm Ông Thầy của Tình Yêu, và Những Tình Yêu. Năm mới, với những hứa hẹn mới, kính gởi đến quý độc giả tất cả những lời chúc an lành : Tình Tiền Tiếng Tăm Thân Thể Thân Thuộc. Để chuyện Dê và TìnhYêu thêm phần hấp dẫn, hãy cùng nghe bài hát Jalousie với nhịp tango đầy quyến rũ. Khi nói đến Tình Yêu, ta nghĩ đến say đắm, ta nghĩ ngay đến quyến rũ, nhưng ta cũng phải nghĩ đến Ghen, Ghen vì quá Yêu, Ghen vì «em là tất cả, em là tất cả của riêng tôi», Ghen để Xâm chiếm, Sở hữu.

Hay Ghen vì.. « Phải Ghen » thôi !

Nhớ mãi ! Bản Jalousie, tango nhịp nhàng, với những bước nhún nhẩy-les pas chaloupés 1 chậm, 2, 3, 4 nhanh…bước chưn kéo dài đúng điệu tango á-căn-đình-tango argentin,  1 chậm dài … 2, 3, 4 nhanh quay xuống bộ -  1…234 -  (khác với tango tàu-tango chinois, bước ngắn do dân chơi Sàigòn những năm 50/60 chế - cùng với valse chinoise để không quay chóng mặt như valse viennoise !).

Làm sao quên được bản Jalousie của tuổi trẻ ! Bản nhạc Tsigane bất hủ, văng vẳng, réo rắt, nhức nhối, tiếng các phong cầm lớn hay nhỏ (accordéon hay bandoléon) kéo dài dưới những ngón tay điêu luyện của những tay đàn các vũ trường Sàigòn Chợlớn ngày nào: Kim Sơn, Baccara, Ma Cabane, Tự Do , Mỹ Phụng .… như đưa chúng tôi trở về quá khứ của tuổi trẻ chúng ta, với những bước tango nhún nhẩy trên những sàn khiêu vũ của thành phố thân yêu những năm 60 hay 70 một thời đã qua ấy.

Thử nhớ lại những lời ca bằng tiếng Pháp của Điệp khúc-Refrain bài Jalousie :

« Mon est cœur est jaloux malgré moi – Tôi ghen vì tim không tự chủ  được…
Jaloux d’un regard vers un autre      - Ghen vì em nhìn ai đó
D’un mot qui soudain fait trembler ta voix – Ghen vì giọng em bổng xúc động
Jaloux d’un frisson qui glisse entre les doigts – Ghen vì tay em bổng rung động"

… Quý bạn nếu thích vào  You Tube thưởng thức để nhớ một thời bay bướm.







Năm con Dê, năm Ông Thầy, năm Số Đề 35, năm của Tình Yêu hay của Những Tình Yêu, chúng tôi xin đôi lời cùng quý vị về Ghen, Máu Ghen và… đánh Ghen.

1. Ghen, máu ghen :

Tánh Ghen, hay Máu Ghen  thường được người đời  gán thành  cái  tật của phái nữ  (cũng có vài thằng đàn ông bắt chước dở hơi, ghen theo, nhưng đàn ông ghen phần đông không phải vì yêu, mà vì tự ái, vì sợ bị mất của, hay bị làm hổn, bị xem thường mất mặt bầu cua…Cũng có kẻ xem Máu Ghen là một đức tánh, hãnh diện giới thiệu, « Vợ tôi nó ghen lắm ! », để khỏi nói « Vợ tôi nó yêu tôi lắm!» quá mắc cở. Và còn chơi  độc hơn, ca tụng  thành cái đức tánh, là «cái phải có của một đàn bà biết yêu chồng» :  yêu chồng phải « ghen để  giữ chồng » làm như đấy là một « lẽ phải- le nécessaire » ! Vậy thì: », là một sine que non, như câu kết trong bài thơ Ghen của nhà thơ Nguyễn Bính:

« Chỉ vì Ghen quá đấy mà thôi,
...Chỉ vì em là tất cả
Em là tất cả của riêng tôi »

Nhìn nhận như là một đặc tánh của đàn bà  « Ớt nào mà ớt chẳng cay » vậy !

Cụ Nguyễn Du nhà đại văn hào Ta đã tả cái ghen của Hoạn Thư, làm điển hình của cái máu ghen của phái nữ Á đông:

Làm cho nhìn chẳng được nhau
Làm cho đày đọa cất đầu chẳng lên
Làm cho trông thấy nhãn tiền
Cho người tham ván bán thuyền biết tay!

Thuê Thúy Kiều để làm người hầu rượu hai vợ chồng, để thăm dò phản ứng chồng quả là là hết ý, miễn bàn :

Vợ chồng chén tạc, chén thù,
Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi.
Bắt khoan, bắt nhặt đến lời,
Bắt quì tận mặt, bắt mời tận tay.

Đấy là Máu Ghen trong «Văn chương Việt Nam». Còn riêng về nhạc nếu bản Ghen Tây Phương Jalousie nổi tiếng vì nhịp Tango nhức nhối thì Ta cũng có một bản Tango tả cái Ghen cũng nổi tiếng một dạo ở các sàn nhày Sài gòn Chợ lớn. Áy là bản Lạnh lùng lời của Đinh Việt Lang. Mở đầu bằng hai câu trách hỏi :

Em nỡ lạnh lùng đến thế sao ?
Tim anh anh tan nát tự hôm nào”……
Sau đó đến tả cảnh: “Em giết tình anh nữa phải không ?
Em đem hờ hững vùi thương nhớ
Em giết tình anh trong lạnh lùng!...”

2. Đánh ghen : 

Cái Ghen ở xứ Ta là thế đây, tuy nghe thì rùng rợn, nhưng vẫn còn đầy văn chương dễ thương chữ nghĩa.

Cái Ghen, Máu Ghen là chuyện “hình như thường tình” trà dư tửu hậu bàn luận nói dóc, nhạo báng bạn bè, thường thường cùng “phe ăn vụng” với nhau, thằng chưa bị “đòn” thường chê thằng bị đòn.
Đánh ghen thường được phân làm hai loại:

Loại thứ nhứt, xin tạm đặt tên là “Công đồn”, nghĩa là wánh thẳng vào địch thủ. Đến nhà con nhỏ “wánh một trận”, “lột quần làm xấu nó” – dân Việt Nam ta thích “lột quần” địch thủ lắm.
Lâu lâu cũng có vài cảnh “tạt át-xít”  địch thủ: Nhớ  lại hồi những năm 60, ở Sàigòn, vụ cô vũ nữ Cẩm Nhung, bị vợ người tình đánh ghen, tạt át xít hủy hoại nhan sắc. Về sau có những lúc trên đường Lê Lợi đông người ta gặp một người đàn bà nhan sắc bị hủy hoại, đi ăn xin bằng cách biểu diển những bước tango trên vĩa hè đầy người qua lại: đấy là cô Cẩm Nhung, khuôn mặt bị tàn phá, nhưng thân thể vẫn cón mảnh mai, những bước nhảy vẫn còn đầy nghề nghiệp, biểu diễn tuyệt điệu, vì nghề của nàng là vũ nữ, chỉ vì lầm lở yêu mà phải tan nát đời hoa. Bà vợ kia, quá ghen, đã quá tay, có hối hận không? Nay đã giựt lại anh chồng cà chớn bay bướm, có tí nào động lòng day dứt đã phá hoại đời một người con gái không? Và anh đàn ông kia?  cũng lắm tội chớ ! Và hai vợ chồng có nghĩ cách giúp đỡ cô Cẩm Nhung không? Đúng lý ra, chàng đi ăn vụng cũng phải bị phạt, vì lỗi của chàng hào hoa “dê” cô vũ nữ. Người đời thường trách Thúy Kiều, có mấy ai trách chàng Thục Sinh?

Thời nay, có cái “mốt” mới, các cậu đi ăn vụng thường bị “cắt” thằng nhỏ, các bà vợ ngày nay lý luận : hổng ghét “con nhỏ” cũng hổng thèm ghét “thằng chả” bảo rằng chung quy cũng tại “mày” mà ra, “cắt mẹ mầy đi” cả nhà nhịn hết là yên "chiện" ! Báo chí Việt Nam thời nay lâu lâu đăng chuyện ấy. May lắm có nàng dễ thương, còn tí ti yêu chồng, vứt thùng rác! Thật hết ý, của quý mà đưa vô thùng rác? Hay có bà tuy ghen nhưng vẫn còn “yêu hay tiếc cú đời chút chút” nên “vứt “đâu đó”, cho hàng xóm lượm được đem tới nhà thương vá lại. Nghe nói bây giờ y học thượng thừa, cắt ra, nối lại hoạt động như thường. Nhưng cũng có nàng hoặc quá tàn nhẫn, hoặc quá lo xa, sợ rằng vá lại, sau khi tân trang máy chạy tốt hơn, nên, nếu ở quê mình thì liệng vô chuồng heo cho heo ăn, hay vứt xuống ao cho cá rỉa, còn ở Mỹ thì sẳn có bồn rửa chén, có cái máy xay rác, vụt “thằng nhỏ cưng” vào máy xay, bấm nút, xã nước. Xong đời anh chồng lạng quạng, từ nay biến thành, theo quan niệm xưa là “woạn wuan” hay nói theo kiểu nhà binh phe ta là “thiếu wuý muôn năm”. Nói theo phe ta Nam kỳ là “thiếu úy” hay “thiếu quý” gì cũng “thiếu wúy” cả ! Nghe nói ngành khoa học Nhựt bổn tiên tiến sắp ra một thằng nhỏ giả “rô bốt”, xài mệt nghỉ, làm việc 24 trên 24. Thời tuổi trẻ, đêm bảy ngày ba, ngày nay rô bốt sẽ không cần rượu thuốc Minh Mạng nữa líp ba ga. Nhưng cái cách nầy là cách đánh của nhóm Đả Viện sắp sửa trình bày tiếp theo.

Ghen thuộc loại thứ 2, loại “Đả Viện” (viện đây là viện lý, viện cớ… vì cái toán nhảy dù đi ăn vụng nầy ưa viện đủ chuyện để “đi ăn vụng”, nào là “trực đêm” nếu là công chức, nào là ,”cấm trại”, trước 75 dân kaki Sài gòn tỷ số cấm trại rất cao. Hể VC pháo kích, là phải cấm trại, càng pháo, càng cấm trại. Tư chức thì viện cớ công tác, họp khuya, kẹt thiết quân luật, ngủ lại sở.

Đả Viện là wánh ngay của quý - bảo vật của gia đình, tây gọi là bijou de famille, của thằng già dịch, ba mấy đứa nhỏ. Mặc cho “Nhà tôi có cây đa che chở mái ấm gia đình” Nhưng lạng quạng, tui “chặt cây đa”.

3. Tây Thầy Ta:
 
Nói về cái ghen của Ta, cũng nên nói đến cái Ghen của phụ nữ Tây phương. Ngày nay, chuyện Ghen, và cũng chuyện thời sự của xứ Pháp, nơi chúng tôi cư ngụ, phải nói đến bà Valérie Trierweiler.
Bà thuộc về loại 2, loại Đả Viện, bà Valérie Trierweiler, cựu « bạn gái » của Tổng Thống Pháp đương thời François Hollande. Sau khi cướp được chánh quyền, hốt người tình của bà Ségolène Royal, người tình cũ và sau 7 năm chung sống, và nhứt là sau khi ông Hollande đắc cử Tổng Thống, bà dựa hơi ông Tổng Thống, cho mình là đệ nhứt phu nhơn. Bà tưởng bà ngon, thời cơ đã đến rồi, nên bả ồn ào xí xọn, kiếm chuyện, sai bảo, ra lệnh ra lạc các quan lớn  của Triều đình và của Đảng của ông Tổng Thống đã đành!  Bả còn đặc biệt kiếm chuyện, hết kênh xì po, đến ghen tương (ngược) với bà tình cũ của Tổng Hollande, dù Bà nầy, tuy dung nhan đã phai, tình đã cũ, nhưng cũng đã có 29 năm gắn bó, sống chung chia sẻ, 29 năm tình chiến hữu, 29 năm tình đồng chí, 29 năm chung lưng đối cật trầy vi tróc vẩy lăn lộn trong chánh trường với nhau, và nhứt là bà là mẹ của “mấy đứa”, mẹ của bốn người con của Tổng Thống. Ông Hollande là một nhơn vật chánh trị, tướng mạo có vẽ lù khù, nhịn nhục, nhưng thật sự là một anh rất cứng đầu, ù lì, giỏi chịu đựng. Cũng là một tay chịu chơi và rất tân thời, ông theo phái “không lấy vợ”- nghĩa là không làm đám cưới – chỉ xin keo, nghéo tay sống chung, đến ngày nào, nếu «đã quyết không mong sum họp mãi, bận lòng chi nữa lúc chia phôi » (Thế Lữ).

Và anh chàng Tổng Thống tương lai chịu chơi  nầy đã sống cặp với cô bạn đồng môn đồng khóa trường ENA – École Nationale d’Administration - Quốc Gia Hành Chánh Pháp, Ségolène Royal, cặp từ ngày hai đứa mới ra trường đến gần 30 năm nay, có 4 mặt con với nhau – khen chàng nhưng cũng phải khen nàng. Sau khi ra trường,  hai người cùng tham gia chánh trường, bà Royal đã có lúc làm Tổng Trưởng, Chủ tịch Hội Đồng Vùng, và năm 2007 ứng cử Tông Thống tranh tài với Nicolas Sarkozy ; còn ông, ông tà tà giữ Đảng Xã hội, ôm chức vụ Tổng Thư ký Đảng Xã Hội Pháp trong vòng 9 năm.   

Trở về chuyện bà Valérie Trierwieller, bà dan díu với ông Hollande trong vòng 7 năm. 7 năm bà làm khổ bà Royal, 7 năm bà làm nhức đầu các bạn bè, đệ tử, cán bộ Đảng Xã hội ! Khi ông Hollande đắc cử Tổng Thống, bả tưởng rằng cờ  đã tới tay rồi, bà làm tới. Hollande, vì yêu, hay vì «cả nể»  yếu gối, nuông chiều bả, dắt bả đi tham dự những chuyến du hành ngoại giao, trong khi bà chẳng có chức vụ gì, (ngoài chức người tình Tổng Thống,…) Được voi bả đòi tiên,  bả làm tới, bà đòi phải có môt văn phòng, bà đòi phải có hầu cận, thư ký riêng, bả xía vào chuyện công, bà xía vào chuyện chánh trị quốc gia, và bả tấn công Bà Royal.  Khổ cho bà, trong Luật lệ ngoại giao Pháp, trong  Hiến Pháp của Pháp, không có chức vụ Đệ Nhứt Phu Nhơn, người vợ ông Tổng Thống chỉ là Vợ ông Tổng Thống thôi ! Khi ông Tổng Thống tiếp tân ai, bà chỉ là người phụ chồng thôi.  (Người Việt Nam mình cũng vậy ưa lầm lẫn chức vụ bằng cấp chồng với người vợ. Lúc trẻ chúng tôi, người viết, có một thời gian làm việc cho một Ngân hàng tư nhơn Việt Nam. Một hôm, có một nhơn viên gọi tôi : « Ông Giám đốc ! có Bà Tổng (Chồng bả  vừa là Tổng Giám Đốc, vừa là ông chủ, vì cổ đông nhiều, của hảng chúng tôi) biểu ông Giám đốc làm … ». Tôi bèn trả lời ngay với cô nhơn viên rằng : « Cô hãy hỏi dùm bà Vợ ông Tổng, có phải đó là lệnh của ông Tổng, thì tôi làm ! ». Người đời thường gọi vợ Bác sĩ, vợ Luật sư là bà Bác sĩ  bà Luật sư là sai. Thật sự các bà ấy chỉ là vợ Bác sĩ, vợ Luật sư,  không chuyên nghiệp chuyên nghề gì cả ! Hỏi thuốc, hỏi luật các bà ấy thì chỉ từ chết đến bị thương thôi ! )
 Bà Trierwieller, khôn nhưng không ngoan ! Sau 7 năm khoái lạc, bà tưởng bà trị vì mãi mãi, bả có ngờ đâu ông Hollande lại vui duyên mới. Bà quên rằng ngày xưa, ông đã bỏ bà Royal mẹ các đứa nhỏ để theo bà, chỉ vì bả trẻ hơn. Người tình mới của Tổng Thống, cô đào tài tử cinê Julie Gayet, trẻ tuổi (42 tuổi, sanh năm 1972) hơn bà (sanh năm 65), cũng như bà trẻ hơn bà Royal (sanh năm 1953). Dê già Hollande (sanh năm 1954) thích gặm cỏ non. Âu đó cũng là  thói thường của đám nam nhi mình.
Bà quên  so sánh, 7 năm về trước bả cũng 42 tuổi, cùng tuổi với cô Gayet ngày nay. Chúng ta phải nhìn nhận ít ra lão Hollande không thay đổi ý kiến, thay đổi gu-goût.
 
Thế là bà nổi quạu, thế là bà đòi tự tử, « tố phé » ông Tổng Thống. Bị dồn quá, Ông Tổng Thống cho bà « de, ô-rờ-lui, về vườn ». Cái hay của cái « không cưới nhau » là «ô-rờ-lui gọn gàng», không ra toà ly dị, chia gia tài, nhức đầu, tốn của, tử tế thì ta chia gia tài, ta cho của, có con, thì ta phụ nuôi, ta phụ nấng, cùng nhau phụ dưỡng, cùng nhau phụ dục; không tử tế thì

« Em đường em, tui đường tui,
Tình nghĩa đôi ta nó túi thui ! …» ( Thế Lữ).

Dĩ nhiên, thiển nghĩ, chắc Ngài Tổng Thổng cũng có tí ti bồi thường thiệt hại. Thế nhưng, nàng âm thầm trả miếng. Vì một tục ngữ tây phương đã dạy «Trả thù như cơm nguội, ăn nguội mới ngon - La vengeance est un plat qui se mange froid –Revenge is a dish best savoured cold.» nên bà im tiếng một thời gian, Sau đó bả bất ngờ, ra một cuốn sách, tựa đề « Cám ơn thời hạnh phúc ấy – Merci pour ce bon moment » kể  «câu chuyện thất tình» và «wánh ông Tổng Thống người yêu cũ», nàng kể chuyện tình ái giữa bà và ông Tông Thống, luôn tiện bả «tố cáo» tất cả tánh xấu ổng, có hay hổng có, và bả nói xấu ổng tuốt. Trước để trả thù,  wánh cú  «xí mứn» ổng Tổng Thống «sập tiệm», giúp vui thiên hạ, sau tiện thể làm ăn  kiếm «tí tiền huê hồng» may ra phát tài, giàu có.

Tại Pháp cuốn sách nầy bà bán rất chạy, nhờ số độc giả lắm tánh hiếu kỳ, mua đâu cũng dzậy, mua đây em nhờ, mua sách Cung oán Ngâm Khúc tân thời, xem bà

«Trải vách quế gió vàng hiu hắt,
 Mãnh vũ y lạnh ngắt như đồng ...» (Ôn Như Hầu)

Và cứ thế, nhứt cử lưỡng tiện, trước mua vui «(cũng được) một vài trồng canh», tò mò xem chuyện tình chàng Tổng Thống, chăn gối ra sao? thâm cung bí sử, và sau đó làm nghĩa, giúp cho nàng tí tiền huê hồng nuôi con. Bởi vì « đờ bui-depuis, Tổng Thống bạt tia-partir, nàng phải « la nui-la nuit trằn trọc lơ li-le lit một mình » !

Độc giả mua, nếu là đàn bà, âu cùng phái nữ ủng hộ nhau, chia sẻ giới tánh ; người  ghét nàng  thì xem thử xem con mẹ « cướp chồng người nay bị tình phụ » than oán ra sao? kẻ thương nàng, thì nếu đồng cảnh ngộ, thì chia sẻ đau thương, nếu không đồng cảnh ngộ, thì tò mò xem cái  « bị tình phụ »  thật tình đau ra sao?  Còn nếu độc giả là là đàn ông thì mua đọc để lấy kinh nghiệm « đau thương », xem cái « dê xồm gặp nạn» của  ông Tổng Thống có khác gì thứ dân không?

Và cuối cùng để kết luận, bài học nhớ đời : với đàn bà, đàn ông ta là phái yếu, thò tay ký giao kèo, bút sa gà chết, cưới cũng chết, không ký giao kèo, thì cũng chết nhăn răng ! Bài học phải nhớ là «hãy bỏ cái nghề ăn vụng đi! ». Từ nay thời đại mới, nam nữ bình quyền, đám cưới ký tên,  « thề non hẹn biển, yêu em suốt đời », bút sa gà chết, thua thiệt đã đành. Đằng nầy, hổng đám cưới, hổng ký tên, chỉ đem về nhà, cho ở chung, nuôi cơm ăn, may áo mặc. Thế mà  khi cơm không còn lành, canh không còn ngọt nữa, giải quyết  lạng quạng cũng bỏ mạng tại sa trường, làm nhỏ chết nhỏ, làm lớn chết lớn, có khi làm phế nhơn !

Bài học của ông Tổng Thống Hollande từ đây nhớ đời !...

Sách bán rất chạy ! Riêng ở Pháp thôi, chỉ với một cuốn thôi, mới ba tháng đầu, mà bán sơ sơ đã 600,000 cuốn rồi  - và bả sắp có khoảng 1 triệu € tiền huê hồng  (Thử so sánh với Trần Đĩnh, cũng viết sách « thất tình Hồ Chí Minh » viết đến 2 tập « Đèn Cù », dài thòng thọt, kể bao nhiêu chuyện, cũng thâm cung cũng bí sử, nhưng chỉ in và hy vọng ráng lắm, bán được  4000 cuốn thôi. Dân số xứ Pháp chỉ có 60 triệu người, bằng 3/4 tổng số dân Việt ta ! Như vậy cứ 100 người Pháp mới có một người mua sách đọc !còn ta ? Nghĩ tội cho người mình và thương thay cho 4 ngàn năm văn hóa ! ) Đấy là chưa kể từ nay, sách bà Trierweller sẽ được dịch ra đủ thứ tiếng trong ấy có cả tiếng Việt ta nữa ! Nàng Valérie Trerwieller chỉ (bỏ vốn) tốn 7 năm bị người tình hành lạc vất vả, cộng với vài tháng đau thương-thất tình, nay biến thành triệu phú, thât tốt số!  Đúng luật giang hồ nàng phải cám ơn ông Tổng Thống đã tặng nàng phương tiện ấy! … 

Nhưng Ngài Tổng Thống vẫn không tởn, Ngài đang từ từ chánh thức hóa mối tình với nàng tài tử cinê Julie Gayet. Tuần qua nàng được phép tuyên bố với báo chí: «Tôi nay là hôn thê của Tổng Thống-je suis la fiancée du Président».

Bái phục ông Tổng Thống !  Năm xưa, chúng tôi đã ngán càn ông Tổng Thống trước Nicolas Zarkozy ! Nhưng Sarkozy, coi dzậy mà còn yếu bóng vía. Ông đúng là  « dzua » làm đám cưới! Sau khi ông bị bà vợ Cécilia bỏ ông, phụ ông, chê chức Đệ Nhứt Phu Nhơn, đi lấy người khác, ông mới bèn đi tìm cô tài tử Carla, và cưới cô ấy. Đằng nầy Ngài Hollande, ngon hơn, không cưới ai cả. Chỉ đem về  ở chung thôi! Giống như các Vua Nhà Nguyễn của ta khi xưa vậy! không có Hoàng Hậu! Tây bắt chước ta đấy!  Vua Bảo Đại  bị Tây thuộc địa ăn hiếp mới lập  Nam Phương Hoàng Hậu. Thật là Ta thầy Tây!

4. Ta thầy Tây :

Công đồn : Lột quần

Nhớ năm xưa nơi quê nhà, người Việt ta có lắm tài. Chúng tôi có một anh đồng nghiệp BGI. Chức vụ là Chánh sở Nhơn Viên cho Nha Thương Mãi, nói tóm lại anh phụ tá tôi về nhơn viên. Anh có cái biệt tài anh có tất cả là 6 bà vợ, thứ hai, đến thứ sáu anh ngủ nhà các bà « nhỏ ». Cuối tuần anh về Tổng hành Dinh, nhà bà « lớn ». Chúng tôi thuộc hàng xếp lớn, nên được anh mời ăn cơm và giới thiệu gia đình, nhà bà lớn. Các xếp Tây trong hảng cũng vậy, nên các xếp Tây không ai biết chuyến đấy hết. Chuyện anh xếp nhơn viên thương mãi có  6 bà chỉ có nhơn viên người địa phương : việt, chàm, ấn độ, tàu, pakistanais, yémenite  và Tây sanh đẻ ở Việt Nam, biết thôi – vì BGI ở Sài gòn Chợ lớn là một hảng rất quốc tế của như  Sài gòn Việt Nam lúc bấy giờ, và ngôn ngữ làm việc là tiếng Pháp. Một hôm không biết anh nổi hứng sao, anh xin nhà do Hảng cung cấp trong cư xá. Với chức vụ trưởng sở, anh có quyền có nhà ở cư xá. Trường hợp không thích, thì có phụ cấp nhà cửa. Anh vào cư xá, thì mất tiền phụ cấp thế thôi ! Tôi bát đơn xin của anh, vì trường hợp hiện nay tuy anh không có nhà, nhưng suốt tuần, các bà nhỏ thay nhau lo cho anh. Chỉ có cuối tuần anh về bà lớn. Bây giờ anh vào cư xá, vậy anh ở với ai ? Anh lạng quạnh ở một mình ở cư xá, giao du bậy bạ, cư xá sẽ náo lên, tôi trách nhiệm. Anh không bằng lòng cách giải quyết của tôi nói, anh bèn lên gặp xếp lớn, ông Phó Tổng Giám đốc. Xếp Tây thật thà, kêu tôi lên, quạt tôi, mặc tôi trình bày, ra lệnh tôi phải phát nhà cho ông Xếp nhơn viên của tôi. Đầu năm 74, các nhơn viên xa xứ gốc Pháp bớt nhiều, nên hoàn cảnh nhà cửa khá thoải mái. Anh chánh sở Nhơn viên có nhà, vào cư xá ở. Một chiều thứ bảy, chúng tôi đang cùng ông Phó Tổng Giám đốc đang nhậu trên lầu thượng nhà ổng, đường Thi Sách. Tôi đang cùng ông tì lan can ngó về hướng đường Thái Lập Thành và đấu láo. Chiều thứ bảy trời bắt đầu mát, bổng tôi thấy bà cả của ông Xếp Nhơn viên cùng với bốn người con tuổi cở 14/ 15, nam nữ, tay cầm gậy, vượt qua đường Hai Bà Trưng. Cư xá nhơn viên nằm góc Thái Lập Thành/Thi Sách, trước mặt các kho đông lạnh. Ông Phó Tổng khều tôi và chỉ về hướng các cửa kho nằm sau Bộ Tư lệnh Hải quân. Có hai bà nhỏ cũng với hai bầy con cũng đang tiến về cư xá. Và bên kia đường Thi Sách cũng phục sẳn một bà nữa với hai đứa con nhỏ cở 9/10 tuổi. Ông phó hỏi tôi : «  Toa có biết mặt các vợ nhỏ  của Xếp Nhơn viên không ? » Tôi trả lời không, và tôi hỏi lại « Hóa ra ông biết gia cảnh của lão nầy » Jean, ông Phó nay là bạn thân với tôi, nhưng lúc ấy tụi nầy đã tutoyer-mầy tao với nhau rồi, bèn trả lời :  « Toa nên nhớ là tao là dân Hà nội, lớn lên ở Hà nội » – Jean là dân Albert Sarrault Hà nôi – «  tao thuộc bài dân Việt như mầy, tao nghe được thợ thuyền nhơn viên nói chuyện với nhau »  Thật vậy, Jean nói được tiếng Việt đọc được chữ Hán. Trong lúc ấy, bốn toán quân đang tiến dần vào cư xá. Từ cao tôi nhìn thấy Xếp nhơn viên đèo một cô nữ sau xe Vespa và phóng ra cửa Thái Lập Thành. Cư xá chỉ có một cửa, tuy rộng nhưng, bị giàn quân bà lớn cản cửa. Chàng đành thắng xe dựng xe, và nạp cô nàng cho binh đoàn số 1, số 2 nhào tới, rồi số 3, số 4. Trên vĩa hè Thái lập Thành, nhơn viên, vợ con nhơn viên đứng vòng xa quay quanh xem bốn bà « lột truổng « cô bé ». Cô bé đầu tóc rối bù, ngồi thu nhỏ, bó gối, che ngực, nhưng mông lưng để hở lỏa lồ nghe bốn bà danh nghiến chưởi rủa. Còn Xếp nhơn viên, hổng thấy, biệt tích, cao bay xa chạy. Ông Phó vơ vội cái khăn lông lớn lót cái ghế nằm phơi nắng, giao cho tôi. Tôi chạy vội xuống lầu, tiến lên, vượt vòng vây, trùm cái khăn che thân thể và giải tán các người xem. Can gián bốn bà xong, tôi khuyên mọi người về và xin bà con nào làm phước, tặng cho cô em một cái áo, một cái quần để về nhà. Về sau điều tra ra, cô bé ấy là nhơn viên hảng làm sờ Tôm đông lạnh. Để tránh lão già dịch, tôi đổi cô qua làm kho la-ve bên Bến Vân đồn. Xếp nhơn viên từ nay trở về chương trình cũ, sáu ngày bà nhỏ, cuối tuần bà lớn. Căn nhà cư xá để cho cậu con trai lớn cùng cô gái lớn ở để đi học gần trường.

Chuyện thứ hai, xin kể để hầu vui quý vị để nói đến cái tài tình của các bà vợ Việt Nam, thính tai thính mủi. Chuyện rằng, cuồi năm 1973, tôi còn Trưởng sở Sở Nước Đá hảng BGI, mở cửa mỗi hừng sáng sau tan giờ thiết quân luật  cở 5 giờ. Thay đổi  mỗi ngày một hảng, tôi có mặt mở cửa ngày chẳn hảng Hai bà Trưng, ngày lẻ hảng Chợ Quán. Hôm ấy, một sáng Chủ Nhựt, tôi ở Chợ quán, mở cửa xong tôi làm việc ở đó chừng độ hai tiếng, xong ghé một quán hủ tiếu uống cà phê ăn sáng, trước khi qua hảng kia. Văn phòng tôi ở Hai Bà Trưng. Hảng nước Đá đóng cửa cở 2 giờ chiều. Cở 4 giờ tôi cũng về. Hảng nước Đá làm không có ngày nghỉ 365 ngày Hảng mở cửa đủ 365 ngày. Nhơn viên thay phiên nghỉ tuần, nghỉ năm nghỉ tháng. Tết ta, Nô ên, Tết tây gì cũng làm ráo. Hôm ấy, đang cà phê hủ tiếu bổng gặp một anh Thiếu tá Cảnh sát bạn, tôi mời anh ăn sáng, nói dóc. Xong chia tay. Ghé Hai Bà Trưng, xem xét sơ tí công việc khoảng 10 giờ tôi về nhà rước vợ tôi và đưa về chợ An đông chở ông cụ bà đi lễ Nhà Thờ. –ông bà cụ thích đi Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng. Nếu có dịp, tôi chiều hai ông bà, vợ chồng tôi đưa ông bà đi lễ ở Kỳ Đồng. Bình thường Ông cụ bà Cụ và các em tôi đi lễ Nhà thờ Ngã Sáu với Cha Nho, còn chúng tôi đạo Tin lành chúng tôi đi Nhà thờ Tin lành đường Mạc Đỉnh Chi nằm bên hôngTòa Đại sứ Mỹ. Hôm chúa Nhựt ấy, chúng tôi, cả đại gia đình đi lễ Nhà Thờ Kỳ Đồng. Sau buổi lễ tôi tình cờ gặp gia đình anh bạn Thiếu tá Cảnh sát vừa cùng anh ăn sáng hồi sáng. Không thấy anh cùng đi lễ với vợ con, sau khi chào thăm hỏi, tôi buộc miệng nói « Hôm nay có duyên quá, cũng vừa gặp anh đi tuần sáng nay ở gần Hảng nước Đá Chợ quán đây, hai đứa mới ăn sáng chung. Giờ gặp cả gia đình quý hóa quá, cám ơn Chúa ! ». Chỉ có thế thôi ! Hai tuần sau, anh bạn Thiếu tá đến thăm tôi ở  Văn Phòng Hai Bà Trưng và giận dữ rầy tôi. « Toa nói gì với bà xã mỏa mà bà vô Chợ Quán, vào đúng nhà con nhỏ, wánh và « lột quần nó ». Tôi bèn đính chánh, kể lại chỉ nói gặp anh ở Chợ Quán hai thằng cà phê hủ tiếu với nhau thôi. Vả lại moa đâu biết, tưởng toa thất sự « đi hành quân » ở Chợ Quán ! Phải chi toa signal, nói thật moa sẽ im miệng đằng nầy moa tưởng toa đi « hành quân thật ». Đáng phục các bà ! Sherlock Holmes không bằng.

Đả Viện : cũng lột quần

Đã nói lột quần là cái nghề của các bà phe ta. Nếu Valérie Treirweller viết đề hạ bệ Tổng Thống Hollande thân bại danh liệt, thì Việt Nam ta cũng có một «  bà chị », nay kể lại, chúng ta phải giở mũ chào bà chị mới được ! Chỉ đánh một cú, ông chồng Đại tá, chẳng những thân bại danh liệt mà còn Đại tá muôn năm luôn. « Ai lên tướng mặc ai, ta Đại tá muôn năm ». Chuyện kể rằng. Ở Sài gòn dạo nọ. Một vị Đại Tá đàn anh trong một binh chủng oai hùng. Đại tá máy bay, đánh giặc giỏi, nhảy đầm hay, hát hay, nói giỏi, dân Hà nội thứ thiệt, tương lai xán lạn. Đang làm to, có tên sắp lên hàng Tướng Lãnh. Thời ấy, còn khó lắm. Đại tá đếm đầu ngón tay, Tướng lãnh càng hiếm nữa. Đại tá hào hoa, dĩ nhiên là lắm đào. Và phu nhơn dĩ nhiên là phải ghen thôi. Vì Ghen là Yêu chàng !  Ghen là cái phải có thôi. Một hôm sáng Thứ hai, thuở ấy có cú chào cờ. Giữa cột cờ, đến giờ sắp sửa Chào cờ. Bổng nhiên phu nhơn Đại Tá hiện ra, trời trong mây tạnh nhưng nàng mặc một cái áo mưa. Đến ngay chơn cột cờ, nàng lột áo mưa ra, trần truồng như nhộng. Nàng vừa ưởn người ra, vừa vỗ bèm bẹm vào dưới bụng, hỏi to : « nầy các anh em, nầy các binh sĩ, nhìn xem mình bà, nhìn cái… của bà có bằng cái… của con đ… kia không ? Này ông Đại Tá của tui … ơi ! ông xem lại cái … của tôi, xem cái… con đ… kia có hơn tôi không ? ». Chuyện về sau khỏi kể. Vì  Đại Tá ấy  không biết có lãnh củ nào không ?nhưng cái lon muôn năm đến ngày phe ta tan hàng.

Câu chuyện Năm Dê đến đây tạm ngưng. Chuyện Tây chuyện Ta đầy đủ.

Kính chúc quý vị một năm an lành.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét