khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Tự Trị Bệnh Đau Thần Kinh Toạ -- Tác giả Sao Nam Trần ngọc Bình



Sau khi xoa mấy cái đốt sống ở cổ và lựa thế vặn cái cổ kêu đánh rốp một cái bà chiropractor cho biết như thế là việc điều trị đã xong và tôi có thể ra về, khi nào đau quá, cho Bà hay và Bà ấy sẽ tính tiếp.

Không để Bà ấy tính tiếp vì tôi vẫn đi bộ mỗi sáng lối một giờ để cho máu huyết lưu thông trong các vi ti huyết quản ở gần cổ chân theo như một bài báo trên internet. Theo bài này thì "ngưởi già đôi chân già trước" nên muốn sống khỏe mạnh, ít bịnh tật thì người có tuổi phải đi bộ ít nhất là 30 phút và tối đa là 60 phút mỗi ngày. Nhờ tôi tập đi bộ mỗi ngày nên khi bị bịnh ĐTKT (Đau Thần Kinh Tọa) nên việc đi bộ đã thành thói quen lại vô tình phù hợp với chỉ dẫn là đi bộ để trị bịnh ĐTKT!

Trước khi bị bịnh ĐTKT thì tôi vẫn thường đi bộ mỗi ngày 1 giờ. Sau khi bị bịnh ĐTKT khi tôi bước chân để đi thì cái chân bên phải cứ nổi loạn và không chịu cất bước nhưng tôi không chịu đầu hàng và cắn răng chịu cái đau chạy từ gót chân lên tới đinh đầu và tôi bắt cái chân phải phải theo ý tôi.Thế là cái đau từng bước một phải đầu hàng, phải chịu thua và giảm dần từ 10 xuống 9, rồi 8, rồi 7 v... v..., theo mỗi bước chân, nếu lấy con số từ 1 tới 10 để đo độ giảm đau này và đến phút thứ 30 thì tôi cảm thấy mỗi bước đi của tôi trở nên bình thường y như trước, y như là tôi được lên Thiên Đàng vậy, nếu Thiên Đàng có thật trên cõi Nhân Gian đầy Bịnh và Tật này.

Khỏang nửa tháng sau khi ngưng tới Phòng Mạch thì tôi nhận được hồ sơ bịnh. Mở ra thì bà Chiropractor phê là tôi bị bịnh Đau Thần Kinh Tọa. Đọc mấy chữ này thì tôi mừng hết lớn vì như thế thì bịnh trạng của tôi không đến nỗi nào tôi có thể tự chữa được, bằng cách làm sao cho mấy đốt sống ở cổ dãn ra là tôi hết bịnh.

Khi gõ vào trang Google để tìm hiểu xem tại sao tôi lại bị bịnh Đau Thần Kinh Tọa (ĐTKT) này thì tôi mới biết là bịnh ĐTKT có 4 nguyên nhân chính theo như tôi hiểu là nặng như sau:

- Đốt sống nơi ngang thắt lưng bị hẹp lại

- Sự thoái hóa của đĩa đệm nơi cột sống

- Đĩa đệm cột sống bị trượt đè lên đĩa khác

- Khi có thai

Về cách trị bịnh ĐTKT thì trong trang web chữ Anh của Google cũng có nói đi bộ còn trong trang web chữ Việt thì không thấy đề cập tới cách đi bộ để chữa bịnh ĐTKT!

Một nguyên nhân khác khiến gây ra bịnh ĐTKT là do ngủ trên cái nệm mềm. Đây là nguyên nhân căn bịnh của tôi! Như vậy bịnh của tôi thuộc loại nhẹ và không cần phải đi làm CAT scan hay MRI như những bịnh nhân bị nặng.

Sau khi biết bịnh tình của tôi so với mấy nguyên nhân chính trên thì tôi giảm được mối lo canh cánh trong tâm.

Hàng ngày mỗi sáng tôi vẫn quỳ hai đầu gối trên sàn nhà, hai đầu gối cách nhau vừa phải, và tập thở bốn thời theo Yoga bằng cách ngửa cái cổ ra đằng sau rồi từ từ hít vào cho đến khi cái cổ không còn ngửa ra đằng sau được nữa thì từ từ cúi đầu ra đằng trước và từ từ thở ra, như đã được chỉ rõ trong cuốn "Phương Pháp Dưỡng Sinh của bác sĩ Nguyễn văn Hửởng và Huỳnh uyển Liên.

Nếu các bạn ra thư viện ở thành phố mình cư ngụ thì thế nào cũng mượn được quyển "The Fountain of Youth" của tác giả lPeter Kelder. Thế tập này là "thức thứ 3" trong cuốn này. Cuốn này ở Việt Nam đã dịch ra là "Suối Nguồn Tươi Trẻ", chỉ tiếc là cuốn này không chỉ rõ cách thở 4 thời. (*)

Theo như suy luận của tôi với động tác này thì tự nhiên cái đoạn cong của đốt xương sống ở cổ sẽ hết bị kẹt và sẽ thẳng ra như cũ.

Chả thế mà sau hai tháng tập luyện chuyên cần tôi đã có thể đi lại bình thường không còn bị cái đau buốt lên tận óc hành hạ nữa.

Theo như tôi hiểu cái dây thần kinh tọa này trong dân gian người ta gọi là “cái nhượng” chạy dọc từ cái mông xuống tận gót chân.

Trước 30/04/75 có một chuyện tình thương tâm giữa một ông là Trưởng Ty, của một Quận ngoại thành phố Saigon với một cô gái còn son trẻ.

Sau ngày 30/04/75 khi bị tù ở Trại Tù Long Giao Tỉnh Long Khánh tôi ở chung một Tổ với một anh bạn tù xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Thấy anh đi khập khiễng tôi hỏi thì anh cho biết trong một cuộc hành quân anh bị một viên đạn làm đứt cái nhượng. Nhờ viên Đại Úy Cố Vấn da đen biết rõ tình trạng vết thương nên đã xin tải thương anh về Bịnh Viện của quân đội Mỹ. Viên Cố Vấn Mỹ đen tận tụy với bạn này hộ tống anh tới nơi và yêu cầu nơi đây nối lại cái nhượng cho anh nên anh mới không bị què một chân và chỉ đi khập khiễng thôi, lúc đó Việt Nam chưa học được cách nối nhượng chân.

Nếu bạn cũng bị ĐTKT như tôi và cũng với nguyên nhân là nằm ngủ trên cái nệm mềm thì bạn hãy tự chữa bằng cách tập thế quỳ gối cùng với tập thở 4 thời và đi bộ một giờ mỗi ngày. Hai việc này chẳng khó gì và cũng chẳng hao tốn gì cả, bạn có thể thử tập xem sao.

Để tiện cho quý vị tôi xin lập lại cách thở 4 thời: Thời thứ nhất từ từ hít vào cho đến khi không khí đầy phổi thì vẫn tiếp tục hít vào mà không đóng thanh quản và không ngưng thở là thời kỳ thứ hai và đếm từ 1 tới 10 hay 20 hoặc 30 tùy theo sức chịu đựng của cơ thể của bạn.

Mục đích là để cho máu đen từ cơ thể chạy lên hai lá phổi của bạn có thời giờ "ăn" oxy để biến thành máu đỏ rồi trở lại cơ thể để đi nuôi các tế bào. Sau đó từ từ thở ra như con cò đáp xuống cánh đồng là thời kỳ thứ ba. Thời kỳ thứ tư là hít vào và thở ra bình thường cho đến khi nhịp tim đập trở lại bình thường vì khi bạn thở bốn thời tim bạn đập nhanh hơn bình thường, khi nhịp tim trở lại bình thường thì bạn bắt đầu cái thở thứ hai.

Cần nhớ là nếu bạn thở đúng thì bạn sẽ cảm thấy máu mà thực ra là máu có nhiều oxy chạy rần rần trong hai mạch máu ở hai cánh tay hoặc bạn sẽ cảm thấy mười đầu ngón tay tê tê. Nếu bạn thở sai thì sẽ thấy nhức đầu và phải tập thở lại cho đúng cách.

Chúc bạn mau hết bịnh.



(*) Mời xem: "Năm Thức Suối Nguồn Tươi Trẻ".

Peter Kelder, tác giả cuốn The Fountain of Youth, đã trình bầy lời kể chuyện của Ðại Tá hồi hưu Bradford trong Quân Ðội Hoàng gia Anh. Ông Bradford đã bỏ 4 năm qua Ấn Ðộ thám hiểm một vùng khuất xa trên dẫy Himalaya, đã học được những nghi thức tập luyện của các Lạt Ma Tây Tạng và đã trẻ lại 15 tuổi.Nhiều người đã thực hành theo sách cuả Peter Kelder và đã phát biểu ý kiến là "trông trẻ hơn", "tóc mọc trở lại", "dồi dào sinh lực", "trí nhớ tốt hơn", "tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ", "thân thể thon gọn", "chữa trị viêm khớp", "chữa trị các chứng viêm xoang", "chữa trị đau nhức" và "chữa trị các chứng bệnh về tiêu hóa".
Thân thể con người có 7 trung tâm năng lực. Người Tây Tạng gọi đó là những điểm xoáy trong khi người Hin-Ðu gọi là LUÂN XA. Tuy không thể thấy nhưng 7 luân xa này là những điện trường cực mạnh và hoàn toàn có thực. Mỗi luân xa tập trung vào một trong số 7 tuyến nội tiết của cơ thể và nhiệm vụ của nó là kích thích sự sản xuất hóc-môn. Chính những hóc-môn này điều hành toàn bộ các chức năng của các cơ quan nội tạng và đồng thời điều hành cả tiến trình lão hóa.


Luân xa (1) hay luân xa thấp nhất tập trung ở tuyến sinh dục. Luân xa (2) tập trung ở tuyến tụy trong vùng bụng. Luân xa (3) tập trung tại tuyến thượng thân trong vùng đám rối dương (mạng dây thần kinh ở bụng). Luân xa (4) tập trung tại tuyến ức ở vùng ngực. Luân xa (5) tập trung ở tuyến giáp trạng nơi cổ. Luân xa (6) tập trung ở tuyến tùng, tại đáy sau của não. Luân xa (7) cao nhất, tập trung tại tuyến yên, nơi đáy trước của não.

Trong một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, hoạt động của những luân xa này thật mãnh liệt, giúp cho "prana", sinh lực chủ yếu của sự sống, được trôi chảy qua các tuyến nội tiết. Nhưng nếu sự hoạt động của một hay nhiều luân xa đó bị trì trệ thì dòng sinh lực của sự sống bị cản trở hoặc bế tắc và như thế đưa đến bệnh hoạn và già nua.

Với một người khỏe mạnh thì những luân xa đó làm lan tỏa sinh lực ra đến tận làn da bên ngoài; ngược lại với một cơ thể già nua bệnh hoạn thì những luân xa này hầu như không thể đẩy sinh lực lên đến bề mặt của thân thể. Vì thế, cách thức nhanh nhất để dành lại sự tươi trẻ, sức khỏe và sinh lực là làm sao để cho những luân xa này hoạt động bình thường trở lại. Ðể đạt đến mục đích này, chúng ta có 5 bài tập hay 5 "Thức" như tên gọi của các Lạt Ma trên Himalaya. Mỗi thức tự nó rất hữu ích, nhưng muốn có được những kết quả tối ưu thì không nên bỏ sót một thức nào.và kinh nghiệm của người đã luyện tập thành công.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét