khktmd 2015
Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014
Trân Trọng Tiếng Việt- Người viết: Cô Tư Saigon viết từ Thành Hồ
Nhớ hồi mấy tháng trước, có một anh Hà Nội tự nhận là kỹ sư, đã quậy ầm ĩ, in sách tân trang Truyền Kiều của cụ Nguyễn Du, nói là hiện đại hóa ngôn ngữ Việt, và sửa tới 1/3 cuốn Truyện Kiều.
Anh giai Hà Nội này cũng tự nhận là nhà thơ Đỗ Minh Xuân, và bị báo Đời Sống & Pháp Luật mô tả qua bản tin “Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều?”
Trong đó, bản tin kể:
“Mỗi từ, mỗi câu trong Truyện Kiều là mỗi viên ngọc long lanh trong kho tàng ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, điều đó có lẽ không cần phải bàn. Nhưng nay có lẽ phải bàn lại vì có người… chê dở, và đã sửa tới 1/3 tác phẩm!
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua mỗi cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Mỗi người thứ có thứ không
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen…” (ngưng trích)
Thế là sửa Truyện Kiều rồi.
Điều lo ngại là, sách này có thể sẽ vào tay những người ngoại quốc đang học tiếng Việt.
Thí dụ, ông Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam có thể đang gối đầu giường cuốn Truyện kiều tân biên của Đỗ Minh Xuân và tưởng rằng đây là “ngôn ngữ Việt tuyệt vời.”
Thông tấn VietnamNet hôm Thứ Hai ghi nhận về một hội nghị qua bản tin “Hàng trăm nhà khoa học thúc đẩy việc quảng bá Tiếng Việt.”
Bản tin kể:
“Hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy Tiếng Việt và Việt Nam học trong trường đại học diễn ra ngày 12 và 13/12 với sự tham dự của hàng trăm đại biểu trong nước và quốc tế.
Hội thảo do Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) qui tụ các chuyên gia, các nhà khoa học của 23 đại học đến từ 9 quốc gia và vùng lãnh thổ: Lào, Thái Lan, Singapore, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Đã có 100 tóm tắt và báo cáo được gửi tới hội thảo, trong đó có 23 báo cáo của các học giả, chuyên gia và giảng viên của các trường đại học lớn như ĐH Harvard, ĐH California State Fullerton (Hoa Kỳ), ĐH Tokyo, ĐH Ngoại ngữ Tokyo, ĐH Châu Á Thái Bình dương (Nhật Bản), ĐHQG Singapore, ĐHQG Australia, các trường ĐH Quảng Châu, ĐH Quảng Tây, ĐH Bắc Kinh, (Trung Quốc), ĐH Chulalongkon, ĐH Mahidol, ĐH Ubon rachathani (Thái Lan), ĐH Tổng hợp Quốc gia Lào…
...Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, tiền thân là Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, đã có truyền thống gần 60 năm giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài. Hàng nghìn người nước ngoài đã học tập về tiếng Việt, văn hóa, văn học, lịch sử Việt Nam… và nhiều người đã trở thành những nhà Việt Nam học nổi tiếng, những nhà ngoại giao kỳ cựu, những phiên dịch viên cao cấp, đặc biệt là, có 15 cựu sinh viên đã trở thành Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam.”(ngưng trích)
Truyện Kiều nằm ở đâu trong giảng khóa Tiếng việt cho người ngoại quóc? Bản của Nguyễn Du hay bản của Đỗ Minh Xuân?
Cuốn sách của ông Hồ có tên là “Đời Kách Mệnh” nằm ở đâu trong giảng khóa, và có bị sửa lại cho đúng là “Đời Cách Mạng” hay không?
Có rất nhiều điều để suy nghĩ.
Thậm chí, định nghĩa về “Hiến Pháp” là bản văn pháp lý cao nhất hay định nghĩa “Quốc Hội” là cơ quan quyền lực cao nhất cũng có thể sẽ bị ngoaị kiều học tiếng Việt chất vấn:
“Có phải nói dzậy mà không phải dzậy?”
Dĩ nhiên, nói và viết với chữ “dzậy” là sẽ bị cô giáo sửa lưng liền.
Thế những, cô giáo xã hôị chủ nghĩa có thể sẽ lại nói nhầm là: “Có phải lói vậy mà không phải vậy?”
Tiếng Việt cần phải trân trọng, vì đó là những gì đang nối kết một dân tộc đau đớn và chia rẽ sau cuộc nội chiến dữ dội này: ít nhất, tiếng Việt vẫn là nhịp cầu đầu tiên để hàn gắn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét