Cách đây hơn một tháng, khi nói đến những bế tắc của
chính quyền Việt Nam trong cuộc đương đầu với sự bành trướng trên Biển
Đông của Trung Quốc, hầu như mọi người đều cho đó là hậu quả của các
chính sách sai lầm của đảng Cộng sản Việt Nam kể từ sau Hội nghị Thành
Đô năm 1990: “Lấy giặc làm bạn”.
Bây giờ, khi Trung Quốc đưa vấn đề Biển Đông lên Liên
Hiệp Quốc với những bằng chứng pháp lý sờ sờ về việc thừa nhận cả Hoàng
Sa lẫn Trường Sa là của Trung Quốc qua bức công hàm do Phạm Văn Đồng,
Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ký ngày 14 tháng 9 năm 1958,
người ta mới thấy đảng Cộng sản Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền trên Biển
Đông từ lâu lắm, chỉ 4 năm sau Hiệp định Geneva phân đôi đất nước.
Từ đó, hầu như mọi sự phê phán đều tập trung vào Phạm Văn Đồng.
Dĩ nhiên, sự phê phán ấy hoàn toàn đúng.
Nhưng nên nhớ một điều: Phạm Văn Đồng thường than thở tuy
ông là thủ tướng lâu nhất nhưng cũng là một thủ tướng bất lực nhất, bất
lực ngay cả trong việc sắp xếp hay thưởng phạt nhân sự dưới quyền. Một
thủ tướng không thể cách chức một chủ tịch tỉnh hay chủ tịch huyện liệu
có thể một mình quyết định một chính sách quan trọng liên quan đến lãnh
thổ và lãnh hải của đất nước như trong cái công hàm ông ký?
Chắc chắn là không.
Có thể khẳng định dứt khoát: tác giả của cái công hàm bán
nước năm 1958 không phải chỉ là một mình Phạm Văn Đồng. Mà, ít nhất,
của cả Bộ chính trị. Trong Bộ chính trị lúc ấy, Phạm Văn Đồng chỉ là
người đứng hàng thứ tư, sau Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Trường Chinh và trên
Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh.
Không thể chỉ đổ tội cho một mình Phạm Văn Đồng mà quên
đi cái tội của những người có quyền lực hơn ông, hơn nữa, có thể đã chỉ
thị cho ông trong việc ký kết cái công hàm khốn nạn ấy.
Trong số những người ấy, không thể loại trừ Hồ Chí Minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét