khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

Thành Phần Thử Ba Dưới Thời VNCH - Tác giả Dương Quốc Chính

 

Việc thầy Thích Nhất Hạnh gây tranh cãi trong cuộc đời chính trị của mình không phải là chuyện lạ, nếu hiểu rõ về lịch sử Việt Nam giai đoạn VNCH. Với nhiều người thì khó lý giải nhưng nếu rành thì thấy quá bình thường, đây chính là những nạn nhân của chiến tranh Việt Nam mà di chứng còn đến tận ngày nay, sau gần 50 năm chiến tranh kết thúc.
Nhóm bị đấu tố 2 đầu, kẹt giữa 2 làn đạn, mà ở status trước mình viết là những kẻ bơ vơ giữa 2 chế độ chính là thành phần thứ 3 dưới chế độ VNCH. Đây là nhóm người thiên tả, đừng có ai thiên tả nhảy dựng lên nhé, đó là sự thật. Họ đối lập với chính quyền đương thời, thiên về quan điểm dân tộc, chống chiến tranh (nhưng chống 1 chiều), chống Mỹ (ôn hòa), nhiều người thân CS, thậm chí là CS nằm vùng... Nếu xét theo kiểu bây giờ thì nhóm này chính là PĐ (đối lập với chính quyền mà).
Nhóm có tư tưởng này thực ra rất rất đông, rất nhiều người là trí thức, giảng viên ĐH, nhà văn, nhà báo, dân biểu, chính trị gia. Nhưng những người nổi bật nhất đều là những trí thức, chính trị gia, văn nghệ sĩ có tiếng. Có thể điểm danh 1 số người như:
Trong QĐ như Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Hữu Hạnh..
Giới HS SV rất đông, điển hình là Nguyễn Hữu Thái. Ông này cũng gây tranh cãi và bị đấu tố rất nặng, vì có tham gia ám sát GS Nguyễn Văn Bông, còn bị coi là VC nằm vùng. Còn lại là Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Dương Văn Đầy, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Công Khế (báo TN), Ngô Vĩnh Long (đang là GS ở Mỹ)...
Trí thức có Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Trung...
Hoạt động chính trị như: Ngô Công Đức, Nguyễn Văn Binh, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Lý Quý Chung...
Một số người sau vào bưng theo MTDTGP Trương Như Tảng, Lê Văn Hảo, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường...
Giới văn nghệ sĩ có Trịnh Công Sơn...
Tôn giáo như Trương Bá Cần, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín... (Công giáo), Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu...(Phật giáo)
Mình không kể hết được đâu vì quá đông. Nhưng nhóm hoạt động chính trị trực tiếp thì được coi là thành phần thứ 3 một cách rõ ràng hơn các nhóm thiên tả mà không hoạt động chính trị.
Thành phần thứ 3 góp phần quan trọng trong phong trào tranh đấu công khai của dân miền Nam chống chế độ, chống sự can thiệp của Mỹ vào VNCH. Nói chung là nhóm này dễ dàng bị phía CS lợi dụng để gây rối loạn chính trị miền Nam và góp phần không nhỏ dẫn tới sự sụp đổ của 2 chế độ VNCH.
Cũng như cánh tả nói chung, nhóm này cũng có đủ cấp độ về tư tưởng, có người thân CS, có người yêu CS, cũng có người vẫn chống CS nhưng rất ít. Ví như ông Dương Văn Minh, làm tới trung tướng những vẫn che chở cho em là cấp tá VC, vẫn có liên hệ ở SG. Nhưng hầu hết những người trên không phải là CS. Chính vì họ có nhiều quan điểm chung với nhau nên thân nhau, quan điểm chung nhất là chống Mỹ, muốn Mỹ rút quân, đề cao tinh thần dân tộc tự quyết và tư tưởng tả phái cũng ít nhiều đồng quan điểm với CS. Nhóm này có quan điểm phản chiến nhưng theo hướng là Mỹ phải rút quân chứ không phải Bắc Việt rút quân! Có lẽ họ coi là quân CS vẫn là người Việt, nên không bị coi là phía gây chiến.
Vào những ngày cuối của chiến tranh, nhóm này nổi lên muốn được nắm chính quyền, để đàm phán với phía CS. Thực tế là chính quyền cuối cùng, nhậm chức ngày 28/4 chính là thành phần thứ 3. Người ta hi vọng rằng nhóm này thân CS thì sẽ dễ dàng đàm phán hòa bình, thậm chí hi vọng 1 CP liên hiệp sau HĐ Paris, nhưng tất cả chỉ là hi vọng hão huyền khi lời đề nghị bàn giao chính quyền của họ bị 1 sĩ quan cấp tá quân CS bác bỏ thẳng thừng và yêu cầu đầu hàng vô điều kiện.
Sau 75, 1 số người trong số họ cộng tác chặt chẽ với chế độ mới, tham gia đảng CS, mình cho là số ít, đa số bị vỡ mộng sau vài năm, khi thấy chính quyền CS cai trị miền Nam không giống với những gì họ tưởng tượng. Phần nhiều trong số đó cũng bỏ ra nước ngoài, không rõ là vượt biên hay chính ngạch chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Nhóm ở lại thường làm việc liên quan đến báo chí và MTTQ, tiếp tục tu hành. Trừ những người ngả hẳn sang phía CS thì đa số không được chế độ mới sử dụng và đương nhiên không được trọng dụng. Ngay cả những người lãnh đạo MTDTGP còn chẳng được làm những chức vụ quan trọng trong chế độ mới, thì TPT3 làm sao mà được trọng dụng. Ngay như học giả Nguyễn Hiến Lê, được in lại rất nhiều sách, nhưng hồi ký của ông cũng bị cắt bỏ 3 chương khi phát hành, đó là các chương nhận định về chế độ CS!
Khi chiến tranh đã lùi khá xa, nhìn lại nhóm TPT3, quan điểm chính trị thiên tả của họ thì cũng khó đánh giá là đúng hay sai. Rõ ràng đối lập là cần thiết trong 1 thể chế DC, nhưng trong chiến tranh thì đối lập chính trị chính là điểm yếu dễ bị đối phương lợi dụng nhất.
Một số nhân vật thứ 3 hiện còn sống và có ảnh hưởng là các ông Nguyễn Hữu Thái, ông là người đấu tranh/vận động khá lâu dài với Hội KTS Việt Nam để thành lập Đoàn KTS (giống VNCH), nhưng không thành công! Ông là tiếng nói khá nổi bật trong giới phê bình kiến trúc.
Ông Nguyễn Công Khế thì chắc không cần nhắc lại. Ông Ngô Vĩnh Long thì hiện vẫn hay lên tiếng trên BBC Tiếng Việt về chính trị và lịch sử Việt Nam.
Ông Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường thì vẫn bị đấu tố khi mỗi dịp xuân về (kỷ niệm trận Tết Mậu Thân).
Các nhà sư kể trên khi chết đều gây nên dư luận 2 chiều, như các ông Thích Trí Quang, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và bây giờ là Thích Nhất Hạnh. Ông Thích Nhất Hạnh thì vận động phản chiến ở nước ngoài là chính trong khi ông Trí Quang thì đấu tranh trong nước. Thày Trí Quang đấu tranh với chế độ cũ mạnh mẽ nhất, nổi tiếng thế giới luôn, nhưng đến chế độ mới thì thày nằm im, đến nỗi mà mình còn bất ngờ khi biết tin thầy chết (tưởng thầy chết lâu rồi), cho dù thực tế là dưới chế độ cũ thì tôn giáo còn được tự do hơn!
Nhưng éo le nhất cho TPT3 là 2 ông Huỳnh Tấn Mẫm và Lê Hiếu Đằng. 2 ông này sau 75 lại quay xe lần nữa để phản ứng với chính quyền CM! Họ đưa nhiều yêu sách để đòi cải cách chính trị, tất nhiên không được chấp nhận. Ông Lê Hiếu Đằng còn tuyên bố bỏ đảng CS vào năm 2013. Ở TP HCM còn có CLB Lê Hiếu Đằng gồm các trí thức tranh đấu ôn hòa với chế độ. Những người này cuối cùng đã bỏ cả cuộc đời để làm PĐ!
Thày Nhất Hạnh cũng bị kẹp giữa 2 làn đạn như hầu hết nhóm TPT3 kể trên. Sẽ bị những người phía QG chửi và ngược lại, cũng được nhiều người thiện lành khác ca tụng hết lời. Thày Nhất Hạnh có cái éo le là bị cả 2 chế độ phản ứng, tẩy chay. Chế độ CS thì khôn khéo hơn VNCH, 1 phần do thày đã có danh tiếng quốc tế, nên họ dùng cây gậy và củ cà rốt. Một mặt vẫn tỏ ra trọng vọng thầy, mặt khác lại đề phòng, áp chế, không để thầy tạo dựng 1 tăng phái mới độc lập với giáo hội PG Việt Nam, không thực hiện các yêu sách của thầy. Hai bên thực sự là bằng mặt mà không bằng lòng. Cách cử hành tang lễ mấy hôm nữa sẽ nói lên nhiều điều về cách ứng xử trong mối quan hệ này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét