khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

Kinh Tế Lao Xuống Hô Theo Biden - Tác giả Vĩnh Tường

 

Như Diễn Đàn Trái Chiều này đã loan tin từ mấy tuần nay, hậu thuẫn của cụ Biden đang lao xuống hố nhanh tới chóng mặt luôn. Từ ngày cụ đắc cử một cách đầy nghi vấn với tỷ lệ 52%, hậu thuẫn của cụ bây giờ, theo thăm dò của Đại Học Quinnipiac, đã rớt thê thảm xuống còn có 38%. Mất 12% dân Mỹ, tức là mất hậu thuẫn của sơ sơ có 46 triệu người thôi.

Chẳng có gì lạ lắm khi cụ Biden đã biểu diễn tài… thất bại toàn diện trên mọi vấn đề lớn của đất nước. Bắt đầu từ khủng hoảng di dân, tới dịch COVID hoành hành mạnh trở lại, từ mất an ninh trật tự trên cả nước tới tháo chạy rối loạn khỏi Afghanistan, từ phải đạo chính trị lố bịch tới đấm đá nội bộ,… Nhưng tai hại nhất là những thất bại kinh tế vì cả nước lãnh đạn, kể cả đám cuồng mê bầu cho cụ Biden cũng không thoát nạn.

Tuần này, ta bàn về kinh tế Biden.

Chưa bao giờ một tổng thống ‘đạt’ được nhiều thất bại trong một thời gian ngắn kỷ lục như cụ Biden. Và chưa bao giờ kinh tế bị lủng củng nhanh và tai hại như hiện nay. 

Tuần rồi, sau khi thống kê về số người đi làm lại chỉ có 194.000 thay vì 500.000 như các chuyên gia của cụ Biden trước đó đã hùng hổ quảng bá, cụ Biden bất đắc dĩ vội vã ra trước TV bào chữa, khoe cụ đã đại thành công tạo lại được mấy triệu job.

Hiển nhiên là trong cả năm qua, đã có cả triệu người đi làm lại, nhưng chẳng có gì là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của bất cứ một biện pháp nào của cụ Biden (cụ vẹt tị nạn nào không đồng ý, xin nêu ra bất cứ biện pháp kinh tế nào cụ Biden đã lấy trong 9 tháng qua, kẻ này vểnh tai nghe). Mà chỉ là hậu quả của việc kinh tế mở cửa lại, một việc mà chính cụ Biden trước đây chống đối kịch liệt. Nếu cụ Biden làm tổng thống sớm hơn chừng nửa năm thôi, thì kinh tế giờ này vẫn đang chìm nghỉm dưới ba thước đất vì những luật lệ gắt gao nhất về cấm cung, cách ly,…

Vỗ ngực khoe công đã có cả triệu người đi làm lại không khác gì gà gáy buổi sáng, khoe công cả triệu cửa hàng đã mở cửa lại sáng nay sau khi cả nước đóng cửa ngủ qua đêm.

Diễn giải cho ngắn gọn: kinh tế bộc phát mạnh lại nhờ những quyết định can đảm mở cửa kinh tế của các thống đốc CH tại Florida, Texas, Tennessee, Missouri,… được TT Trump khuyến khích; và họ đã dám làm mạnh nhờ có thuốc ngừa được sáng chế ra trong một thời gian ngắn kỷ lục và nhờ Mỹ đã có ngay cả 800 triệu liều cho dân, đều là hậu quả của những quyết định mạnh bạo của TT Trump.

Một thực tế khó chối cãi là dịch COVID đã bắt đầu bị kềm chế với việc phát minh ra thuốc trị và thuốc ngừa và kinh tế đã bắt đầu vực lại ngay từ cuối năm ngoái, trước khi cụ Biden giơ tay tuyên thệ nhậm chức. Nếu nói về ảnh hưởng của cụ Biden thì phải hiểu gói cứu trợ 1.900 tỷ của cụ Biden tung ra tháng Ba, chỉ bắt đầu có ít hiệu quả từ đầu tháng Năm, trong khi các chỉ dấu kinh tế đã tăng lại từ gần nửa năm trước đó rồi, khi chỉ số Dow Jones trở lại mức trước COVID vào trung tuần tháng 11/2020. Cái không may cho cụ Biden là gói kích cầu này chưa kịp có bao nhiêu hậu quả thì con cháu của bà COVID như Delta, lại đánh Mỹ mạnh từ tháng 7/2021, khiến kinh tế nhất là trong các tiểu bang mỵ dân dưới quyền quan chức đảng DC lại bị đóng cửa lại. Nếu không bị đóng cửa trọn vẹn thì cũng bị giới hạn mạnh qua những biện pháp ngớ ngẩn nhất như đi ăn tiệm cũng phải mang khẩu trang ngay cả trong khi ăn uống, chỉ được kéo xuống cằm để bỏ thức ăn vào miệng, sau đó che miệng lại khi nhai! Thế thì ai đi ăn tiệm cho khổ vậy nữa? Cái ngành tiệm ăn làm sao sống lại được?

Thật ra, nếu nói về các chính sách của cụ Biden ảnh hưởng như thế nào trên phục hồi kinh tế, thì phải nói đó chính là những chính sách cản trở phục hồi và tăng trưởng chứ không thể nói những chính sách đó đã đưa đến phục hồi mạnh như cụ Biden vỗ ngực bốc phét.

Trước tiên là việc cụ Biden vung tiền gọi là trợ cấp thất nghiệp 300 đô một tuần, đã gây hại lớn cho phục hồi qua việc thiên hạ, nhất là giới nhân công lợi tức thấp, đã nhất tề chọn nằm nhà ăn tiền thất nghiệp vừa an toàn hơn, vừa được nhiều tiền hơn. Với kết quả là cản một số lớn doanh nghiệp mở cửa lại và hoạt động bình thường vì thiếu nhân công. Chỉ cần lái xe đi một vòng sẽ thấy đầy dẫy bảng “cần người giúp việc” trước không biết bao nhiêu cửa tiệm. 

Nhiều tiểu bang đã phải lấy biện pháp không trả 300 đô một tuần tiền thất nghiệp phụ trội của liên bang để ép dân đi làm lại. Thậm chí, tiểu bang DC Michigan còn đi xa hơn nữa, dùng 300 đô đó vào mục tiêu trái ngược với ý của cụ Biden, tặng số tiền đó cho những người đi làm để khuyến khích dân đi làm lại.

Việc quá nhiều người không chịu đi làm cho dù sau khi đã hết chương trình trợ cấp thất nghiệp đặc biệt, đã được nhiều chuyên gia giải thích như hậu quả trực tiếp của việc dịch vẫn hoành hành qua các con cháu biến thể, đặc biệt là delta, nhưng cũng do chính sách chống dịch quá đáng của chính quyền Biden, suốt ngày hù dọa thiên hạ đủ cách, nào là bắt buộc chích ngừa, nào là bắt buộc mang khẩu trang cho dù đã chích ngừa,… Tất cả đưa đến hậu quả là đa số dân chúng vẫn sợ dịch và vẫn tránh nơi đông người như đi chợ búa, đi lang thang trong shopping mall, đi làm hãng xưởng đông người,… 

Đưa đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng dưới hai dạng.

1. ĐỨT GIÂY CUNG

Tin tức kinh tế cũng cho thấy hàng hóa nhập cảng từ ngoài nước hay ngoài tiểu bang đang bị ứ động nặng tại những bến tàu, hải cảng lớn vì không đủ nhân viên bốc rỡ, hay không có đủ xe tải để chở hàng đi, mà Mỹ gọi là ‘khủng hoảng đường giây cung ứng’ -supply chain crisis. Hải cảng Savannah của Georgia hiện có hơn 80.000 containers khổng lồ bị kẹt không được bốc rỡ. Ngoài khơi Long Beach, có cả trăm tàu hàng khổng lồ, thả neo chờ được cập bến để đổ hàng. Tại Chicago, xe lửa kẹt cứng nối đuôi nhau trên khoảng đường rầy dài 25 miles, vì hàng hóa còn đầy trên các toa.

Tuần rồi, hãng máy bay Southwest đã hủy bỏ cả ngàn chuyến bay mỗi ngày vì thiếu nhân viên phi hành đoàn, trong khi cũng thiếu luôn cả nhân viên kiểm soát không lưu tại các phi trường. Chỉ vì quá nhiều nhân viên không hay chưa chích ngừa, bị cấm không cho làm việc, hay đình công không đi làm vì chống bắt buộc chích ngừa. 

Việc ngắt quãng cung ứng này đã gây tranh cãi lớn, nhưng tất cả các chuyên gia đều đồng ý lý do chính chỉ là những biện pháp cản dịch quá đáng của chính quyền Biden. 

Theo một chuyên gia, tình trạng kẹt hàng có thể kéo đài qua suốt năm 2023.

Câu đố cho quý độc giả: trong tình trạng khủng hoảng giao thông cả nước, bộ trưởng Giao Thông Vận Tải, ông đồng tính Buttigieg đã và đang làm gì?

Ông Buttigieg đang nghỉ phép hai tháng gọi là 'paternity leave', ở nhà ôm 'ông chồng' và hai đứa con song sinh mới ra đời qua một bà được thuê mang thai giùm. Được hỏi về vụ này, bà Phát Ngôn Viên Tòa Bạch Ốc đã ca tụng ông Buttigieg là "người cha gương mẫu", biết dành ưu tiên cho gia đình. Vâng, cả nước có bị kẹt hàng, thiếu thốn đủ thứ, ông bộ trưởng không cares, mắc trốn ở nhà lo ôm 'chồng' và con. Hết ý!

Lịch sử Mỹ, qua những khủng hoảng lớn nhất như khủng hoảng tài chánh 1929, hai cuộc thế chiến,… cũng chưa bao giờ có chuyện kẹt hàng quy mô như bây giờ. Dưới thời Trump, ngay trong khi COVID tấn công tàn bạo nhất cuối năm 2020, kinh tế đóng cửa toàn diện, cũng không có chuyện kẹt hàng lớn như vậy. Cái tài của cụ Biden quả là hiếm có, độc nhất vô nhị.

Báo chí bảo thủ nhân đây, đã khui lại vụ cụ Biden rất ‘hoành tráng’ sỉ vả TT Trump trước đây. Tháng Ba 2020, khi COVID bắt đầu đánh mạnh và khi một số tiểu bang hấp tấp đóng cửa kinh doanh, Mỹ bị gián đoạn cung ứng một thời gian ngắn, nhỏ hơn vụ khủng hoảng hiện nay nhiều. Cụ Biden khi đó đã dõng dạc lên tiếng công kích TT Trump ngay.

Khi đó, cụ tuyên bố đại khái nước Mỹ chẳng bao giờ có chuyện thiếu hàng hóa, thiếu thực phẩm gì, mà chỉ là vấn đề “thiếu lãnh đạo” thôi.

Câu hỏi cho các cụ vẹt tị nạn: “thế bây giờ Mỹ đang thiếu cái gì?”

2. MƯA TIỀN

Kế hoạch tung hai gói quà trị giá tổng cộng đâu 5.000 tỷ đô cực kỳ vô lý đã bị kẹt cứng tại quốc hội vì chính các đồng chí DC chống. Họ chống vì hai lý do căn bản: thứ nhất chi tiêu quá trớn, và thứ nhì, được chi trả bằng việc tăng thuế, gọi là tăng thuế ‘nhà giàu’ nhưng thực tế là tăng thuế cả nước. Các đồng chí DC hiểu rõ cả hai biện pháp nếu được thông qua, sẽ đưa đến đại họa cho đảng DC trong cuộc bầu giữa mùa năm tới, nên phải chống, khiến cụ Biden kẹt cứng như diễn đàn này đã bàn qua tuần rồi.

Nghị sĩ DC Joe Manchin của tiểu bang West Virginia cho biết ông chống cái gói 3.500 tỷ vì ông không muốn nước Mỹ trở thành một xã hội của quyền ngồi mát ăn bát trợ cấp -society of entitlement-. Trong khi cụ xã nghĩa Sanders khẳng định 3.500 tỷ đã là con số nhân nhượng, nhỏ nhất rồi.

Bỏ qua việc công nợ hiện nay đã leo lên tới xấp xỉ 30.000 tỷ, việc chi thêm 5.000 tỷ chỉ khiến thiên hạ không ai hiểu tiền đâu ra, cho dù cụ Biden bị lãng trí nặng, đã cho mọi người biết kế hoạch của cụ chẳng tốn một xu nào cho bất cứ ai mà cũng chẳng tăng một xu công nợ luôn. 

Phải nói là thuần túy trên phương diện kinh tế, tăng thuế trong thời điểm hậu COVID hiện nay là chính sách ngớ ngẩn, phản khoa học và tai hại nhất.

Trên căn bản kinh tế học, thuế là một công cụ kinh tế quan trọng nhất trong kinh tế thị trường không có chỉ huy trực tiếp của Nhà Nước. Tăng hay giảm thuế, nôm na ra là tăng hay giảm số tiền trong túi của người dân. Tăng thuế khiến dân ít tiền đi, xài bớt đi, kinh tế chậm lại, trong khi giảm thuế là cho người dân nhiều tiền hơn để xài, giúp kinh tế phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, là điều tuyệt đối đang cần thiết.

Đây không phải là nhận định khơi khơi của kẻ này, mà là định luật kinh tế cơ bản, đã được xác nhận trong quá khứ. Dưới đây là vài thay đổi quan trọng nhất về tỷ lệ thuế lợi tức cá nhân từ sau Đệ Nhị Thế Chiến:

1963: TT Kennedy giảm mức thuế lợi tức tối đa từ 91% thời TT Eisenhower xuống 77%. Kinh tế dưới TT Eisenhower là loại kinh tế ổn định, không yếu cũng chẳng mạnh, từ từ phục hồi sau những tàn phá của thế chiến thứ hai, khiến TT Kennedy giảm thuế để đẩy cái xe kinh tế đi mạnh hơn.

1982: TT Reagan giảm thêm từ 70% xuống 50%; rồi lại giảm mạnh từ 50% xuống 28%. TT Reagan lãnh gia tài kinh tế đổ nát tan hoang của Carter nên phải lấy những biện pháp giảm thuế táo bạo nhất để giúp kinh tế phục hồi càng sớm càng tốt.

2013: TT Obama tăng lên 39,6% để chi trả cho hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq, cũng như để tài trợ cuộc phục hồi kinh tế sau khủng hoảng năm 2008-09.

2018: TT Trump giảm từ 39,6% xuống 37% để tăng tốc cho phục hồi kinh tế ngủ gật dưới trào Obama-Biden.

COVID đã đóng cửa kinh tế trong hơn cả năm trời, cả chục triệu người đã bị thất nghiệp, do đó, muốn kinh tế phục hồi lại cũng như vì nhu cầu cứu dân, chỉ có một cách sơ đẳng nhất là tìm cách cho người dân có tiền tiêu xài và sống còn. Việc đầu tiên là tung các gói cứu trợ tổng cộng 2.400 tỷ TT Trump đã tung ra, và gói 1.900 tỷ cụ Biden tung ra. Tổng cộng 4.300 tỷ. Đó chính là những biện pháp phải nói cần thiết đã được hậu thuẫn của tất cả mọi người, bất kể đảng phái, nhưng đi xa hơn nữa, như cụ Biden đang tính tung ra thêm 5.000 tỷ thì hiển nhiên là đi quá xa tới mức lố bịch dưới khía cạnh kinh tế.

Lố bịch vì hai lý do như đã trình bày: tung tiền trợ cấp thì ai cũng hiểu, không phải là tăng sản xuất gì hết, trong khi lại kiếm tiền tài trợ bằng cách tăng thuế.

Như vừa bàn qua lịch sử tăng thuế, nhu cầu giảm thuế quá hiển hiện trong tình trạng hiện thời đang cần cho dân tiền để xài, nhưng quái lạ thay, cụ Biden lại đưa ra kế hoạch tăng thuế, xem ra hết sức phản khoa học! Giống như cho tiền tay này, lấy lại tiền tay kia. 

Một hậu quả khác của tăng thuế mà ít người để ý: tăng thuế lợi nhuận công ty sẽ bắt các công ty tăng giá sản phẩm. Mà tăng giá sản phẩm Mỹ có nghĩa là hàng Mỹ tương đối sẽ đắt hơn hàng nước ngoài, từ trong đến ngoài nước, cán cân thương mại sẽ thâm thủng nặng hơn, tức là giúp kinh tế các nước khác trong khi giết kinh tế Mỹ. America Last là vậy.

Thật ra, chính sách tăng thuế của cụ Biden cũng không hẳn là quái chiêu quá đáng đâu. Cụ Biden có ít nhất 3 lý do theo cụ rất chính đáng để tăng thuế. Cả 3 lý do, không có lý do nào  là lý do kinh tế, mà chỉ là lý do chính trị. Nói cách khác, trợ cấp hay tăng thuế dưới thời cụ Biden đã không còn là những biện pháp kinh tế mà đã thành biện pháp chính trị, do đó, cụ không cần biết cái giá kinh tế phải trả nữa.

Lý do thứ nhất: tăng thuế để Nhà Nước có thêm tiền tiêu xài một cách ‘hữu hiệu’ hơn. Tăng thuế là biện pháp lấy tiền từ túi người dân trao cho công chức tiêu xài. Đây là quy luật nền tảng của kinh tế xã nghĩa, là kinh tế dựa trên lập luận Nhà Nước hay một nhúm công chức, sáng vác ô đi, chiều xách cặp về, luôn luôn thông minh, sáng suốt lo cho quyền lợi chung hơn đám dân ngu khu đen, nếu không ngu thì cũng ích kỷ. Bất kể việc các loại kinh tế can thiệp xã nghĩa đủ kiểu từ đỏ xẫm đến hồng nhạt đều đã thất bại ê chề trên khắp thế giới từ ngày CS chiếm Nga cách đây cả trăm năm, cho đến cách đây mới vài năm khi cả nửa tá quốc gia Tây Âu chạy tới bờ vực thẳm của phá sản quốc gia.

Lý do thứ nhì: tăng thuế để cụ Biden đáp ứng đòi hỏi của phe thiên tả cực đoan đã giúp khiêng cụ vào Tòa Bạch Ốc, cải tổ sâu rộng cả xã hội Mỹ qua một loạt biện pháp cực đoan nhất. Chính phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc đã xác nhận cụ Biden muốn thay đổi toàn diện kinh tế Mỹ và cả xã hội Mỹ, và bây giờ là cơ hội ngàn năm một thủa khi COVID bắt thiên hạ phải viết lại tất cả các sách vở y khoa, xã hội, giáo dục, văn hóa, chính trị và kinh tế.

Quý độc giả bình tĩnh mà run vì chưa hết đâu. Còn nhiều thứ quà sắp được đưa ra nữa:

- Từ từ chuyển hết cả dân vào chương trình bảo hiểm y tế tương tự như Medicare cho người cao niên hiện này, tức là bảo hiểm và dịch vụ y tế ‘miễn phí’ hết, chỉ tốn vài chục ngàn tỷ thôi.

- Chương trình gọi là ‘bồi thường cho dân da đen đã bị làm nô lệ trước đây’, cũng chỉ vài chục ngàn tỷ thôi.

- Và vài món quà bất ngờ khác hiện nay có trời biết.

Lý do thứ ba: tăng thuế để Nhà Nước thực hiện việc tái phân phối lợi tức và tài sản quốc gia theo đúng tôn chỉ hòa đồng, ‘công bằng xã hội’ của chủ trương xã nghĩa. Tái phân phối qua việc lấy tiền thuế của ‘nhà giàu’ chia lại cho ‘dân nghèo’ qua hình thức trợ cấp. Trên nguyên tắc, vừa còng được thêm một đám dân nghèo vào gông cùm nô lệ trợ cấp, phải bầu cho đảng DC. Nhưng đó là lý thuyết. Thực tế khác xa. 

Trước hết, phải nói ngay cụ Biden chính thức khai báo là chỉ tăng thuế ‘nhà giàu’ thôi. Nói chuyện tăng thuế nhà giàu không thôi là nói láo, vì nhiều lý do:

Nhà giàu là những người có tiền thuê những siêu chuyên gia lách và trốn thuế, và họ sẽ chẳng đóng thêm bao nhiêu thuế cho cụ Biden; sẽ không có chuyện các đại tài phiệt trong tương lai sẽ đóng cả trăm triệu tiền thuế đâu các cụ ơi, tỉnh ngủ đi;

Kinh tế ngày nay không phải là cái tủ có ngăn này ngăn kia riêng biệt, có nhà giàu, nhà nghèo, trung lưu,… không quan hệ gì với nhau; kinh tế ngày nay cũng không khác gì ly chè ba màu, quậy một cái là không còn phân biệt màu nào ra màu nào nữa, do đó tăng thuế người này đương nhiên sẽ có hậu quả trên tất cả những người khác;

Theo một nghiên cứu của Trung Tâm Tax Policy Center, việc tăng thuế cho những người có lợi tức trên 400.000 đô như cụ Biden hứa, sẽ có hậu quả cuối cùng là 60% dân Mỹ sẽ phải đóng thuế cao hơn, kể luôn cả triệu người lãnh lương vài chục ngàn đô. Nếu ta biết là hơn 40% dân nghèo không đóng một xu thuế nào, thì việc 60% bị tăng thuế sẽ có nghĩa là tất cả mọi người đang đóng thuế đều sẽ bị tăng thuế hết ráo. Các cụ cuồng mê Biden sẽ nhún vai, không cần biết vì hầu hết đều thuộc loại ngồi nhà ăn oen-phe không phải đóng xu thuế nào, nhưng tất cả con cháu các cụ đều sẽ phải đóng thuế mệt nghỉ.

Thật ra, chính các cụ cũng không thoát nạn đâu. Cụ nào ung dung phẩy quạt ngồi xem bọn ‘nhà giàu’ bị cụ Biden đập thuế, chỉ là những người u mê nhất, sống trên mây hay trong phòng tối.

Như trên đã bàn, kinh tế Mỹ không phải loại kinh tế chia rõ từng ngăn, từng hộp không liên quan tới nhau. Do đó, tăng thuế cho đại tập đoàn Coca Cola chẳng hạn, sẽ không tránh khỏi việc Coca Cola tăng giá nước uống, nghĩa là bất cứ ai uống coca đều đã phải đóng góp tiền thuế gián tiếp cho đại tập đoàn này, cho dù đó là một cụ sống bằng tiền già, hay một em bé tiểu học, trên nguyên tắc là những người không phải đóng trực tiếp một xu thuế nào. Cuối cùng thì xin hỏi, ai là người phải đóng thêm thuế cho cụ Biden xài: đại tập đoàn Coca? Hay cái cụ già và em bé trên?

Cái phần tăng giá đó, trên thực tế chính là tăng thuế gián tiếp của quý vị, của tất cả mọi người, kể cả những người không phải đóng một xu thuế trực tiếp nào.

Thật ra, chỉ tăng thuế không thì ai cũng biết không có cách nào đủ cho các chi tiêu bạc chục ngàn tỷ của cụ Biden. Hiện nay, tổng số thuế thu được chỉ xấp xỉ 3.000 tỷ đô một năm trong khi các chi tiêu hiện có đã trên 4.000 tỷ rồi. Kế hoạch khổng lồ của phe cấp tiến đòi hỏi thêm bạc chục ngàn tỷ từ đầu này tới đầu kia. Tất nhiên, tăng thuế sẽ chẳng đi đến đâu mà sẽ cần luôn cả hai cách khác là đi vay tiền và in tiền. Cả 3 cách trước sau gì cũng đi đến hậu quả cuối cùng là tăng giá sinh hoạt đồng loạt của tất cả mọi thứ, tức là lạm phát tràn lan. Tức là cả nước phải đóng thuế nhiều hơn, trực tiếp hay gián tiếp. Ta sẽ bàn sâu hơn về vấn đề lạm phát trong bài bình luận tới.

Những người cuồng mê cụ Biden sẽ bào chữa “cụ Biden làm sao không nhìn thấy những hậu quả trên, do đó tất nhiên có cách kiếm ra tiền mà không cần những biện pháp trên”.

Các cụ ơi, muốn biết rõ sự hiểu biết về kinh tế của cụ Biden, chỉ cần đọc những gì chính cụ viết như dưới đây thôi:

Năm ngàn tỷ đô tự nhiên từ trên trời rơi xuống như mưa lũ trong mùa hạn hán. Một là cụ Biden hoàn toàn không biết làm tính 1+1=2; hai là cụ Biden bị ‘tâm thần’ nặng, và tướng Milley cần điện thoại gấp cho Tập Cận Bình, bà Pelosi, và đặt quân đội trong tình trạng báo động đỏ để lo ‘đảo chính ngay tại chỗ’ cụ Biden, nếu không Mỹ sẽ tiêu tan thành mây khói trong tuần tới.

Câu hỏi cho cụ Biden: nếu chương trình kinh tế của cụ không tốn một xu nào thì tại sao cụ lại đòi tăng thuế?

Thật ra, cụ Biden chỉ là thiếu ‘thật thà’, nói láo thôi, chứ không phải cụ không hiểu gì về kinh tế. Trong đầu cụ, chính hơn 330 triệu dân Mỹ mới là đám ngu, cụ nói gì cũng được. Cụ khẳng định kế hoạch của cụ không tốn gì thêm nhờ việc cụ sẽ chấm dứt được mọi cách trốn hay né thuế và sẽ tận thu thuế đến độ dư thừa cho mọi tiêu xài tới cả mấy chục ngàn tỷ. Điều này chẳng những chỉ là  khẩu hiệu mỵ dân của các chính trị gia DC đã nói lên từ cả trăm năm nay, mà còn thể hiện tính giả đối của cụ Biden. Trang Tin Tức của diễn đàn mới đây có bàn về việc cụ Biden trốn thuế qua việc thành lập một vài công ty ma gọi là Sub-S corporations để giấu lợi tức của cụ, xin quý độc giả đọc cho biết, nhất là các cụ Vẹt từng gào thét chửi Trump trốn thuế.

Nói láo, và nổ là cái bệnh chung của chính trị gia trong cái thể chế chính trị của xứ Mỹ này. Cái thể chế này bắt buộc các chính khách muốn thành công phải luôn luôn đấm ngực nổ hơn kho đạn Long Bình, đặc biệt là khi ra tranh cử bất cứ chức vị nào, chứ khiêm tốn nhũn nhặn thì chỉ có nước ngồi nhà húp cháo thôi.

Chính vì vậy mà kẻ này luôn luôn vẫn nghĩ cái thể chế chính trị dân chủ kiểu Mỹ này phần lớn không thích hợp cho dân Việt nói riêng và dân Á Đông nói chung, khi mà văn hóa Á Đông là văn hoá đề cao đức tính khiêm tốn, nhũn nhặn hơn con chi chi. 

Dù sao thì cái bệnh nổ này cũng không thể tệ bằng cái bệnh… đổ thừa và nhận vơ, là căn bệnh của các chính trị gia tân thời, được TT Obama nâng lên hàng quốc sách hàng đầu. Theo sách lược tân tiến và khôn ngoan này, tất cả những việc xấu, thất bại, cứ việc đổ thừa lên bất cứ ai khác có thể túm đầu được, trong khi ngược lại, tất cả những cái gì hay ho tốt đẹp, thì cứ đè xấn ra ôm bừa lấy, đấm ngực khoe là của mình đẻ ra. Thời buổi này, cả đàn ông cũng có bầu và đẻ được mà.

Dưới thời Mao hay Hồ, mất mùa là lỗi tại ‘ông giời’, được mùa là nhờ công của ‘bác’. Sách vở của các ‘bác’ này được Obama và Biden học lại thôi.

Tất cả bất cần sự thật như thế nào. Chỉ vì trong chính trị phe đảng hiện nay, chẳng có ma nào muốn biết hay chấp nhận sự thật thật sự nữa, mà chỉ còn chấp nhận sự thật chủ quan phe phái hợp nhĩ, hợp nhãn, hợp ý thôi.

Cụ Biden tuy mang tiếng là lẩm cẩm, lờ mờ, nhưng lại thuộc hạng siêu trong nghệ thuật đổ thừa và nhận vơ. Hùng hổ đấm ngực khoe công phục hồi kinh tế trong khi kinh tế đi từ khủng hoảng kẹt hàng tới lạm phát. Cái này, các cụ ta khi xưa gọi là ‘mặt trơ trán bóng’. Nghe có vẻ hơi nặng nề, nhưng sự thật là ‘mặt trơ trán bóng’, bốc phét và đổ thừa một cách vô liêm sỉ nhất đã trở thành điều kiện tiên quyết để thành công chiếm được ghế ngồi cho cá nhân mình trong chính trị Mỹ ngày nay. Bằng chứng cụ thể nhất: Biden! 

Chuyện thành công mang lại phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc cho dân là chuyện khác, mà chẳng mấy người… care!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét