Nhiều vụ án kể từ sau cuộc đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm năm 1963 trở đi, tình hình chánh trị ở miền Nam ngày càng xáo trộn, phong trào sinh viên tranh đấu ngày càng trở nên sâu đậm hơn. Còn nhớ ngay sau cuộc chính biến tháng 11/63, nhiều Hội sinh viên ở các trường đại học Saigon được thành lập và việc tranh dành chức Chủ tịch Hội và Tổng hội ngày càng gay gắt hơn.
Có thể nói trong giai đoạn nầy có ba thành phần sinh viên trong có mưu đồ tiến chiếm Hội và Tổng hội sinh viên Saigon là:
• Một thành phần sinh viên tranh đấu thực sự cho sự công bằng xã hội và yêu sách, đề nghị chánh phủ cần sửa đổi nhiều điều luật cho việc điều hành quốc gia, cũng như việc đòi tự trị đại học;
• Một thành phần sinh viên gọi là “thân chánh phủ”, được chánh phủ hỗ trợ phương tiện cho việc điều hành Hội hay Tổng Hội nhằm làm đối trọng với thành phần trên;
• Và một thành phần sinh viên thứ ba là Cộng sản hay thân CS muốn nắm và dùng lực lượng sinh viên nhằm tiếp tay cho công cuộc chiếm đóng miền Nam của CS BV.
Trong giai đoạn nầy có thể nói hai thành phần đầu chiếm đại đa số sinh viên. Còn thành phần thứ ba rất ít, chỉ len lõi và chờ thời cơ để phá hoại mà thôi. Do đó, có thể nói cuộc tranh chấp giữa hai thành phần sinh viên đầu rất quan trong.
Chúng ta có thể đan cử và sinh viên điển hình lúc bấy giờ là:
Lê Hữu Bôi (bị CS giết trong vụ Mậu Thân 1968), Ngyễn Trọng Nho, Tô Lai Chánh (người cùng với Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu cạo đầu khích dộng sinh viên tổng biểu tình ngày chủ nhựt 25/8 tại Giảng đường ĐH Y Khoa đường Trần Quý Cáp ngày thứ sáu 23/8/1963), Nguyễn Hữu Thái (người bị nghi là mastermind trong vụ ám sát GS Nguyễn Văn Bông), Võ Văn Trưng, Hồ Hữu Nhựt, Lê Hồng Khanh, Nguyễn Thanh Bình (?) (trong vụ xé Hiến chương Vũng Tàu thời Tướng Nguyễn Khánh) v.v…
Nhưng mãi đến nhiệm kỳ 1967-1968, cộng sản bắt đầu xâm nhập vào thành phần sinh viên và được huấn luyện cung cách đấu tranh ngõ hầu nắm các Hội và Tổng hội sinh viên. Từ khi Nguyễn Đăng Trừng nắm chức Chủ tịch rồi tiếp theo, Nguyễn Văn Quỳ (Nông Lâm Súc) làm Chủ tịch niên khóa sau đó. Và Huỳnh Tấn Mẫm, sinh viên y khoa năm thứ tư bắt đầu xuất hiện vừa chức Chủ tịch Hôi Sinh viên Y khoa và Phó CT Tổng hội sinh viên Saigon. Và HTM được đôn lên làm CT cho đến niên khóa 1970 qua sự lũng đoạn bầu cử do cs BV giựt dây. Đến năm 1971, liên danh Lý Bửu Lâm đắc cử, và Huỳnh Tấn Mẫm sau đó được bầu là Chủ tịch của Tổng hội Sinh viên Nam Việt Nam mới ra đời tháng 7/1971.
Cũng cần nên nhắc lại ở giai đoạn vừa kể trên các thành viên lãnh đạo thân cộng hay “đã là cán bộ cộng sản” khác của Tổng hội gồm: Lê Văn Nuôi (Chủ tịch Tổng đoàn học sinh Sài Gòn), Nguyễn Hoàng Trúc (Tổng thư ký Tổng hội sinh viên Sài Gòn), Hạ Đình Nguyên (phó chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn), Võ Như Lanh, Trịnh Đình Ban, Cao Thị Quế Hương, Trần Thị Lan, Trần Thị Huệ, Nguyễn Thành Công, Nguyễn Xuân Lập, Cao Lập, Lê Hiếu Đằng.
Và,
Lê Khắc Sinh Nhật (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948) học Luật tại Sài Gòn và là Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Luật Khoa Đại Học Sài Gòn niên khóa 1970 -1971. Cũng trong niên học nầy, anh được bầu vào ban Chấp hành của Tổng Hội Sinh Viên nhiệm kỳ 1970-1971 với chức vụ PCT Tổng hội SCSG cùng với HTM làm Chủ tịch.
Vì có khuynh hướng “quốc gia” cho nên LKSN bị các thanh viên trong Ban chấp hành TH muốn triệt tiêu anh. Nhóm nầy gồm có: Nguyễn Đăng Trừng - Huỳnh Tấn Mẫm - Trịnh Đình Ban. Và cái kết cuộc là Lê Khắc Sinh Nhự bị bắn vào ngày 28/6/1971.
***
Ai giết sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật?
Thành đoàn Cộng sản hay Huỳnh Tấn Mẫm?
1- Bối cảnh lịch sử
“Ngày 28/6/1971, thành đoàn CS ra lệnh cho biệt động thành bắn chết Sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật ngay tại hành lang trường Luật Sài Gòn. Ban ám sát thuộc Thành Đoàn Cộng Sản cử 2 tên tới Đại học Luật khoa số 4, DuyTân, nhận là người nhà của Lê Khắc Sinh Nhật và muốn gặp anh có việc cần. Lúc đó sắp tới mùa thi cuối niên học, Nhật đang hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất về cách thi cử tại một giảng đường. Nghe báo có người nhà tìm, Nhật đi ra. Vừa tới hành lang trước phòng Ban đại diện sinh viên, tên ám sát nhận diện đúng là Lê Khắc Sinh Nhật, hắn mau lẹ móc súng từ trong áo jacket ra bắn liền 3 phát trúng ngực Lê Khắc Sinh Nhật. Sau đó, hắn vội vàng phóng ra ngoài và nhảy lên xe, do một tên khác lái, đang nổ máy chờ sẵn. Viên Cảnh sát đứng gác bên ngoài bắn mấy phát chỉ thiên. Trên đường đào tẩu, chúng còn quăng ngược lại một quả lựu đạn, nhưng may mắn lựu đạn không nổ.
Thành đoàn CS giết Lê Khắc Sinh Nhật vì 2 lý do:
• Một là để răn đe các sinh viên thuần túy có tinh thần quốc gia; hai là để trả mối hận gây nên do Liên danh Lê Khắc Sinh Nhựt đã thắng liên danh Việt Cộng Trịnh Đình Ban (bảy điểm) trong cuộc bầu cử Ban Đại diện sinh viên Luật khoa niên khóa 70-71;
• Đồng thời LKSN còn đứng Phó Nội vụ trong liên danh Lý Bửu Lâm (Kiến trúc) thắng cử trong cuộc bầu Ban Đại diện Tổng hội SVSG, giành lại Tổng hội SVSG từ tay Thành đoàn Cộng sản. Cuộc bầu cử này tổ chức tại Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (Nông Lâm Súc) vào ngày 20.6.1971. Sau khi biết kết quả kiểm phiếu nghiêng về liên danh Lý Bửu Lâm, bọn sinh viên Việt Cộng dở ngay bản tính côn đồ, chúng nhảy lên bục “đá thùng phiếu để hủy bỏ kết quả bầu cử” và ẩu đả hỗn loạn (Trần Bạch Đằng. Trui Rèn Trong Lửa Đó. Tái bản 1. Trang 21).
Bị thất bại trong cuộc bầu cử Tổng hội sinh viên, Thành Đoàn Cộng sản hết sức cay cú. Họ đã đưa ra 2 quyết định: Một là sát hại sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật; hai là chỉ thị Huỳnh Tấn Mẫm tập họp một số sinh viên tại trụ sở Tổng vụ Thanh niên Phật tử số 294 đường Công Lý vào ngày 28 tháng 7 năm 1971 để bầu ra một tổ chức ma, chưa bao giờ có. Đó là ‘Tổng hội Sinh viên Việt Nam’, do Huỳnh Tấn Mẫm làm chủ tịch và Nguyễn Thị Yến làm tổng thư ký.
Quyết định hạ sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật là một quyết định tàn ác, đê tiện của Thành Đoàn Cộng Sản. Vì thế, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặc dù họ tung ra nhiều tài liệu và sách báo khoe khoan thành tích đấu tranh của các tổ chức Thành Đoàn, nhưng đặc biệt họ không hề dám công khai nhắc tới ‘thành tích’ ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật." (Nguồn: Bạch Diện Thư Sinh).” (Trích từ Huỳnh Bá Hải)
Đám tang của sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật chấn động Sài Gòn. Khiến giới Tin Lành ám ảnh kinh hoàng cho đến tận hôm nay. Đầu tiên gia đình an táng tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi giờ là công viên Lê Văn Tám. Sau 1975 thì gia đình cải táng phần mộ anh Lê Khắc Sinh Nhật về nghĩa trang Ân Từ Viên kế bên phần mộ thân sinh của anh. Đây là nghĩa trang Tin Lành thuộc tỉnh Bình Dương ngày nay.
2- Nhân vật Huỳnh Tấn Mẫm
Ông tên thật là Trần Văn Thật, sinh năm 1942 tại xã Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định (bên trong Sân bay Tân Sơn Nhất ngày nay). Xong tiểu học, Mẫm thi đậu vào trường Trung học Petrus Ký (nay là Lê Hồng Phong). Năm 1963, ông Mẫm đậu Tú tài toàn phần và trúng tuyển kì thi vào Đại học Y khoa Sài Gòn, vì học khá cho nên được Bộ Y tế chính quyền Sài Gòn cấp học bổng.
Năm 1958, lên 15 tuổi, đang học lớp Đệ ngũ (lớp 8) trường Petrus Ký, Mẫm được kết nạp vào tổ chức bí mật do Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí) cầm đầu. Tại đây, Mẫm từng được giao công tác rải truyền đơn chống chính quyền Sài Gòn và năm 1960 Mẫm được kết nạp vào Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng Sài Gòn-Gia Định.
Vì đã được kết nạp vào tổ chức của Công Sản nên thời kỳ Phong trào Phật giáo 1963, Mẫm luôn luôn có mặt và hành động táo bạo trong hầu hết các cuộc biểu tình chống chính quyền và đã từng bị bắt. Do quá trình tranh đấu, năm 1965, Mẫm được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng.
Tại trường Y Sài Gòn, ông trúng ghế phó chủ tịch phụ trách ngoại vụ của trường. Được sự phân công của tổ chức, ông đại diện cho trường Y khoa Sài Gòn ứng cử vào Ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và trúng tiếp chức vụ Phó Chủ tịch phụ trách nội vụ. Theo luật, khi chủ tịch THSVSG tốt nghiệp ra trường, ông được đôn lên thay thế.
Huỳnh Tấn Mẫm đã cùng với ban chấp hành lãnh đạo sinh viên chống quân sự hóa học đường, chống bắt đi lính, tổ chức những đêm đốt giường chiếu và ca hát ầm ĩ ở quân trường. Không chỉ vậy, ông Mẫm còn lãnh đạo những đêm nhạc"Hát cho đồng bào tôi nghe"đã khơi dậy lòng yêu nước khắp đường phố Sài Gòn.
Năm 1971, ông tổ chức khởi động chiến dịch đốt xe Mỹ. Sinh viên còn tổ chức đốt xe Mỹ trước ống kính máy ảnh, quay phim của các hãng tin nước ngoài.
Khoảng thời gian 1969-1972 là giai đoạn phong trào HSSV lên cao trào do sự xâm nhập của CSBV qua Thành đoàn Cộng sản.
Theo lời chính HTM kể, vì mâu thuẫn giữa NVT và NCK sau bầu cử 1971. NCK tiếp phái đoàn Đại diện HTM, LV Nuôi tại trại Phi Long. TH Sinh viên xin một trụ sở và được NCK thoải mãn, lấy nhà số 4 Tú Xương, và cung cấp xe cộ và vật dụng văn phòng. Nguyễn Cao Kỳ còn đi xa hơn nữa khi HTM làm yếu sách để xin vữ khí và được cấp rất nhiều lựu đạn KM3 (một loại lựu đạn gây tiếng nổ lớn nhưng không gây xác thương nhân mạng.
Và có thể kết luận, Ông Nguyễn Cao Kỳ chỉ vì tranh dành quyền lực cá nhân với Ông Nguyễn Văn Thiệu mà tiếp một bàn tay cùng với bàn tay đã nhúng chàm và vấy máu của Huỳnh Tấn Mẫm trong nhiều vụ ám sát sinh viên và nhân viên giảng huấn của ngành giáo dục đại học, trong đó có Lê Khắc Sinh Nhật!
Lịch sử sẽ ghi thêm một hành động tiếp tay với kẻ ác trong cái chết của sinh viên LKSN!
3- Thay lời kết
Qua lý lịch trên và qua những hành động phá hoại và nắm quyền hạn Chủ tịch Tổng hội SVSG do Thành đoàn Cộng sản giựt dây, có thể nói Huỳnh Tấn Mẫm đã trực tiếp gắn liền với cái chết của Lê Khắc Sinh Nhật, dù không có một bằng chứng rõ rệt nào.
“Quyết định hạ sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật là một quyết định tàn ác, đê tiện của Thành Đoàn Cộng Sản. Vì thế, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặc dù họ tung ra nhiều tài liệu và sách báo khoe khoang thành tích đấu tranh của các tổ chức Thành Đoàn, nhưng đặc biệt họ không hề dám công khai nhắc tới ‘thành tích’ ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật." (Nguồn: Bạch Diện Thư Sinh).
Qua ngày tháng đong đưa, sự thật lịch sử lần lượt được phơi bày, và những người gây tội ác ngày xưa như Nguyễn Đăng Trừng, Trịnh Đình Ban, Huỳnh Tấn Mẫm, cùng với Lê Hiếu Đằng… đều bị thất sủng và gạt ra bên lề của các nhóm lợi ích do chính những cá nhân trong Bộ Chính Trị, Trương ương đảng….cầm đầu. Để rồi như con ếch hay con ểnh ương chỉ còn biết kêu than cho qua ngày tháng, để rồi trước khi hết đời như LHĐ…cho thành lập …Nhóm phản tỉnh …thốt lên vài tiếng kêu gọi đảng Cộng sản thực thi các loại …dân chủ giả cầy!
Để trả lại công bằng cho lịch sử, các ông cần phải có đủ
can đảm nói lên tội lỗi giết người của mình!
• Các ông vẫn còn nợ sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật và gia đình một lời xin lỗi dù chỉ qua “cửa miệng”!
• Tổ quốc Việt Nam sẽ không bao giờ tha thứ cho các ông về tội phản quốc và phản dân tộc nầy!
Dù cho Thành đoàn Cộng sản hay các cá nhân kể trên là nguyên nhân trực tiếp cho cái chết của sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật, Đảng Cộng Sản Bắc Việt mới đích thị là nguyên nhân chính, vì Đảng tội đồ nầy chính là nguyên ủy của mọi sự ÁC giáng lên đầu dân tộc Việt ở miền Nam suốt hơn 45 năm qua…
Mai Thanh Truyết
Cảm ơn anh MTT. Quá khứ bi thương. Những con thú đã thắng con người.
Trả lờiXóa