khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Làng Cô Nhi Long Thành - Tác giả Lê anh Kiệt



Làng Cô Nhi Long Thành đã có một lịch sử mà hầu hết chúng tôi đều biết đến.  Từ 1968 đến 1971, một tên Việt Cộng tên là Tư Sự núp dưới lốt áo tăng lữ Phật Giáo đã sáng lập và điều hành cái gọi là “Làng Cô Nhi”.  Hắn ta dùng cô nhi để quyên tiền cho VC.  Hắn cùng đồng bọn chứa vũ khí để chống lại bất cứ ai có ý định xâm nhập vào làng.  Trong giai đoạn này, chính quyền Nam Việt Nam đã rất khó khăn để giải quyết tình hình.  Nếu tấn công vào “Làng” thì có nghĩa là chính quyền đã tấn công trẻ con.  Nếu không thì càng lúc càng nguy hiểm cho chính quyền.

Có một lần tôi đã đến Làng Cô Nhi dưới danh nghĩa của phóng viên cho nhật báo “The Saigon Post”.  Trẻ con đầu trọc chân đất phải làm việc trên cánh đồng dưới nắng nóng của mặt trời, và chúng chỉ được ăn chay vào mỗi bửa ăn trưa theo như quy định của tăng lữ Phật Giáo.  Cùng đi với chúng tôi còn có nhóm người trong “thành phần thứ ba”.  Tôi đã rất bực tức khi nhìn thấy trẻ con phải đứng dưới trời nắng nóng để đón chào những kẻ mang danh nghĩa “lãnh tụ” của cái gọi là “Lực Lượng Thứ Ba” này!  Chúng dùng trẻ mồ côi để thu thập tiền bạc từ nhiều nguồn cung cấp mà nhất là từ những hội từ thiện Mỹ, và trẻ con lại là cái lá chắn cho chúng nữa. 

Sau đó, chính quyền Sài Gòn đã phải dùng quân đội và cảnh sát để tấn công vào chiếm lấy Làng, giải cứu trẻ em; “Làng Cô Nhi” đã trở thành trại cho “Nạn Nhân chiến cuộc Bình Long”.  Một lần nữa tôi đã có dịp đến đây để trao quà cho các nạn nhân chiến cuộc dưới danh nghĩa của “Đoàn Sinh Viên Khoa Học Cứu trợ Đồng bào chiến nạn”.  Tổ chức này chính là tiền thân của Ban Đại Diện Sinh Viên Khoa Học mà tôi đã thành lập đầu tiên ở trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn.

2 nhận xét:

  1. Tri Sang Do Tôi là người từng sống ở Làng Cô Nhi Long Thành ( LCNLT) từ cuối năm 1968 đến đầu năm 1972 khi Làng Cô Nhi giải thể!
    Bài viết trên hết sức tào lao! Ông Tư Sự tên thật là Nguyễn văn Sự. Người đã từng làm việc ở Dinh Độc Lập thời ông Diệm. Đã bị tù 1008 ngảy vì dính liếu đến việc đảo chánh thời ông Diệm. Ông Sự là người gốc Thiên Chúa Giáo. Khi ở tù ông ta tiếp thu tư tưởng của nhiều người theo nhiều Tôn giáo nên sau khi ra tù ông ta thành lập cái hội có tên gọi là "HỘI ĐẠO ĐỒNG CỨU THẾ" và mở đạo nầy từ ngã Ba Cây Quéo (Giảng Xá Cứu Thế) sau mới dời về Long Thành. Bản thân ông ta không phải là người Cộng sản! Nhưng khi thành lập LCNLT thì thân cận nhiều người Trí Thức có tư tưởng thân cộng hoặc theo cộng như: bà luật sư Dân biểu Ngô Bá Thành, Sư cô Huỳnh Liên, Sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm...Nên có tư tưởng thân cộng để được yên thân... Việc bảo chứa súng đạn...là trò vu khống vô đạo đức!

    Trả lờiXóa
  2. "Trại Long Thành có một huyền thoại trước năm 1975, khi nó là Làng Cô Nhi dưới «triều đại» Tư Sự. Theo người ta kể, năm 1954, Tư Sự về Cà Mau, xuống tầu thủy ra Bắc tập kết. Người Mỹ biết. Ngày Tư Sự xâm nhập miền Nam, người Mỹ cũng biết. Bằng sự vận động, tài trợ và bảo trợ của người Mỹ, Làng Cô Nhi Long Thành được tạo dựng khang trang, đầy đủ tiện nghi nước, điện. Tư Sự và mấy chục đệ tử võ nghệ cùng mình của y đã đi quyến rũ, thu hút cô nhi, nạn nhân khốn khổ của chiến tranh không cần chiến thắng của Mỹ, đem về nuôi nấng, dạy dỗ. Cô nhi Long Thành bị cạo trọc đầu, được huấn luyện theo đúng phương pháp «trồng người» của Hà Nội và sẽ là đạo quân xung kích tiền phong đánh chiếm Sài Gòn. Tư Sự ngạo nghễ trong cái giang sơn Long Thành của y. Bộ Xã Hội chế độ cũ không có tư cách giám sát, giám thị Làng Cô Nhi và An Ninh không có quyền động chạm tới Tư Sự. Nhưng bỗng một đêm, người Mỹ bảo An Ninh Sài Gòn bắt Tư Sự và đồng bọn. Và họ đem xe vào Làng Cô Nhi chở hết cô nhi của Tư Sự ra phi trường Tân Sơn Nhất. Chẳng ai biết đám cô nhi này đi về đâu và sẽ bị sử dụng cho mục đích gì. Làng Cô Nhi, từ đó, sát nhập vào các Viện Mồ Côi thuộc Bộ Xã Hội. Nó ở hơi xa Sài Gòn nên nó kém hấp dẫn các nhà từ thiện. Nó trở thành cái làng hiu quạnh gần hoang phế. Và đến tháng 6 năm 1975, nó bị cải danh: Trại Cải Tạo Long Thành."

    (Trích Sỏi Đá Ngậm Ngùi của Duyên Anh, chương 16 https://isach.info/story.php?story=soi_da_ngam_ngui__duyen_anh&chapter=0011

    Trả lờiXóa