khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Phóng viên Đằng Giao: "30/4 nhắc nhở tôi là không bao giờ tuyệt vọng"- Tác giả Tina Hà Giang


Nếu ai hỏi còn nhớ nhiều về 30/4 không, phóng viên Ngô Trọng Đằng Giao sẽ trả lời không do dự: 'từng chi tiết' và nhấn mạnh ''phải nói là tôi không thể nào quên được.''

Nhưng phải ngồi nghe Đằng Giao kể lại mới thấy được giòng hồi tưởng cuồn cuộn như khúc phim chiếu lại những chi tiết mà có lẽ anh đã ôn lại trong đầu không biết bao nhiêu lần trong suốt 45 năm qua.
Lúc đó là cậu bé mới 13 tuổi, Đằng Giao cho biết điều đầu tiên anh nhớ về 30/4/1975 là ''cái tát nẩy đom đóm mắt'' sáng hôm ấy, từ người cậu, một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa.

'Không thể nào quên được'

''Ngày 30/4, cả ngày hôm đó tôi không dám đi ra khỏi nhà, bởi vì đêm hôm trước, đêm 29 đó, là gia đình Bắc kỳ di cư ở trong khu cư xá dành cho sĩ quan ở, mẹ tôi sợ lắm. Cả đêm hôm trước đã không ngủ được, sáng hôm sau thấy bom đạn nó đến dần, thành ra ngày hôm đó co rúm lại với nhau, sợ hãi lắm.''
''Tuổi tôi hồi đó còn hiếu động, nên ngồi lâu quá cũng chán. Cũng rất sợ, nghe nói là Việt Cộng nó sắp vào rồi. Mình cũng hơi hình dung ra Việt Cộng. Trong đầu tôi chỉ có hình ảnh mấy anh Bắc kỳ răng hô đó, trông rất là hung dữ vậy thôi, chứ không có hình ảnh nào rõ ràng hơn.''
''Tôi nhớ lúc chừng đâu mười giờ sáng, tôi cuồng chân quá, trốn mẹ ra đằng trước, vào xóm đá banh. Đang đá thì ông cậu ông lái xe Honda về nhà đi ngang qua. Ông cậu tôi là huấn luận viên của Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Ông mặc bộ quân phục, mặt rất nghiêm nghị, dừng xe xuống giữa đường, ông gọi lại tát cho tôi một cái nổ đom đóm mắt. 'Nó đánh, giặc vào đến nơi rồi không sợ, còn đứng ngoài đá banh, không biết hả?'
Khi được cậu lôi về nhà, thì cậu bé Đằng Giao lúc ấy thấy không khí trong nhà nghiêm trọng lắm, mẹ và bà ngoại lúc ấy không thì thào bàn tán gì nữa mà chỉ ngồi quan sát ông cậu.
''Cậu vô nhà thay quần áo quân đội ra rồi mặc đồ thường, hồi đó gọi là đồ civil. Tôi thấy rõ là ổng cầm khẩu súng đem vô trong nhà dấu ở đâu đó. Ông bảo bà ngoại 'cất kỹ cho con'. Ổng dặn mẹ là 'tối nay đừng có ngủ trong khu này nữa, đi ra nhà chị Căn ngủ đi.' Chị Căn là bà bác tôi nhà ở khu thường dân. Ổng dặn dò kỹ là nhất định không được ngủ nhà, rồi ông đi.''
''Ông cậu đi được một tí thì nhà dọn cơm trưa lên, nhưng cũng chẳng ai buồn ăn,'' Đằng Giao tiếp tục câu chuyện:
''Đang ngồi đó thì trên radio đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Tôi rụng rời. Lúc đó tôi chưa hiểu rõ ràng chuyện gì sẽ xảy ra cho mình. Chỉ thấy hoang mang vô cùng. Rồi sau đó lại nghe mấy ông hàng xóm nói ông Nguyễn Cao Kỳ đã đi rồi, không còn ở đây nữa. Thì tôi ngạc nhiên quá, mới hôm qua hôm kia ổng nói sẽ chiến đấu bên cạnh binh sĩ đến giờ phút cuối cùng mà, sao hôm nay lại lạ lùng vậy. Đó là thất vọng đầu tiên tôi có với những người trong chính quyền của mình.''
Chiều hôm đó Đằng Giao theo chân mẹ đến nhà người bác để tạm ngủ đêm đó theo lời dặn của cậu. Những gì anh thấy trên đường đi là những chi tiết khắc sâu vào tâm khảm.
'Tôi đi với mẹ, ngang qua cái ngã Bảy Lý Thái Tổ, nơi có cái tượng mấy ông lính biệt động quân gì đó, thì tự nhiên khi đến gần tôi nghe một tiếng nổ rất lớn, chát chúa luôn. Người ta bu lại. Tôi vụt khỏi tay mẹ, chạy ra giữa đường nhìn vô thì thấy chỗ cái hàng rào kẽm gai xây trên sân cỏ chung quanh tượng đài, gần đó có chiếc xe lăn nó nằm lật nghiêng ra. Và trên dây kẽm gai đó lủng lẳng những miếng thịt như thịt bò, không biết làm sao mà mùi nó tanh lắm.''
''Hỏi ra thì người ta mới nói một người lính vừa giựt lựu đạn tự tử ở đó. Đó lúc đó tôi thấy thực sự sợ hãi, cái hình tượng nó không còn mơ hồ như hôm qua hôm kia nữa. Lúc đó cộng sản với tôi là những cục thịt lủng lẳng đó. Cái màu đỏ của cục thịt với mùi tanh vô cùng lẫn với cái mùi thuốc súng nó nồng nặc vô cùng, nhưng mà sao mùi thuốc súng cũng mạnh lắm mà nó không át được cái mùi tanh đó, tanh lắm.''
Được hỏi về gia cảnh Đằng Giao cho biết bố anh, một sĩ quan VNCH, đã qua đời trước 1975 vài năm.
Chi tiết về cái chết của bố, Đằng Giao không rõ, nhưng nỗi đau đớn sự ra đi của ông để lại cho mẹ, thì anh nhớ mồn một.
''Bố tôi coi kho đạn trong quân cụ, bị tụi nó làm cho lật xe, hay giật mìn, hay bị nó bắn, hay làm sao không biết rõ 100%. Mẹ tôi thì bà cụ thương chồng quá, không cho con cái nhắc đến chuyện đó nữa. Đối với bà thì chuyện đau thương nhất đó không ai được nói đến. Tôi chỉ biết vì một lý do nào đó mà công xa của bố bị lật và ông qua đời.'' Đằng Giao ngập ngừng trong xúc động.

Trên đường vượt biên

Cuộc sống người con trai của giới ''ngụy quân, ngụy quyền'' sau 30/4/75 không dễ.
Vượt biên nhiều lần và thất bại nhiều lần, Đằng Giao đến được Mỹ sau chuyến vượt biên cuối cùng, dù hành trình gió bão đó khiến anh có lúc đã tưởng mình sẽ chết giữa đường.
Anh kể lại:
''Tôi rời Việt Nam năm 82. Vâng đi vượt biên. Tôi bị bắt đi nghĩa vụ quân sự, đào ngũ về nhà, nên phải đi thôi.''
''Lần cuối cùng đi khởi đầu rất thuận tiện. Đó là cuộc đi gần nhà nhất, đi từ Bà Rịa Vũng Tàu. Tôi nhớ mọi người hò hét nhau lên cái tàu họ gọi là đi ra cá mập. Đi từ ghe nhỏ gọi là taxi rồi ra cái tàu lớn hơn để ra biển.''
''Đến trưa thì tự nhiên trời đang quang đãng bỗng nhiên vần vũ chuyển mây rồi bão tố nổi lên. Lúc đó tụi tôi được lệnh phải chui xuống bên dưới hết rồi. Mọi người không được ngồi ở trước nữa. Họ che kín hết trời mưa lớn lắm. Xuống dưới khoang thì mùi dầu hôi nồng nặc quá chịu không nổi, tôi ói ra liền, xong rồi một tí nữa sóng nó nhồi mật quá, lả luôn, ngất đi luôn.''
''Cho đến nửa đêm, tôi mở được mắt ra thì có âm thanh rất lạ mà tôi không bao giờ quên được là tiếng cầu kinh của Công giáo hòa lẫn với tiếng tụng kinh của Phật giáo, nghe nó không êm đềm và dễ chịu như mình thường nghe, mà chát chúa lắm. Lúc đó nằm trên cái tàu nó lênh đênh như vậy, tôi có cảm giác là đây là tiếng cầu kinh đang tiễn mình đi sang bên kia thế giới.''
''Đi được mấy ngày thì tàu có cái máy bơm nước để thải nước ra ngoài, thì cái máy đó bị hư. Tụi tôi phải chia phiên nhau tạt nước ra ngoài. Sóng nó cứ lên một cái thì tạt mấy tiếng đồng hồ mới hết nước. Đồ đạc không có. Người thì dùng mấy cái cà mên để tạt nước, người thì lấy tay, nói chung là ai có cái gì làm cái nấy. Đến ngày thứ năm thì mệt mỏi lắm rồi. Đêm ngày thứ năm mọi người lúc đó được lên boong tàu, người ta nói ầm ĩ lên là ra đến hải phận quốc tế rồi, và kêu có tàu lớn, tàu lớn.''
Tàu lớn đầu tiên tàu vượt biên nhóm Đằng Giao gặp được là tàu của Liên Xô.
'Đèn nó tắt tối thui, nhưng thấy cái tàu như ngọn núi trước mặt, ai cũng mừng rỡ. Có người lấy flares ra rồi lấy súng ra bắn, bắn chỉ thiên.''
''Cái tàu bật đèn sáng tạch tạch từng vùng, từng vùng lên. Đến khi nó sáng toàn vẹn thì mọi người không mừng rỡ mà đứng chết trân luôn. Toàn là chữ Liên Xô thôi. Chết cha thôi nó nó bắt về là chết rồi. Có anh kia ảnh nói là thôi giờ lỡ rồi, nó bắt về nhà thì về rồi về nhà làm lại chứ bây giờ cái máy bơm nước nó hư rồi, đâu có đi xa được nữa. Đang phân vân như vậy, thì đùng một cái tàu lớn nó nổ máy hú còi rồi nó chạy đi luôn. Nó bỏ chạy, và sóng của nó làm cho tàu tụi tôi suýt lật, sóng nó mạnh lắm. Thế là lại tiếp tục lên đường nữa.''
Đoàn người gặp tàu Nhật Bản trong tình trạng bi đát lúc tàu đã hết sạch thức ăn và nước uống.
''Đến ngày thứ bảy, sáng hôm đó thì gặp một cái tàu nữa. Lúc đó nước hết rồi. Còn gạo thì cái lần bị sóng, nước vào nó bị nở và hư, phải đi vứt hết rồi, không ăn được nữa. Trái cây thì sóng biển cũng làm hư hết, không còn gì ăn nữa. Mọi người cũng như lần trước bắn súng chỉ thiên rồi chờ. May mắn tàu này là tàu của Nhật Bản thì họ dừng lại.''
''Khi họ kéo tàu mình đến gần thì sóng nó cứ đập đập vào cái mạn thuyền, người ta sợ nếu không có người đỡ thì tàu của mình sẽ va vào tàu Nhật rồi bị vỡ, cho nên lúc đó mọi người phải xúm lại ngồi cạnh nhau để căn, khi mà sóng nó vừa ập đến thì mình có động tác nhịp nhàng lấy chân đẩy ra.''
''Tôi nhớ có một anh tên là Đông anh ấy vì vậy mà bị gẫy chân. Ảnh la um xùm, la quá trời luôn. Cũng một phần nhờ vậy mà tàu Nhật họ kéo mọi người mình lên hết vì họ nghe tiếng la lớn quá họ xem xét rồi cho lên.''
Lên đó thì làm căn cước Nhật, họ chuẩn bị là sẽ đưa mình vào nước Nhật. Lúc đó nghĩ rằng 100% sẽ vào Nhật định cư thì có nhiều người thất vọng, nhiều người có thân nhân ở những nước khác họ mong là được sang bên đó.''
''Chờ trên tàu ít lâu thì vì một lý do gì đó mà chính phủ Nhật đánh điện ra họ nói họ không nhận được nữa, vì nước Nhật không chịu nhận người tị nạn. Họ nói sẽ gọi một cái tàu Panama nhờ đưa chúng tôi đến một trại tị nạn nào đó.''

Chiều hôm đó đoàn người được chở đến một đảo mà sau này Đằng Giao mới biết là đảo Pulau Bidong.'
''Cho đến nửa đêm, tôi mở được mắt ra thì có âm thanh rất lạ mà tôi không bao giờ quên được là tiếng cầu kinh của Công giáo hòa lẫn với tiếng tụng kinh của Phật giáo, nghe nó không êm đềm và dễ chịu như mình thường nghe, mà chát chúa lắm. Lúc đó nằm trên cái tàu nó lênh đênh như vậy, tôi có cảm giác là đây là tiếng cầu kinh đang tiễn mình đi sang bên kia thế giới.''
''Đi được mấy ngày thì tàu có cái máy bơm nước để thải nước ra ngoài, thì cái máy đó bị hư. Tụi tôi phải chia phiên nhau tạt nước ra ngoài. Sóng nó cứ lên một cái thì tạt mấy tiếng đồng hồ mới hết nước. Đồ đạc không có. Người thì dùng mấy cái cà mên để tạt nước, người thì lấy tay, nói chung là ai có cái gì làm cái nấy. Đến ngày thứ năm thì mệt mỏi lắm rồi. Đêm ngày thứ năm mọi người lúc đó được lên boong tàu, người ta nói ầm ĩ lên là ra đến hải phận quốc tế rồi, và kêu có tàu lớn, tàu lớn.''
Tàu lớn đầu tiên tàu vượt biên nhóm Đằng Giao gặp được là tàu của Liên Xô.
'Đèn nó tắt tối thui, nhưng thấy cái tàu như ngọn núi trước mặt, ai cũng mừng rỡ. Có người lấy flares ra rồi lấy súng ra bắn, bắn chỉ thiên.''
''Cái tàu bật đèn sáng tạch tạch từng vùng, từng vùng lên. Đến khi nó sáng toàn vẹn thì mọi người không mừng rỡ mà đứng chết trân luôn. Toàn là chữ Liên Xô thôi. Chết cha thôi nó nó bắt về là chết rồi. Có anh kia ảnh nói là thôi giờ lỡ rồi, nó bắt về nhà thì về rồi về nhà làm lại chứ bây giờ cái máy bơm nước nó hư rồi, đâu có đi xa được nữa. Đang phân vân như vậy, thì đùng một cái tàu lớn nó nổ máy hú còi rồi nó chạy đi luôn. Nó bỏ chạy, và sóng của nó làm cho tàu tụi tôi suýt lật, sóng nó mạnh lắm. Thế là lại tiếp tục lên đường nữa.''
Đoàn người gặp tàu Nhật Bản trong tình trạng bi đát lúc tàu đã hết sạch thức ăn và nước uống.
''Đến ngày thứ bảy, sáng hôm đó thì gặp một cái tàu nữa. Lúc đó nước hết rồi. Còn gạo thì cái lần bị sóng, nước vào nó bị nở và hư, phải đi vứt hết rồi, không ăn được nữa. Trái cây thì sóng biển cũng làm hư hết, không còn gì ăn nữa. Mọi người cũng như lần trước bắn súng chỉ thiên rồi chờ. May mắn tàu này là tàu của Nhật Bản thì họ dừng lại.''
''Khi họ kéo tàu mình đến gần thì sóng nó cứ đập đập vào cái mạn thuyền, người ta sợ nếu không có người đỡ thì tàu của mình sẽ va vào tàu Nhật rồi bị vỡ, cho nên lúc đó mọi người phải xúm lại ngồi cạnh nhau để căn, khi mà sóng nó vừa ập đến thì mình có động tác nhịp nhàng lấy chân đẩy ra.''
''Tôi nhớ có một anh tên là Đông anh ấy vì vậy mà bị gẫy chân. Ảnh la um xùm, la quá trời luôn. Cũng một phần nhờ vậy mà tàu Nhật họ kéo mọi người mình lên hết vì họ nghe tiếng la lớn quá họ xem xét rồi cho lên.''
Lên đó thì làm căn cước Nhật, họ chuẩn bị là sẽ đưa mình vào nước Nhật. Lúc đó nghĩ rằng 100% sẽ vào Nhật định cư thì có nhiều người thất vọng, nhiều người có thân nhân ở những nước khác họ mong là được sang bên đó.''
''Chờ trên tàu ít lâu thì vì một lý do gì đó mà chính phủ Nhật đánh điện ra họ nói họ không nhận được nữa, vì nước Nhật không chịu nhận người tị nạn. Họ nói sẽ gọi một cái tàu Panama nhờ đưa chúng tôi đến một trại tị nạn nào đó.''
Chiều hôm đó đoàn người được chở đến một đảo mà sau này Đằng Giao mới biết là đảo Pulau Bidong.'
Sau khi sống trong ba trại tị nạn khác nhau: Pulau Bidong, rồi Sungei Besi ở Malaysia, và cuối cùng là Moron Bataan, Philippines, nơi anh được đưa đến học đời sống Đằng Giang được vào Mỹ với diện tị nạn vì là con của quân nhân VNCH.
Anh vào Mỹ năm 83, đúng một năm sau ngày rời Việt Nam.

'Luôn luôn là người Việt'

Tại Mỹ Đằng Giao học điện ảnh ở UCLA. Học xong, anh làm việc với các công ty Mỹ một thời gian rồi ngày càng nghe thấy tiếng gọi của quê hương. Anh bộc bạch:
''Học điện ảnh ra rồi, sau một thời gian làm việc với Mỹ thì tôi nghĩ ủa sao mình nói mình là người Việt, mà thực sự lúc đó tôi không biết nhiều về văn hóa của mình cho lắm. Do một sự tình cờ, tôi vào làm cho trung tâm băng nhạc Làng Văn, rồi về Việt Nam làm việc, quay băng nhạc ở bên đó.''
Đằng Giao cho biết anh làm đạo diễn video cho các chương trình Duyên Dáng Việt Nam từ số 9 đến 15, trong thời gian khoảng năm, sáu năm.
Kể lại kinh nghiệm làm việc ở quê hương, anh cho biết mình được làm việc thoải mái, nhưng biết có những cái không thoải mái cho người khác:
''Bản thân tôi thì không bị. Nhưng tôi chỉ thấy có những cái rất là vô lý. Không thể tưởng tượng sự vô lý của họ đến đâu. Thí dụ trong CD của mình có bài ca ngợi tỉnh Hà Giang, bài nữa ca ngợi tỉnh Hà Nội. Trong cái đĩa CD đó, mười bài đã phải xin phép và có phép hết rồi. Khi cầm cái danh sách nhạc đó đi thâu video, thì lại phải xin phép lại từng bài một. Không hiểu tại sao?''
Được hỏi sau gần 40 năm sống ở Mỹ có thấy mình bị khủng hoảng bản sắc không, Đằng Giao trả lời rằng trong cụm từ ''Người Mỹ gốc Việt'' anh nghiêng về hai chữ ''gốc Việt'' hơn.
''Lúc nào tôi cũng nghĩ mình là người Việt. Cách cư xử, cách suy nghĩ của mình nó có khác, nhưng mình nghĩ là nó do sự hội nhập thôi, chứ không phải vì mình là ''người Mỹ'' gì cả. Thậm chí khi có con tôi cũng không đặt tên tiếng Anh cho nó, tôi cứ đặt tên Việt Nam, tôi nghĩ nó lớn nó thích tên nào nó tự đặt cho nó sau.''
Hỏi anh nói gì với người con trai ngưỡng cửa đại học về lịch sử Việt Nam, Đằng Giao cho biết hai bố con rất thân nhau.
''Tôi thậm chí còn không nhớ nói gì với con. Nhưng thế này. Có lần cô em con ông chú của tôi, cô rất là mê thằng con tôi tại nó bụ bẫm dễ thương lại nói tiếng Việt Nam rất giỏi nữa. Hôm đó em tôi chở thằng con tôi về, mà mặt nó tái nhợt à. Nó nói anh Giao anh dạy con anh cái gì mà nó nói nghe sợ quá. Tôi hỏi nói cái gì. Cô em kể lúc nãy chở nó đi vừa dừng đèn đỏ, nhìn thấy cái tượng, thằng con tôi nó chỉ vô cái tượng nói 'già Hồ kìa cô Ngọc.' Ngọc nói em giật bắn người lên, người ta nghe thì chết em.''
Anh kết luận:
''Tôi nghĩ vậy cũng đủ để cho nó biết rằng nó là ai rồi. Nó thấy hình ảnh của ông nội, nó thấy ông nội ngồi với Mỹ là nó đã biết rồi, có những điều may mắn tôi không phải giải thích vào chi tiết vì nó đã hiểu hết rồi.''

'30/4 nhắc tôi không bao giờ tuyệt vọng'

Chia sẻ tâm trạng mình sau 45 năm biến cố 30/4, Đằng Giao trầm ngâm:
''Việt Nam nước mình thì vẫn là nước mình thôi. Có điều nó đang nằm trong tay của những người, cũng là người Việt mình đó, nhưng mà những người nó không có giống mình cho lắm. Hồi trước phải về Việt Nam làm việc thì tôi về thôi chứ còn sau này khi mà không bị công việc nó đòi hỏi nữa tôi rất ngại về mặc dù bạn bè bà con còn đó, lâu lắm rồi tôi không về.''
Anh nói thêm:
''30/4 là một nỗi thất vọng, tuyệt vọng, một k‎ý ức buồn cho rất nhiều người. Hồi đó khi mà thấy gia đình mình mất hết tất cả trong vài ngày thì dĩ nhiên cũng như nhiều người tôi cũng rất buồn bã.''
''Nhưng mà tôi tin là nhờ biến cố 30/4 đó mà những người như tôi mới được dịp đi nước ngoài để sinh sống, và học hỏi những kiến thức khác để kiến tạo ra nếp sống mới của mình.''
''Thành thử ra đối với tôi mỗi khi 30/4 đến nó như một sự nhắc nhở là không bao giờ tuyệt vọng cả. Trong tất cả những cái rủi ro, dù mất mát lớn lao đến đâu thì cũng có những cái may mắn đền bù lai. Trong đại họa lớn lao của đất nước, có một số đông chúng ta có sự may mắn khác hơn người, đó là một nhắc nhở rất qu‎ý giá đối với tôi.''
Hiện đang làm phóng viên cho một tờ báo ở Little Saigon, Đằng Giao cho biết anh 'yêu nghề làm báo,' và nghề này dù không kiếm được nhiều tiền nhưng 'rất vui,' vì cảm thấy 'đang giúp được chút gì cho cái cộng đồng người Việt nhỏ bé xung quanh.' Dường như phóng viên Đằng Giao đã tìm được quê hương Việt Nam tại nơi anh đang sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét