khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

Hiểu hông? - Tác giả Hoàng long Hải



 
Khó nằm giữa chợ chèo queo
Sơn lâm có của trèo đèo đến thăm!

Đây là câu ca dao, tôi từng nghe Mẹ tôi nói khi tôi còn trẻ con. Có lần Mẹ tôi “bình luận”: Tình đời mà! Trách ai làm chi. “Đói đầu gối phải bò!” Tôi hiểu Mẹ tôi, từ ngày ấy cho đến bây giờ (2019), mặc dù Mẹ tôi đã qua đời năm 1977, sau khi tôi “đi học tập cải tạo” (danh từ Việt Cộng đấy) được hai năm. Chị cả tôi mất năm 1947 – khi chạy tản cư – Ba tôi mất năm 1948, trên chiến khu Ba Lòng (QT), khi ông theo kháng chiến chống Pháp. Anh cả tôi bị Tây với Việt gian thủ tiêu năm 1949 ở Huế - việc nầy nhà thơ Thanh Thanh biết vì hai ông là “bạn thơ” với nhau. Ba năm ba cái tang liền nhau, nhà tôi không nghèo sao được! Mẹ tôi, có là người “trèo đèo đến thăm” cũng là chuyện thường tình. Khi anh chị em tôi khôn lớn và giàu có, có khi Mẹ tôi nhắc “đừng quên cái nghèo của mình”.

Sau nầy, khi ở Saigon, làm ăn với vài người Tàu, như anh bạn Du, nhà lầu 5 tầng trên đường Đồng Khánh, vài lần ăn cơm nhà với anh, tôi thấy sau khi ăn cơm xong, anh ăn một chén cháo trắng, như nhiều gia đình người Tàu khác. Có gì đâu! Đừng quên thuở “hàn vi”, nhà không đủ gạo, phải nấu cháo cho đủ ăn cả nhà!
 
Nhiều người giàu quên thuở nghèo!

Chuyện nầy không biết có không, cũng nhắc lại, để “chiêm nghiệm” một chút.
 
Người dân “Quảng Trị tui” nhớ chuyện gia đình ông Hoàng Hữu Ngạnh (tên cúng cơm của ông Hoàng Thi Thơ đấy). Dòng dõi nhà quan, mà quan to, vua Tự Đức rất trọng vọng – hình như tôi có kể chuyện nhà quan” nầy trong bài viết về HTT in trong “Những bài viết về Quảng Trị”.
 
Năm 1951, ông HTT từ Thanh Hóa, “trốn” về thị xã Quảng Trị, ra “đầu Tây” (“danh từ Việt gian” đấy). Tổ chức một “đêm văn nghệ” ở rạp Julien Frère (QT) xong, ông dzông tuốt vô Saigon làm ăn, và “đem mấy đứa cháu vô Saigon nuôi”, trong số có Hoàng Kiều.
Người dân “Quảng Trị tui” kể: “Hoàng Kiều đi từ làng – làng Bích Khê, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị - vô tới Saigon mà đi chân đất, không giày guốc chi cả!” Chuyện thật hay đùa?! Ai biết! Không biết “ông” Hoàng Kiều có dám nói thật không?
 
Chuyện “ông” Hoàng Kèo (Kiều, tôi gọi theo cách “kỵ húy” của người Huế) giàu thì kệ “ổng”. Nhiều người “dân Quảng Trị tui” nhờ cậy “ổng”. Tui biết nhưng đó là “chuyện riêng người ta”. Hơn chục năm trước, khi tui in cuốn “Những bài viết về Quảng Trị”, trong đó có viết về mấy danh nhân như Tiến Sĩ Phan Văn Thính, cựu Phó Đại Sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn, cụ BS Phan Văn Hy (thân phụ ông PĐS, tui gọi bằng cậu - họ), nhạc sĩ Hoàng Nguyên, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba, nhac sĩ Hoàng Thi Thơ, tôi cũng mất công về Houston, Cali, qua Canada tìm tài liệu.
 
“Dân Quảng Trị tui” cũng có nhiều người mua giùm, bán giùm… Vậy mà tỷ phú Hoàng “Kèo”chẳng mua cho được một cuốn. Có người, như ông Hoàng Hữu Hương ở Houston, tỏ ý không vui. Tôi nói: “Tự mình viết dở thì người ta không mua. Có gì đâu! Với lại mình cũng ngu. Có nhiều điều người ta muốn giấu mà mình lại “moi” ra. Ở miền Nam, ngoại trừ vài người “dân Quảng Trị tui” biết bài thơ trách cứ Hoàng Thi Thơ hồi năm 1950, ăn ở với Trương Thị Tân Nhân (con gái ông Trương Công Tài ở Cam-Lộ? có bầu rồi “hốt hụi dzông luôn”, trốn về “theo Tây” mà không đem “vợ” theo! Bạc tình như vậy thì thôi!”
 
Thật tình, tui không ưa ông tỷ phú nầy mặc dù em chú bác với ông, Hoàng Thi Thao là học trò cũ của tôi năm anh ta học lớp Đệ Tam. Tôi thấy Hoàng Thi Thao dễ thương. Anh ta với Hoàng, cháu kêu tôi bằng cậu là “hai đứa quậy hết chỗ nói” ở Qui Nhơn khoảng mấy năm 1965, 66. Một đứa thì làm quản lý “Bar Moon Star” của ông Chú, còn một đứa thì cha thuộc dòng Trần Thiện…
 
Năm kia, về Cali họp mặt “Đồng hương Quảng Trị”, nghe người “dân Quảng Trị tui” nói chuyện ông Hoàng “Kèo” “mở lò rượu” tôi hỏi đồng hương: “Thằng nầy hết nghề bán máu chưa mà qua nghề bán rượu?!” Nói xong, tôi thấy hối hận. Nói chi mà độc địa rứa? nên tôi yêu cầu mấy người ngồi quanh “quên” câu nói của tôi.
 
Gần đây, tui lại khen ngợi hành động của “ông” Hoàng Kiều trong việc lo đám tang cho “ông” Lý Tống. Tôi nói với vài người bạn: “Dân miền Trung có máu Kinh Kha. Không làm Kinh Kha được thì cũng hoan nghênh người làm Kinh Kha ông Hoàng Kiều với ông Lý Tống vậy.
 
Thuở nhỏ ta mơ nhiều đấy nhỉ?
 Mơ làm Lê Lợi với Kinh Kha!
 Kinh Kha ngày ấy còn thơ dại
 Chưa bước chân đi đã nhớ… nhà
(Gởi Lê Trọng Ấn)
 
Có một chuyện thật:
 
Trước năm 1945, (BS Văn Tần) người làng Long Hưng, chỗ “Hùng móm” tui tử trận 1972 – cũng “dân Quảng Trị tui” học Cours Moyen (un) hay (deux) gì đó rồi, tới niên khóa 1950-51 học lại lớp nhất với bọn tui. Từ làng Long Hưng ra tới trường (trước cửa Hữu - cửa thành Đinh Công Tráng), anh ấy đi chân đất. Tụi tui, bạn cùng lớp với anh mang guốc là phần đông - hồi ấy chưa có dép Nhựt” -chẳng anh nào mang giày sandalle - nhà không giàu lắm – như Nguyễn Tri Châu (dòng NT Phương) cha làm Trưởng Ty Công An hay Hồ Trọng Toàn cha làm “phủ trưởng Triệu Phong”. Có lẽ Văn Tần thấy hơi kỳ nên mấy bữa sau anh cũng mang guốc đi học. Nhà thì xa, - từ làng ra tới trường khoảng hai cây số - đường thì đường nhựa, đường đá… nên “tiện lợi nhất” là cầm hai tay hai chiếc guốc, đi chưn cho tiện. Tới gần trường, cách cỡ 50 thước, anh ấy bỏ guốc xuống, mang vào chân đi… vô lớp. Do vậy, guốc anh ta rất lâu… mòn.
 
Chuyện “ông” Hoàng “Kèo” giàu thì kệ “ổng”. Nhiều người “dân Quảng Trị tui” nhờ cậy “ổng”. Tui biết nhưng đó là “chuyện riêng người ta”. Hơn chục năm trước, khi tui in cuốn “Những bài viết về Quảng Trị”, trong đó có viết về mấy danh nhân như Tiến Sĩ Phan Văn Thính, cựu Phó Đại Sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn, cụ BS Phan Văn Hy (thân phụ ông PĐS, tui gọi bằng cậu - họ), nhạc sĩ Hoàng Nguyên, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba, nhac sĩ Hoàng Thi Thơ, tôi cũng mất công về Houston, Cali, qua Canada tìm tài liệu.
 
“Dân Quảng Trị tui” cũng có người mua giùm, bán giùm… Vậy mà tỷ phú Hoàng Kiều chẳng mua cho được một cuốn. Có người, như ông Hoàng Hữu Hương tỏ ý không vui. Tôi nói: “Tự mình viết dở thì người ta không mua. Có gì đâu! Với lại mình cũng ngu. Có nhiều điều người ta muốn giấu mà mình lại “moi” ra. Ở miền Nam, ngoại trừ vài người “dân Quảng Trị tui” biết bài thơ chê trách Hoàng Thi Thơ hồi năm 1950, ăn ở với Trương Thị Tân Nhân (con gái ông Trương Công Tài ở Cam-Lộ? có bầu rồi “hốt hụi dzông luôn”, trốn về “theo Tây” mà không đem “vợ” theo! Bạc tình như vậy thì thôi!”
 
Thật tình, tui không ưa ông tỷ phú nầy mặc dù em chú bác với ông, Hoàng Thi Thao là học trò cũ của tôi năm anh ta học lớp Đệ Tam. Tôi thấy Hoàng Thi Thao dễ thương, mặc dù anh ta với Hoàng, cháu kêu tôi bằng cậu là “hai đứa quậy hết chỗ nói” ở Qui Nhơn khoảng mấy năm 1965, 66. Một đứa thì làm quản lý “Bar Moon Star” của ông Chú, còn môt đứa thì cha thuộc dòng Trần Thiện…
 
(Chuyện đôi guốc của Bác Sĩ Văn Tần lâu mòn bây giờ mới dám… kể, bởi vì anh ta có muốn “đánh” tôi thì tay anh ta phải dài tới nửa quả địa cầu, chớ hồi xưa thì không dám. Anh ta vốn lớn con, lớn tuổi (đi học lại với tụi con nít). Nói chuyện với anh, tui phải ngững mặt lên… nhìn anh; anh phải cúi mặt xuống… nhìn tui.)
 
Tui đi lính trễ. 33 tuổi ra trường Thủ Đức – cái quai chảo – loon chuẩn úy mới toanh – loon “trẻ nhất QĐVNCH - xếp là ông Thiếu Tá Huỳnh Kiêm Mậu, hơn tôi 3 tuổi. Mỗi lần đi công tác, ông Thiếu Tá dặn đi dặn lại thiệt kỹ, câu cuối thường là: “Tui nó dzậy, anh Hải nghe KỊP không?”
 
Nói như ông là lạ đấy?
 
Cụ Trương Quang Đình – dòng Trương Đăng Quế đấy, tốt nghiệp bằng Depsi với Thủ Tướng VC Phạm Văn Đồng, dạy Pháp Văn, giảng bài cho học sinh xong, cụ thường hỏi: “Hiểu hông?” Học trò thường dốt, thầy dạy hỏi “Hiểu không?” là thường tình.
 
Trong Quân Đội, có khi “lấy loon đè người.” Xếp có hỏi “Hiểu không” cũng là chuyện thường, mặc dù có khi – có khi mà thôi - xếp cũng dốt đấy.
 
Vậy mà ông thiếu tá của tôi, chẳng bao giờ ông ấy hỏi tôi “Anh Hải có hiểu không?” mà lại hỏi: “Anh Hải nghe có KỊP không?” Tại vì ông nói nhanh, nói không rõ… nên tôi nghe không kịp nên ông mới hỏi “nghe KỊP không?” Ông nhận phần lỗi về ông!
 
Vậy thì ông ta là người có văn hóa như thế nào? Với Trung Úy Nguyễn Đăng Đức, khi đi công tác, ông cũng dặn ông Đức như dặn tôi vậy! Đâu có phải vì tôi nguyên là “giáo sư trung học” hay cái gì khác mà ông ta ăn nói với tôi như vậy!
 
Tôi nói với Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực - hiền thê ông Lực là ca sĩ Thanh Hà, gọi ông Hoàng Thi Thơ bằng cậu (ruột): “Ê! “moi” thấy “ông” Hoàng Kiều nói với ai cũng thường dùng câu “Có hiểu không?”. Không phải “Miệng nhà sang (hay nhà quan) có gang có thép”. Chỉ xài “mệnh đề” trước, “mệnh đề” sau thì bỏ đi (L. nhà khó...) Dù gì ông ta cũng là “tỷ phú” ngang hàng với Trump mà. Lê Đắc Lực cười: “Tụi em có nói với ông. Ông cũng thấy, hứa bỏ mà chưa thấy bỏ.”
 
Đây là cái bệnh chung của thiên hạ.
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét