khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

Hoa Vi, Gấu trúc và Trật tự thế giới- Tác giả Việt Trung



Gần đây dư luận cả trong nước lẫn quốc tế hầm hập nóng lên khi chứng kiến “cú đấm huỷ diệt” của Trump tung thẳng vào Tập Cận Bình qua vụ phong toả tập đoàn Hoa Vi (Huawei). Tập Chủ tịch buộc phải đưa ra lời cầu cứu “thần dân” của mình hãy tham gia vào cuộc Vạn lý Trường chinh (Wanli Changzheng) mới và tất cả “phải bắt đầu lại từ đầu” (nguyên văn lời của Tập) để ứng phó với đòn đánh hiểm hóc của Trump.

Cho dân biết sự thật?

Nhưng Vạn lý Trường chinh là một cuộc rút lui, một cuộc tháo chạy của Hồng quân Công nông Trung Hoa, lực lượng tiền thân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, diễn ra từ năm 1934 đến 1936. Trong một lần tiếp xúc với Phạm Văn Đồng, Chu Ân Lai từng mở bầu tâm sự: Nếu Trung Quốc biết miếng võ “chiến tranh nhân dân” như Việt Nam, chúng tôi đã không phải tiến hành cuộc “trường chinh” giản khổ và tổn thất quá lớn.
 
Điều lạ lùng là ông Tập, một lần nữa lại “bẻ lái” con tàu đồ sộ mang tên CHND Trung Hoa theo hướng “ăn mày dĩ vãng”. Này nhé, Đặng Tiểu Bình từng cố gắng khôi phục chế độ “lãnh đạo tập thể”, thay thế “tệ sùng bái cá nhân” của Mao gây ra cái chết cho hàng chục triệu cán bộ đảng viên. Thế mà đến lượt mình, Tập lại sửa Điều lệ Đảng, thay đổi Hiến pháp, để “ôm trọn gói” cái ghế “Tổng Bí thư – Chủ tịch nước” suốt đời. Và nay, sau đòn trừng phạt của Trump, thì hôm 20/5, ông Tập lại trở về “chốn xưa”, thăm tỉnh Giang Tây (địa điểm khỏi hành cuộc trường chinh) để tìm liều thuốc kích thích Wanli Changzheng.

Cũng may mà lần này chưa thấy Ban Tuyên giáo Việt Nam huýt còi, cấm các báo quốc doanh bình luận về gót chân a-sin của Trung Quốc qua vụ Hoa Vi, nên độc giả trong nước mới được biết đến cuộc đấu ngoạn mục giữa Trump và Tập thông qua những bình luận khá sắc sảo trên tờ “Thanh Niên”. Cuộc chiến thương mại, xem ra, giờ đây đã mở rộng ra phạm vi các hãng sản xuất chip và bán dẫn.
 
Nhớ lại những lần nước sôi lửa bỏng khi Bắc Kinh cắm cái giàn khoan HD981 vào vùng biển VN, hoặc mới vài năm trước đây thôi, Trung Quốc đã dùng tàu chiến và tàu hải cảnh đuổi Việt Nam cùng với các đối tác (trong đấy có cả đối tác chiến lược Tây Ban Nha) ra khỏi những giềng dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mặc! Đảng vẫn im bặt. Đảng vẫn cấm không cho dân mở miệng. Đảng nói (qua hệ thống dư luận viên), mọi chuyện có Đảng lo!

Nhưng giờ thì đảng không còn đứng ra “hứng đạn” thay cho Trung Quốc được nữa rồi. Đúng như bà con đang bàn tán trên mạng, cái chiến lược phát triển “ăn xổi ở thì”, chuyên sao chép và đánh cắp công nghệ của Trung Quốc sẽ phải trả giá vô cùng đắt. Không chỉ việc kinh doanh smartphone trên thị trường quốc tế của Huawei sẽ “đi đời nhà ma”, mà hậu quả sẽ còn sâu rộng và dài lâu hơn nhiều người tưởng.

Cho nên có cấm cũng không xong, đảng đành định hướng cho các báo viết vừa phải (đủ cho dân biết nhưng cũng không làm phật lòng Trung Quốc). Cứ để cho truyền thông phanh phui, biết đâu, Việt Nam sẽ học được nhiều bài học khác, trong đó có kinh nghiệm (giờ phải trả giá) của việc “đi tắt đón đầu” kiểu Huawei trong kỷ nguyên 4.0.

Gấu trúc và Trai tượng

Bắc Kinh dùng Hoa Vi để thực hiện âm mưu làm bá chủ thế giới, thông qua con đường công nghệ cao. Chuyện này gợi nhớ đến nền ngoại giao “gấu trúc Panda”, dưới cái mũ bảo tồn động vật quý hiếm để vươn ra thế giới, với bộ mặt nhân văn. Trung Quốc hiện đang đem gấu trúc cho mượn, hoặc cho thuê tại 26 vườn thú ở 18 quốc gia. Sự xuất hiện của gấu trúc thường gắn liền với các hội nghị quốc tế, kết thúc các vòng đàm phán thương mại, hoặc các cuộc viếng thăm cấp nhà nước của lãnh đạo Trung Quốc khi ra nước ngoài.

Một trong những “bí mật công khai” cho động thái nói trên là Trung Quốc muốn dùng hình ảnh gấu trúc Panda để “mềm hoá bớt” chế độ sắt máu của mình ở bên ngoài và làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước có thể đem lại cho Bắc Kinh những nguồn lực và công nghệ giá trị. Điều này đã được mô tả như là một trong những nguồn mạch của "quyền lực mềm".

Trong khi làm ra vẻ chăm lo bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sinh thái ở những nơi khác thì đối với Việt Nam, Trung Quốc hành động hoàn toàn ngược lại. Việc đẩy mạnh quân sự hoá các đảo đá cưỡng chiếm đã bị quốc tế tố cáo là làm huỷ hoại môi trường sinh thái, lâu nay TQ thường xuyên huỷ hoại môi trường sinh thái của VN.

Đặc biệt nghiêm trọng, ngày 23/5, tổ chức “Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á” (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington cảnh báo, các hình ảnh vệ tinh mà họ có được cho thấy các đội tàu khai thác trai tượng – Trung Quốc xem đây là “vàng trắng của biển cả” do giá của nó trong vòng bốn năm qua đã tăng đột biến – đã trở lại Biển Đông. Cũng theo cơ quan này thì từ 2012 cho đến 2015, Trung Quốc đã làm hư hại hay phá hủy ít nhất 28 bãi san hô trên khắp Biển Đông.

Còn trên đất liền, ngày 25/5, theo báo chí trong nước, Trung Quốc đã xả lũ trên thượng nguồn mà không thông báo trước cho Việt Nam, gây ngập lụt đối với toàn thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, khiến có người mất tích, hàng chục đò chở hàng bị đắm. Sau đó tuy không mưa nữa nhưng phía đầu nguồn bên Trung Quốc vẫn tiếp tục xả lũ nên nước vẫn dâng cao.

Cuộc chiến giữa các nền văn minh?

Hoa Vi, Gấu trúc và Trai trượng là những câu chuyện riêng rẽ song tất cả đều liên đới với nhau bằng một điểm chung: tất cả đều là phương tiện của chủ nghĩa đại Hán hiện đại, tất cả đều là những chiếc vòi của con bạch tuộc bành trướng bá quyền Trung Quốc. Nhưng giờ đây những biện pháp bất minh ấy đã bị thế giới phát hiện. Nếu chúng không được ngăn chận kịp thời, quả thật nền văn minh Âu Mỹ đúng là đang bị đe doạ.
 
Không phải ngẫu nhiên mà Cục trưởng Cục Hoạch định Chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ Kiron Skinner từng phát biểu trong một diễn đàn an ninh mới đẩy rằng, cuộc cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc hiện nay là “cuộc chiến với một nền văn minh thực sự khác biệt và một hệ tư tưởng khác biệt”. Ông Cục trưởng còn gọi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh quyền lực không phải là người da trắng đầu tiên của Hoa Kỳ”.

Ngoại trừ một chi tiết nhỏ ông Cục trưởng bỏ qua. Số là trước đây, chính Nhật Bản cũng từng là một đối thủ cạnh tranh quyền lực với Mỹ mà không phải người da trắng. Nhưng lời cảnh báo của ông quả là đã được đưa ra đúng thời điểm. Tuy là đứng trên đối chân đất sét (trường hợp Hoa Vi), gã khổng lồ Bắc Kinh (hãy nhìn các đội tàu khai thác trai tượng đang tràn xuống Biển Đông) vẫn còn dư quốc lực và đủ mưu mô (hãy cảnh giác với những chú gấu Panda) để gây hại cho Mỹ và các nước, trong đó có Việt Nam.

Lời kêu gọi của Phu Xích ngày nào vẫn còn nguyên giá trị: “Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác!”


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét