khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Hàng trăm vây cá mập trên nóc tòa nhà cơ quan thương mại thuộc đại sứ quán CSVN tại Chile







Các báo Chile đưa tin, trên mái toàn nhà của cơ quan thương mại thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Chile người ta nhìn thấy có hàng trăm tấm vây cá mập phơi trên đó.

Những cư dân xung quanh cảm thấy khó chịu vị mùi tanh tưởi hôi thối bốc ra từ tòa nhà này và họ đã để ý theo dõi và phát hiện ra sự việc. Việc phơi vây cá mập được cho là bắt đầu từ 13/1/2018, ban đầu chỉ có một ít, nhưng số lượng vây cá mập ngày càng tăng thêm, trong đó có cả những nhát cắt còn tươi mới.

Tờ báo cho hay, tòa nhà có địa chỉ tại Eliodoro Yáñez 2897. Sau khi vụ việc bị phanh phui, các nhà báo đã gọi điện thoại cho cơ quan Ngoại Giao Việt Nam để yêu cầu giải thích nhưng không liên lạc được hoặc không nhận được câu trả lời.

Giới chức địa phương và các cơ quan bảo vệ động vật đã vào cuộc. Việc đánh bắt cá mập đã bị cấm ở quốc gia này từ năm 2012 nhưng việc khai thác trộm vẫn xảy ra và Việt Nam, Trung Quốc là kênh tiêu thụ chính sản phẩm này.

Cá mập bị những kẻ săn trộm bắt, kéo lên các con thuyền ở ngoài khơi, rồi dùng cưa máy, cưa vây của chúng sau đó ném con vật trong tình trạng mất hết vây xuống biển. Vì món súp đắt nhất thế giới này mà người ta đã sát hạt cả triệu con cá mập mỗi năm và khiên loài cá này có nguy cơ tiệt chủng.

Cá mập hiện là loài vật được bảo vệ. Các nhà khoa học cho rằng, chúng giúp giữ cân bằng sinh thái biển.

Ngoài cá mập, nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm khác cũng trên đà tuyệt chủng bởi sự sát hại và buôn bán của Việt Nam và Trung Quốc. Hai quốc gia này trong những năm gần đây đã ‘tấn công’ mạnh mã vào các quốc gia châu Phi, sát hại và buôn bán các sản phẩm từ tê giác, hổ báo, voi và nhiều loại động vật khác.

Nhiều đường dây buôn lậu đã bị phá vỡ, hàng tấn ngà voi đã bị bắt giữ và ‘tiêu hủy’ (theo xác nhận của Việt Nam).

Trong năm 2008 vụ việc quan chức ngoại giao Việt Nam buôn sừng tê giác từng gây ầm ĩ báo chí trong nước và quốc tế khi các nhà báo Nam Phi rình và chụp được một số giao dịch diễn ra ngay cổng đại sứ quán Việt Nam tại quốc gia này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét