Nhà văn Bình Nguyên Lộc, một trong những nhà văn mở đường cho nền văn học miệt vườn với gần ngàn chuyên ngắn đủ loại. Chưa kể một số truyện dài như Đò Dọc, Nhốt gió và nhiều chuyện chưa được in. Ông còn viết biên khảo. Đặc biệt cuốn Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (Cuốn sách cả ngàn trang đến khi miền Nam mất, nó vẫn ở dạng bảo thảo để đóng bụi chưa được in).
Nói chung, ông có xu hướng tìm về nguồn, một gốc gác gia đình 10 đời sông ở Tân Uyên Biên Hòa. Tôi biết đến ông gián tiếp qua người con trai là bác sĩ Tô Dương Hiệp, giám đốc Dưỡng Trí Viện ở Biên Hòa, có vợ dạy trường Ngô Quyền. Ông Hiệp chẳng may mắc bệnh ung thư máu và qua đời.
Bệnh viện này cũng là nơi Bình Nguyên Lộc ra vào vài lần để chữa trị chứng tâm thần. Hẳn là cái chết của người con cả ảnh hưởng không ít đến cuộc sồng sau này của nhà văn Bình Nguyên Lộc.
Thời trước 1975, ông chỉ là một công chức bình thường, sau ra làm báo. Rồi viết truyện ngắn, truyện dài. Sức viết của ông có thể làm người đọc nghĩ đến tác giả Lê Văn Trương.
Theo sự mô tả lại của nhà văn Mai Thảo, một người ban tâm giao của ông, thì Bình Nguyên Lôjc vóc dáng người tao nhã, gầy guộc, bình dân, với mái tóc rẽ ngôi giữa.
Trước 1975, ông được mời làm giám khảo Giải thưởng văn chương toàn quốc trong 4 kỳ và ông luôn luôn tìm cách chối từ, lấy cớ bệnh tật, do chứng áp huyết cao, không thể leo nổi những bậc thềm cao của Dinh Độc Lập.
Sau 1975, cũng theo lời nhà văn Mai Thảo, một lần được mời tới dự Đại Hội văn nghệ thống nhất lần thứ nhất ở Bộ Thông tin cũ, đường Phan Đình Phùng:
“Vũ Hạnh Thanh Nghị bá cáo kể công, Sơn Nam đóng trò nhiệt tình khóc lóc, riêng Bình Nguyên Lộc ngồi im lặng từ đầu đến cuối, không chịu phát biểu một lời nào.”
(Mai Thảo: Nhân Cách Bình Nguyên Lộc, Diễn Đàn Thế kỷ)
Cũng theo lời Mai Thảo, thoạt đầu là đám Văn Nghệ nằm vùng như Sơn Nam, Vũ Hạnh đến gặp ông. Rồi tới đám văn nghệ của Mặt trận giải phón như Trần Bạch Đằng, Giang Nam, Anh Đức. Cuối cùng những công thần của chế độ Hà Nội vào như Nguyễn Công Hoan, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận…xin gặp nhà văn ở Khu Cô Giang, Cô Bắc. Ông đều từ tốn tiếp hết, chững chạc vậy thôi…
Hai người, một trí thức miền Nam như luật sư Nguyễn Văn Huyền, một con người mà ngoài tư cách đạo đức, cón có tư cách chính trị hơn người. Người thứ hai, Bình Nguyên Lộc cũng tiêu biểu cho sĩ khí miền Nam so với bao nhiêu người khác chạy theo bả vinh lợi trước kẻ chiến thắng.
Cái nhân cách chính trị của một người nằm ở chỗ đó. “Đói không chịu ăn thóc nhà Chu” là vậy. Giữ cái tiết tháo mà không dễ mấy ai làm được!
Bên cạnh những thành phần phản chiến vừa nêu trên. Có những người đã tich cực hoạt động dưới chỉ đạo của các cán bộ cộng sản như Trần Bạch Đằng.
Sau 1975, những người này chính thức nằm trong danh sách những cựu thành viên của lực lượng thứ ba.
Tên một số người sau đây người do Alain Ruscio, tác giả cuốn Vivre au Việt Nam liệt kê trong Phụ đính, số 4:
“Cao Thị Quế Hương, Chân Tin, Hồ Ngọc Nhuận, Huỳnh Công Minh, Huỳnh Liên, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Giáp. Lê Văn Nuôi. Lê Văn Thới, Lý Chánh Trung. Lý Quý Chung. Ngô Bá Thành. Ngô Công Đức, Nguyễn Duy Thông, Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Long, Phạm Biểu Tâm, Phan Khắc Từ, Thích Minh Châu, Tôn Thất Dương Kỵ, Trần Ngọc Liễng, Trần Thúc Linh, Triệu Quốc Mạnh, Trịnh Đình Thảo, Trương Bá Cần, Võ Đình Cường, Võ Thị Bạch Tuyết, Vương Đình Bích.”
(Alain Ruscio, Vivre au Viet Nam, 1981, Éditions Sociales, Paris, Phụ chú 4, trg 224-228)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét