khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Sắc lệnh đặt Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập xã Định Hải bao trọn Quần đảo Hoàng Sa của Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 13/7/1961.











Quá trình ra đời Sắc lệnh:


Hồ sơ tại Văn phòng Tổng thống Diệm có lưu Công văn mật số 1403-VP/PC/M ngày 22-10-1951 của Trung phần Thủ hiến phủ gửi Thủ tướng Chính phủ quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn, đề nghị sáp nhập đảo Hoàng Sa vào thị xã Đà Nẵng có đoạn: “Từ ngày 28-11-1950, sau mấy năm biến chuyển của tình thế, Thiểm Phủ đã cho phái một trung đội V.B.Đ (Việt binh đoàn, gồm có 35 người) đến đóng tại đó, nhưng chưa thiết lập những cơ quan hành chánh như xưa.

Trong khi chờ đợi, và để chứng tỏ với dư luận quốc tế chủ quyền của quốc gia Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa, Thiểm Phủ thiết tưởng cần phải tạm tháp nhập ngay hai đảo ấy (trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên) vào thị xã Đà Nẵng. Giải pháp ấy sẽ thuận tiện về phương diện liên lạc và tiếp tế đối với trung đội V.B.Đ hiện đóng tại đó. Vậy xin khẩn trình lên quý Thủ tướng thẩm duyệt dạng bản sắc lệnh đính hậu về việc tháp nhập nói trên”.

Từ gợi ý trên và do yêu cầu xác lập cương vực, lãnh thổ, chủ quyền của Nam Việt Nam lúc bấy giờ, Ngô Đình Diệm chỉ đạo cho Văn phòng Phủ Tổng thống và các tỉnh từng cai quản Hoàng Sa trong lịch sử như Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi… có các báo cáo cụ thể và đề xuất để Chính phủ tiến hành thành lập đơn vị hành chính cho Hoàng Sa.

Thừa lệnh của ông Diệm, Văn phòng Phủ Tổng thống đã có công văn hỏi ý kiến về việc: nên sáp nhập Hoàng Sa vào Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng hay vẫn để trực thuộc Thừa Thiên để gửi đi các tỉnh liên hệ. Liền sau đó, tất cả các tòa đô chánh của những địa phương trên đều thống nhất nên đặt Hoàng Sa thuộc vào Quảng Nam hoặc Đà Nẵng, nhất là Đà Nẵng, bởi tại đây có cơ sở hải quân đủ mạnh để tiếp tế, tuần tra và bảo vệ quần đảo này. Một công điện khẩn của Tòa hành chánh Thừa Thiên ngày 22-8-1960, gửi ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ ở Sài Gòn cho biết: “Kính phúc Thông tư dẫn thượng, tỉnh tôi xin trân trọng trình quý Bộ rõ: sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng trên các bản đồ, cũng như được Bộ Tư lệnh Quân khu 2 và Hải khu Đà Nẵng cho biết, thì thuộc hải phận Thừa Thiên không có một hải đảo nào cả.

Riêng về Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) mà trước đây, quý Bộ đã tư hỏi Tòa Đại biểu Chính phủ tại Trung nguyên Trung phần, theo Thông tư số 3.210-BNV.NC/8M ngày 17-5-1960; thì tỉnh tôi đã phúc trình Tòa Đại biểu theo công văn số 1.794-TT/HC/TQ/3/M ngày 2-6-1960 (bản sao đính hậu) và vì những lý do đặc biệt về hoàn cảnh địa lý giao thông, tỉnh tôi đã đề nghị Tòa Đại biểu trình thượng cấp xét giao quần đảo này thuộc: - Hoặc Quảng Ngãi để cùng với đảo Lý Sơn lập thành một quận hành chánh. - Hoặc Quảng Nam hay Đà Nẵng để dùng Hải cảng Đà Nẵng mà liên lạc thời thuận tiện hơn; vì sự liên lạc hiện nay đều do Hải quân Việt Nam có một căn cứ tại Đà Nẵng đảm nhiệm”.
  



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét