khktmd 2015
Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017
Tuần lễ Mỹ đánh mất Biển Đông- Tác giả Bill Hayton
Lịch sử Việt Nam đầy những câu chuyện hào hùng chống cự bá quyền Trung Quốc. Nhưng trong tháng này Hà Nội chịu thua Bắc Kinh, đành chịu nhục trong trận đấu giành quyền kiểm soát Biển Đông. Hà Nội mong tìm sự hậu thuẫn ngầm của Washington để đẩy lùi mối đe dọa của Bắc Kinh. Cùng lúc đó chính quyền ông Trump cho thấy là hoặc họ không hiểu, hoặc không quan tâm đủ đến lợi ích của các quốc gia bạn và đối tác tương lai tại Đông Nam Á để bảo vệ cho họ. Các chính quyền Đông Nam Á sẽ kết luận là Hoa Kỳ không hỗ trợ họ. Trong lúc Washington bận tâm với chuyện gián điệp Nga, bảo hiểm y tế, thì một trong những vùng tối quan trọng trên thế giới lọt dần vào tay Bắc Kinh.
Vùng Biển Đông vốn đầy căng thẳng. Trong những năm gần đây, Trung Quốc và các quốc gia láng giềng đã từng hăm he, dụ dỗ, thưa kiện để giành quyền kiểm soát tài nguyên. Vào tháng Sáu, Việt Nam có một động thái táo bạo. Sau hai năm rưỡi trì hoãn, Việt Nam cho phép Talisman Vietnam (một chi nhánh của công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol), khai thác khí đốt ở biên giới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) tại Biển Đông.
Theo diễn giải thường tình của Công Ước về Luật Biển (UNCLOS) thì Việt Nam có quyền làm vậy. Còn theo diễn giải quái gở của Trung Quốc thì không phải vậy. Trung Quốc chưa bao giờ tuyên nhận chủ quyền của vùng đó. Vào ngày 25 tháng Bảy, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng kêu gọi các bên liên hệ hãy đơn phương ngưng ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền – mà chẳng nói rõ là cái gì. Vì thế mà thiên hạ có hai diễn giải khác nhau.
Có thể Trung Quốc viện dẫn “quyền lịch sử” là vùng này trước nay luôn thuộc về chủ quyền Trung Quốc. Hoặc có thể vì quần đảo Trường Sa cũng có vùng đặc quyền kinh tế riêng. Tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague ra phán quyết là những tuyên nhận này không phù hợp với luật của UNCLOS. Trung quốc thì phủ nhận cả tòa án và phán quyết của tòa.
Vào giữa tháng Sáu, Talisman Vietnam chuẩn bị khoan một giếng dầu khí ở lô 136-03 nơi mà người ta nghĩ là có một mỏ khí đốt trị giá cả tỉ đô la, chỉ cách hoạt động khai thác của Repsol 50 dặm. Chính quyền Việt Nam biết là có nguy cơ Trung Quốc sẽ can thiệp cho nên gửi tàu cảnh sát biển và những tàu dân sự khác để bảo vệ tàu giàn khoan.
Thoạt đầu Trung Quốc can thiệp khá ngoại giao. Thượng tướng Lục quân Trung Quốc Phạm Trường Long thăm Hà Nội vào ngày 18 tháng Sáu và yêu cầu chấm dứt việc khoan dầu khí. Khi Việt Nam từ chối, ông ta hủy bỏ buổi họp về an ninh biên giới và trở về Trung Quốc.
Theo nguồn tin từ Hà Nội thì ít lâu sau, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh được mời đến Bộ ngoại giao Trung Quốc và được bảo là nếu Việt Nam không ngừng khoan dầu khí trong vùng và không hứa làm vậy nữa thì Trung Quốc sẽ có biện pháp quân sự đối với các căn cứ của Việt Nam tại Biển Đông.
Đây là một lời hăm dọa khá mạnh mẽ, nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Khi tôi nghiên cứu về Biển Đông để viết sách thì được một cựu viên chức cao cấp của BP cho biết là Trung Quốc từng hăm dọa như thế khi BP hoạt động thăm dò ngoài khơi Việt Nam đầu năm 2007. Fu Ying, lúc đó là đại sứ Trung Quốc tại London, bảo giám đốc BP là sẽ không bảo đảm tính mệnh của nhân viên BP nếu công ty này không ngưng các hoạt động tại Biển Đông. BP lập tức đồng ý và rút lui khỏi các hoạt động thăm do dầu khi ở Việt Nam vài tháng sau đó. Khi được hỏi, Fu Ying trả lời, “Tôi làm những điều tôi làm vì tôi tôn trọng BP và không muốn họ gặp vấn đề.”
Việt Nam có 28 tiền đồn ở Trường Sa. Một số trên các hòn đảo thiên nhiên, nhưng nhiều nơi chỉ là một căn gác trên các đảo san hô hẻo lánh. Những nơi này không thể phòng thủ đối với một cuộc tấn công nghiêm trọng. Trung Quốc đã từng tấn công đảo Hoàng Sa năm 1974 (thuộc miền Nam Việt Nam) và đảo Gạc Ma năm 1988. Cả hai biến cố này đã gây thiệt mạng cho nhiều binh sĩ Việt Nam và Trung Quốc có thêm được lãnh thổ. Có tin đồn về sự cố bắn nhau gần những nơi này hồi tháng Sáu. Nếu là tin thật, thì đây là một cảnh cáo nghiêm trọng của Bắc Kinh đối với Hà Nội.
Trong khi đó, tàu khoan Deepsea Metro I tìm thấy mỏ khí đốt với một ít dầu. Công ty Repsol nghĩ là có thể có nhiều hơn và tiếp tục khoan. Họ hy vọng sẽ khoán giếng dầu sâu vào cuối tháng Bảy.
Có thể Trung Quốc viện dẫn “quyền lịch sử” là vùng này trước nay luôn thuộc về chủ quyền Trung Quốc. Hoặc có thể vì quần đảo Trường Sa cũng có vùng đặc quyền kinh tế riêng. Tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague ra phán quyết là những tuyên nhận này không phù hợp với luật của UNCLOS. Trung quốc thì phủ nhận cả tòa án và phán quyết của tòa.
Vào giữa tháng Sáu, Talisman Vietnam chuẩn bị khoan một giếng dầu khí ở lô 136-03 nơi mà người ta nghĩ là có một mỏ khí đốt trị giá cả tỉ đô la, chỉ cách hoạt động khai thác của Repsol 50 dặm. Chính quyền Việt Nam biết là có nguy cơ Trung Quốc sẽ can thiệp cho nên gửi tàu cảnh sát biển và những tàu dân sự khác để bảo vệ tàu giàn khoan.
Thoạt đầu Trung Quốc can thiệp khá ngoại giao. Thượng tướng Lục quân Trung Quốc Phạm Trường Long thăm Hà Nội vào ngày 18 tháng Sáu và yêu cầu chấm dứt việc khoan dầu khí. Khi Việt Nam từ chối, ông ta hủy bỏ buổi họp về an ninh biên giới và trở về Trung Quốc.
Theo nguồn tin từ Hà Nội thì ít lâu sau, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh được mời đến Bộ ngoại giao Trung Quốc và được bảo là nếu Việt Nam không ngừng khoan dầu khí trong vùng và không hứa làm vậy nữa thì Trung Quốc sẽ có biện pháp quân sự đối với các căn cứ của Việt Nam tại Biển Đông.
Đây là một lời hăm dọa khá mạnh mẽ, nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Khi tôi nghiên cứu về Biển Đông để viết sách thì được một cựu viên chức cao cấp của BP cho biết là Trung Quốc từng hăm dọa như thế khi BP hoạt động thăm dò ngoài khơi Việt Nam đầu năm 2007. Fu Ying, lúc đó là đại sứ Trung Quốc tại London, bảo giám đốc BP là sẽ không bảo đảm tính mệnh của nhân viên BP nếu công ty này không ngưng các hoạt động tại Biển Đông. BP lập tức đồng ý và rút lui khỏi các hoạt động thăm do dầu khi ở Việt Nam vài tháng sau đó. Khi được hỏi, Fu Ying trả lời, “Tôi làm những điều tôi làm vì tôi tôn trọng BP và không muốn họ gặp vấn đề.”
Việt Nam có 28 tiền đồn ở Trường Sa. Một số trên các hòn đảo thiên nhiên, nhưng nhiều nơi chỉ là một căn gác trên các đảo san hô hẻo lánh. Những nơi này không thể phòng thủ đối với một cuộc tấn công nghiêm trọng. Trung Quốc đã từng tấn công đảo Hoàng Sa năm 1974 (thuộc miền Nam Việt Nam) và đảo Gạc Ma năm 1988. Cả hai biến cố này đã gây thiệt mạng cho nhiều binh sĩ Việt Nam và Trung Quốc có thêm được lãnh thổ. Có tin đồn về sự cố bắn nhau gần những nơi này hồi tháng Sáu. Nếu là tin thật, thì đây là một cảnh cáo nghiêm trọng của Bắc Kinh đối với Hà Nội.
Trong khi đó, tàu khoan Deepsea Metro I tìm thấy mỏ khí đốt với một ít dầu. Công ty Repsol nghĩ là có thể có nhiều hơn và tiếp tục khoan. Họ hy vọng sẽ khoán giếng dầu sâu vào cuối tháng Bảy.
Repsol hiện thời lấp lỗ khoan với xi-măng và tháo chạy bỏ cuộc đầu tư hơn 300 triệu. Tin tức trong vùng cho biết là tàu đo đạc địa chấn HYSY760 đang trên đường tới vùng này để điều nghiên. Luật UNCLOS bị hất ngã, và trật tự pháp lý bị giảm bớt. Đây không phải là điều không tránh được hay việc đã rồi. Nếu Hà Nội nghĩ rằng Washington sẽ hậu thuẫn, thì Trung Quốc có thể phải dè chừng – và uy tín của Hoa Kỳ trong vùng sẽ tăng lên. Thay vào đó, Trump đã để cho vùng này trôi dạt vào hướng Bắc Kinh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét