Kết thúc chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Hoa Kỳ đã đón tiếp mình 'chân tình' và nói những ngày vừa qua ở Hoa Kỳ 'rất có ý nghĩa' đối với Việt Nam
Có thể nói là Hà Nội đã rất tích cực để có được chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ, và nay khi ông qua đến Mỹ thì hàng loạt các bài báo trong nước đều đánh giá cao tầm quan trọng của chuyến đi này.
"Tôi đánh giá cao các bước triển khai chính sách của chính quyền Hoa Kỳ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hơn 20 năm qua quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có bước tiến dài, từ cựu thù thành bạn và nay đã là đối tác toàn diện," ông Phúc nói bằng tiếng Việt trong cuộc gặp.
Thủ tướng Việt Nam cũng nhắc tới những cam kết về an ninh, kinh tế nhưng không thấy nhắc tới vấn đề nhân quyền mà nhấn mạnh việc hai bên hợp tác trên cơ sở tôn trọng lựa chọn chính trị riêng của mình.
Hôm 31/5 hàng trăm người Việt tham gia biểu tình phản đối chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam tại Washington.
“Chúng tôi biểu tình để phản đối sự có mặt của ông Nguyễn Xuân Phúc; tố cáo chính quyền Việt Nam liên tục chà đạp nhân quyền, tự do tôn giáo, đàn áp, tù đày và giết hại đồng bào vô tội,” ông Đinh Hùng Cường, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam Washington DC, Maryland và Virginia, nói với VOA.
Tờ New York Times hôm 31/5 cho biết ông Trump không đề cập đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam khi hội đàm với ông Phúc, gồm việc Hà Nội giam giữ các blogger bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động tôn giáo, và tình trạng này khiến Quốc hội Mỹ đặt vấn đề.
Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Sean Spicer, nói với phóng viên rằng Tổng thống muốn chia sẻ vấn đề này một cách riêng tư.
Các dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ gửi thư tới lãnh đạo Mỹ-Việt, bày tỏ quan ngại về tình trạng nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam.
Trong thư đề ngày 30/5, sáu dân biểu gồm Chris Smith, Ed Royce, Alan Lowenthal, Barbara Comstock, Tom Garrett, và Ileana Ros-Lehtinen kêu gọi Tổng thống Trump lên tiếng với Thủ tướng Việt Nam về những vi phạm nhân quyền của Hà Nội điển hình qua các trường hợp bắt bớ, giam cầm Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và Mục sư Nguyễn Công Chính.
Có người bình luận trên Facebook rằng "quá hời khi Việt Nam chỉ tốn 15 tỷ đôla để mua nhân quyền, trong khi Ảrập Saudi mới đây phải trả hơn 400 tỷ đôla".
Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Sean Spicer, nói với phóng viên rằng Tổng thống muốn chia sẻ vấn đề này một cách riêng tư.
Các dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ gửi thư tới lãnh đạo Mỹ-Việt, bày tỏ quan ngại về tình trạng nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam.
Trong thư đề ngày 30/5, sáu dân biểu gồm Chris Smith, Ed Royce, Alan Lowenthal, Barbara Comstock, Tom Garrett, và Ileana Ros-Lehtinen kêu gọi Tổng thống Trump lên tiếng với Thủ tướng Việt Nam về những vi phạm nhân quyền của Hà Nội điển hình qua các trường hợp bắt bớ, giam cầm Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và Mục sư Nguyễn Công Chính.
Có người bình luận trên Facebook rằng "quá hời khi Việt Nam chỉ tốn 15 tỷ đôla để mua nhân quyền, trong khi Ảrập Saudi mới đây phải trả hơn 400 tỷ đôla".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét